Đề ôn kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Đề số 17
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Đề số 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_on_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2016_2017.docx
Nội dung text: Đề ôn kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Đề số 17
- ĐỀ SỐ 17 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2016-2017 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I - TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm) Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Ai là tác giả của văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ” ? A. Chu Quang Tiềm C. Nguyễn Khoa Điềm B. Nguyễn Đình Thi D. Vũ Khoan Đáp án : B Câu 2. Văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” thuộc kiểu văn bản nào ? A. Văn bản tự sự B. Văn bản nghị luận xã hội C. Văn bản nghị luận văn học D. Cả A, B, C đều đúng Đáp án : B Câu 3. Tại sao con người lại cần đến tiếng nói của văn nghệ ? A. Vì văn nghệ là món ăn tinh thần giúp người ta sống đầy đủ, phong phú, gần gũi, cao đẹp hơn với cuộc đời và với chính mình. B. Vì văn nghệ là một trong những yếu tố quan trọng giúp con người phát triển thể chất, nếu thiếu nó con người không thể sống được. C. Vì văn nghệ là phương tiện giao tiếp duy nhất giữa con người với con người. D. Vì chỉ có văn nghệ mới hun đúc được ý chí, nghị lực và tinh thần kháng chiến của nhân dân. Đáp án : A Câu 4. Vì sao việc đọc sách ngày nay không dễ ? A. Sách thì nhiều nhưng sách hay thì rất ít. B. Sách nhiều khiến người đọc dễ lạc hướng và không chuyên sâu. C. Không dễ tìm sách hay để đọc. D. Sách nhiều nhưng vẫn là một thứ hàng hóa đắt so với điều kiện của nhiều người Đáp án : B Câu 5. Tác giả nêu những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam bằng cách nào ? A. Nêu từng điểm mạnh và đi liền với điểm yếu B. Nêu từng điểm yếu và đi liền với điểm mạnh. C. Nêu hết những điểm mạnh rồi lần lượt đến những điểm yếu. D. Nêu hết những điểm yếu rồi lần lượt đến những điểm mạnh 1
- Đáp án : A Câu 6. Vấn đề cơ bản được đặt ra trong văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” là gì? A. Chuẩn bị hành trang để vào thế kỉ mới B. Cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam. C. Lớp trẻ Việt Nam cần nhận rõ cái mạnh , cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỷ mới. D. Bối cảnh thế giới hiện nay và những nhiệm vụ nặng nề của đất nước. Đáp án : C PHẦN II. TỰ LUẬN( 7 điểm) Cho đoạn văn: “ Bước vào thế kỷ mới, muốn “ sánh vai với các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.” (Trích ngữ văn 9 tập II, NXB Giáo dục) Câu 1.( 1 điểm) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Văn bản chứa đoạn trích trên được viết vào năm nào? Thời điểm lịch sử văn bản ra đời có ý nghĩa đặc biệt gì? * Đáp án Điểm Yêu cầu kiến thức Điểm - Đoạn văn trên trích từ văn bản “Chuẩn bị hành trang 0,5 vào thế kỷ mới” của tác giả Vũ Khoan 1điểm - Năm sáng tác: 2001 0,25 - Ý nghĩa đặc biệt: Thời điểm chuyển tiếp giữa hai thế kỷ, hai thiên nhiên kỷ. 0,25 Câu 2.( 1 điểm) Kể tên những thành phần biệt lập mà em đã được học? Phần in đậm trong đoạn văn trên thuộc thành phần biệt lập nào? Đáp án Điểm Yêu cầu kiến thức Điểm - Những thành phần biệt lập:TP tình thái, TP cảm thán , TP phụ chú, TP gọi đáp. 0,5 1 điểm - Thành phần in đậm trong đoạn văn trên là: Thành 0,5 phần phụ chú. Câu 3(1,5 điểm)Theo em, tại sao lớp trẻ lại được coi là những người chủ thực sự của đất nước? Đáp án Điểm Yêu cầu kiến thức Điểm 2
- Học sinh giải thích được:- Thế kỷ XXI thế kỷ của khoa 0.5 học – công nghệ. 1,5 điểm -Lớp trẻ có nhiều thời gian, điều kiện học tập, rèn 1 luyện và trau dồi kiến thức, cống hiến cho đất nước Câu 4. ( 3,5 điểm) Viết đoạn văn ( khoảng 2/3 trang giấy thi) theo cách lập luận Tổng- Phân- Hợp trình bày suy nghĩ của em về vai trò của việc đọc sách trong đời sống hiện nay. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối và thành phần tình thái (gạch dưới từ phép nối và thành phần tình thái). Đáp án * Hình thức:HS viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 0.5 trang giấy thi theo kiểu Tổng - Phân –Hợp Nội dung: Đoạn văn cần đảm bảo các ý sau: + Giới thiệu vai trò to lớn của sách trong đời sống 0,25 + Giải thích: - Sách là sản phẩm tinh thần kỳ diệu, lớn lao mà con 0,25 người sáng tạo ra để phổ biến và lưu truyền những hiểu biết và kinh nghiệm về mọi lĩnh vực của cuộc sống. - Sách đưa ta vào thế giới phong phú, vô tận của thiên 0,25 nhiên và xã hội. Sách cung cấp cho con người những tri thức cần thiết để tồn tại và phát triển (dẫn chứng) - Sách là phương tiện giao lưu quan trọng giữa các cộng 0,25 đồng dân tộc trên thế giới, giúp con người hiểu biết và sống nhân ái với nhau hơn. - Sách là cầu nối giữa quá khứ , hiện tại và tương lai của 0,25 3,5 điểm từng dân tộc và của cả nhân loại. + Bình luận: - Sách có lợi ích rất to lớn (cần lưu ý loại trừ sách xấu đối với con người và xã hội). Không thể có một cuộc sống tốt đẹp mà không có sách vì sách khích lệ con người, nuôi 0,25 dưỡng những khát vọng cao đẹp. - Đọc sách là một việc làm cần thiết và bổ ích đối với mỗi 0,25 người trong suốt cuộc đời. Cần phải biết lựa chọn sách tốt để đọc nhằm nâng cao tri thức và bồi dưỡng tâm hồn. + Khẳng định vai trò và tác dụng của sách đối với cuộc 0,25 sống con người. - Có sử dụng phép nối và gạch chân 0.5 - Có sử dụng thành phần tình thái và gạch chân. 0.5 * Diễn đạt lưu loát, không sai lỗi chính tả, lỗi câu, dung lượng không quá dài hay quá ngắn 3