Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy

doc 2 trang thungat 3500
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ky_ii_nam_hoc_2019_2020_t.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy

  1. TRƯỜNG THCS VĂN THỦY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2019 – 2020 Họ và tên: Môn: SINH HỌC 9 SBD: Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Hãy chọn chữ cái trước đáp án đúng và điền vào bảng: Câu 1: Hiện tượng dưới đây xuất hiện do giao phối gần là: A. Con ở đời F1 luôn có đặc điểm tốt B. Xuất hiện quái thai, dị tật ở con C. Con luôn có nguồn gen tốt của bố mẹ D. Con thường sinh trưởng tốt hơn bố mẹ Câu 2: Biểu hiện nào sau đây không phải của thoái hóa giống: A. Cá thể có sức sống kém dần B. Sinh trưởng kém, phát triển chậm C. Nhiều bệnh tật xuất hiện D. Khả năng chống chịu tốt với các điều kiện môi trường Câu 3: Mối quan hệ mà trong đó 1 loài có lợi, 1 loài không có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ A. Cộng sinh B. Hội sinh C. Cạnh tranh D. Ký sinh Câu 4: Yếu tố ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái: A. Vô sinh B. Hữu sinh C. Vô cơ D. Hữu cơ Câu 5: Yếu tố nào xãy ra sau đây dẫn đến các cá thể cùng loài phải tách nhóm? A. Nguồn thức ăn trong môi trường dồi dào B. Chổ ở đầy đủ, thừa thải cho các cá thể C. Số lượng cá thể trong bầy tăng quá cao D. Vào mùa sinh sản con đực phải đi tìm con cái Câu 6: Các sinh vật cùng loài thường có quan hệ: A. Hỗ trợ và ăn thịt lẫn nhau B. Cạnh tranh và đối địch lẫn nhau. C. Đối địch và hỗ trợ lẫn nhau. D. Hỗ trợ và có thể cạnh tranh lẫn nhau. Câu 7: Gió và năng lượng nhiệt trong lòng đất được xếp vào nguồn tài nguyên nào sau đây? A. Tài nguyên tái sinh B. Tài nguyên không tái sinh C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu D. Tài nguyên thiên nhiên Câu 8: Một trong nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước? A. Nước thải không được xử lí B. Khí thải của các phương tiện giao thông C. Tiếng ồn của các loại động cơ D. Động đất Câu 9: Tập hợp sinh vật nào dưới đây KHÔNG phải là quần thể? A. Các con sói trong một khu rừng. B. Các con lợn nuôi trong một trại chăn nuôi. C. Các con ong mật trong một vườn hoa. D. Các cây thông mọc tự nhiên trong một đồi thông. Câu 10: Lá của cây ưa bóng có đặc điểm gì? A. Lá bản hẹp, nằm ngang B. Phiến lá hẹp, màu xanh nhạt. C. Lá bản rộng, xếp xiên. D. Phiến lá rộng, màu xanh đậm Câu 11: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta đã trồng xen các cây theo trình tự nào? A. Trồng đồng thời nhiều loại cây. B. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau. C. Không thể trồng cùng hai loại cây này. D. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau. Câu 12: P có 100% kiểu gen Aa, trải qua 3 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen dị hợp ở F3 là A. 87,5 %. B. 43,75%. C. 25%. D. 12,5%. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm). Câu 13 (1,0 điểm). Thế nào môi trường sống của sinh vật? Kể tên các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật? Câu 14 (3,0 điểm). Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường? Tác hại của ô nhiễm môi trường? Câu 15 (2,5 điểm). a. Cho các sinh vật sau: cây xanh, thỏ, sâu, chim, dê, sói, rắn, vi sinh vật. Hãy lập thành một lưới thức ăn? b. Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên? Câu 16 (0,5 điểm). Việc trồng cây gây rừng có ý nghĩa gì đối với việc cải tạo hệ sinh thái rừng? Hết
  2. TRƯỜNG THCS VĂN THỦY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2019 – 2020 Họ và tên: Môn: SINH HỌC 8 SBD: Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Hãy chọn chữ cái trước đáp án đúng và điền vào bảng: Câu 1: Yếu tố ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái: A. Vô sinh B. Hữu sinh C. Vô cơ D. Hữu cơ Câu 2: Hiện tượng dưới đây xuất hiện do giao phối gần là: A. Con ở đời F1 luôn có đặc điểm tốt B. Xuất hiện quái thai, dị tật ở con C. Con luôn có nguồn gen tốt của bố mẹ D. Con thường sinh trưởng tốt hơn bố mẹ. Câu 3: Biểu hiện nào sau đây không phải của thoái hóa giống: A. Cá thể có sức sống kém dần B. Sinh trưởng kém, phát triển chậm C. Nhiều bệnh tật xuất hiện D. Khả năng chống chịu tốt với các điều kiện môi trường Câu 4: Mối quan hệ mà trong đó 1 loài có lợi, 1 loài không có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ A. Cộng sinh B. Ký sinh C. Cạnh tranh D. Hội sinh Câu 5: Một trong nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước? A. Nước thải không được xử lí B. Khí thải của các phương tiện giao thông C. Tiếng ồn của các loại động cơ D. Động đất Câu 6: Yếu tố nào xãy ra sau đây dẫn đến các cá thể cùng loài phải tách nhóm? A. Nguồn thức ăn trong môi trường dồi dào B. Chổ ở đầy đủ, thừa thải cho các cá thể C. Số lượng cá thể trong bầy tăng quá cao D. Vào mùa sinh sản con đực phải đi tìm con cái. Câu 7: Các sinh vật cùng loài thường có quan hệ: A. Hỗ trợ và ăn thịt lẫn nhau B. Cạnh tranh và hỗ trợ lẫn nhau. C. Hỗ trợ và cộng sinh lẫn nhau. D. Đối địch và hỗ trợ lẫn nhau. Câu 8: Gió và năng lượng nhiệt trong lòng đất được xếp vào nguồn tài nguyên nào sau đây? A. Tài nguyên tái sinh B. Tài nguyên không tái sinh C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu D. Tài nguyên thiên nhiên Câu 09: Lá của cây ưa bóng có đặc điểm gì? A. Lá bản hẹp, nằm ngang B. Phiến lá hẹp, màu xanh nhạt. C. Lá bản rộng, xếp xiên. D. Phiến lá rộng, màu xanh đậm Câu 10: Tập hợp sinh vật nào dưới đây KHÔNG phải là quần thể? A. Các con sói trong một khu rừng. B. Các con lợn nuôi trong một trại chăn nuôi C. Các con ong mật trong một vườn hoa. D. Các cây thông mọc tự nhiên trong một đồi thông. Câu 11: P có 100% kiểu gen Aa, trải qua 3 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen dị hợp ở F3 là A. 87,5 %. B. 43,75%. C. 25%. D. 12,5%. Câu 12: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta đã trồng xen các cây theo trình tự nào? A. Trồng đồng thời nhiều loại cây. B. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau. C. Không thể trồng cùng hai loại cây này. D. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm). Câu 13 (1,0đ). Thế nào là hệ sinh thái? Một hệ sinh thái gồm những thành phần nào? Câu 14 (3,0đ). Trình bày các biện pháp để cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên. Câu 15 ( 2,5đ). a. Cho các sinh vật sau: Thỏ, sâu, chim, rau cải, dê, sói, rắn, vi sinh vật. Em hãy lập 4 chuỗi thức? b. Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên? Câu 16 (0,5 đ). Việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc có ý nghĩa gì? Hết