Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 49 (Có ma trận và đáp án)

docx 5 trang thungat 2160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 49 (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_9_tiet_49_co_ma_tran_va_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 49 (Có ma trận và đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 9 - TIẾT 49 I. MA TRẬN Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Năng lực nhận biết Năng lực hiểu tóm tắt tác giả, tác phẩm cốt truyện và nêu Chuyện người thành công nghệ thuật con gái Nam nổi bật của truyện Xương Số câu 2 2 4 Số điểm 0,5 2.5 3 Tỉ lệ % 5% 25% 30% Kiều ở lầu Năng lực viết đoạn ngưng bích văn cảm thụ văn học Số câu 1 1 Số điểm 7 7 Tỉ lệ % 70% 70% Tổng 2 2 2 6 0,5 2,5 7,0 10 5% 2, 5 % 70% 100 % A. ĐỀ BÀI. Phần I: Đọc - hiểu ( 3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “ Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa.” (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam)
  2. Câu 1(0,25đ): Xuất xứ của đoạn trích trên? Câu 2 (0,25đ): Văn bản chứa thuộc thể loại gì? Câu 3 (1,0đ): Tóm tắt cốt truyện văn bản chứa đoạn trích trên. Câu 4(1,5đ): Nêu thành công nổi bật của văn bản chứa đoạn trích trên? Phần II: Làm văn ( 7 điểm) Câu 1: Chép những câu thơ nói lên nỗi buồn của Thúy Kiều trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Câu 2: Viết đoạn văn (10-15 câu) phân tích 8 câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM Phần I: Đọc-hiểu (3 điểm) Câu Đáp án Điểm số - Trích trong văn bản “Chuyện người con gái Nam 0,25 điểm Câu 1: Xương” của Nguyễn Dữ Câu 2: - Thể loại: truyện truyền kì 0,25 điểm - HS tóm tắt ngắn gọn, đúng cốt truyện, trung thành 1,0 điểm Câu 3: với văn bản gôc - Thành công nghệ thuật: + Xây dựng cốt truyện có phạm vi khái quát được hiện 0,5 điểm thực xã hội và đời sống(chuyện Trương Sinh đi lính, cảnh ngộ neo đơn của người phụ nữ trong thời loạn lạc, cuộc hôn nhân sắp đặt, thói gia trưởng của người đàn ông phong kiến, ); tạo được tình huống đơn giản Câu 4: mà đặc sắc làm nổi bật được tính chất éo le, bi kịch trong cuộc đời người phụ nữ thời xưa; làm rõ được cái trớ trêu với hạnh phúc của con người. + Miêu tả tính cách nhân vật một cách sắc sảo, già dặn. 0,5 điểm Nhân vật Vũ Nương hiện lên rõ nét cả về đức tính và thân phận. Việc nàng trỏ cái bóng nói là chồng để dỗ con, cái chết của nàng và việc nàng hiện về trên sông tuy không nhiều chi tiết nhưng đủ gây ấn tượng
  3. về một Vũ Nương chung thủy, tiết liệt nhưng vị tha, Nhân vật Trương Sinh cũng được khắc họa khá điển hình với tính cách ghen tuông và gia trưởng đến mức hồ đồ. + Nhà văn đã trộn lẫn thực và ảo trong khi dựng truyện 0,5 điểm một cách nhuần nhuyễn Phần II: Làm văn ( 7 điểm) Câu 1: 2 điểm. - HS chép đúng những câu thơ nói lên nỗi buồn của Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”: Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt dềnh, Ầm ần tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Câu 2: 5 điểm. Phần Nội dung Điểm số Hình thức - Trình bày sạch sẽ, khoa học - Không mắc trên 3 lỗi chính tả. 0, 5 - Đúng hình thức đoạn văn với dung lượng 10-15 câu Nội dung - Tám câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du) là bức tranh tâm trạng đau buồn, lo âu, sợ hãi của Thúy Kiều: 4,5 “Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
  4. Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”. - Điệp ngữ “buồn trông” được lặp lại bốn lần tạo âm hưởng trầm buồn cho các câu thơ, diễn tả nỗi đang dâng lên lớp lớp trong lòng Kiều. Nỗi buồn ấy cứ trào dâng và lan tỏa vào thiên nhiên, thấm đẫm vào cảnh vật. Nhìn cánh buồm thấp thoáng nơi “cửa bề chiều hôm”, Kiều cảm thấy bơ vơ, cô lẻ giữa biển đời mênh mông, nàng khao khát được trở về quê hương, được gặp gỡ và sum họp với gia đình. Nhìn cánh hoa trôi man mác trên “ngọn nước mới sa”, Kiều nghĩ đến thân phận mong manh, trôi dạt của mình trước sóng gió cuộc đời. Không biết cuộc đời sẽ trôi nổi đến đâu, tương lai rồi sẽ thế nào, hay lại tan tác, bị dập vùi như cánh hoa kia, đang lênh đênh trên dòng đời vô định? Hình ảnh “nội cỏ rầu rầu” héo úa với màu xanh nhạt nhòa, trải rộng nơi chân mây mặt đất là hình ảnh của thiên nhiên úa tàn, buồn bã. Nó gợi ở Kiều nỗi chán chường, vô vọng vì cuộc sống tẻ nhạt, cô quạnh này không biết bao giờ mới kết thúc. Tiếng sóng vỗ cùng những đợt “gió cuốn mặt duềnh” khiến Kiều vô cùng sợ hãi. Nàng dự cảm về cuộc sống bấp bênh với bao nhiêu tai ương đang bủa vây nàng. Nghệ thuật ẩn dụ, hệ thống câu hỏi tu từ, các từ láy “thấp thoáng”,”xa xa”,”man mác” góp phần làm nổi bật nỗi buồn nhiều bề trong tâm trạng của Kiều. - Tác giả đã lấy ngoại cảnh để bộc lộ tâm cảnh: cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi lòng từ man mác, mông lung đến lo âu, sợ hãi. Chỉ với tám câu thơ, đã thể hiện được cái tâm, cái tài của Nguyễn Du. * Chú ý: Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng. Khi chấm bài giám khảo cần linh hoạt vận dụng biểu điểm trên cơ sở nắm chắc hướng dẫn chấm và xem xét kỹ bài làm của học sinh. Tuyệt đối tránh việc quá máy móc hoặc quá đại khái trong khi chấm bài làm ảnh hưởng đến kết quả bài làm của học sinh.