Đề ôn kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Đề số 4

doc 2 trang thungat 2710
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Đề số 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2016_2017.doc

Nội dung text: Đề ôn kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Đề số 4

  1. ĐỀ SỐ 4 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2016-2017 Môn: Ngữ văn 9 PHẦN I: Trắc nghiệm (3,0 điểm). Em đã học bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh, hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu của câu trả lời đúng.(mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) Câu 1: Bài thơ được sáng tác năm nào? A. 1975 C. 1977 B. 1976 D. 1980 Đáp án: C Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Năm chữ C. Bảy chữ B. Lục bát D.Tám chữ Đáp án: A Câu 3: Bài thơ trên được viết cùng thể thơ với những tác phẩm nào sau đây? A. Nói với con C. Mùa xuân nho nhỏ B. Viếng lăng Bác D. Ánh trăng Đáp án: C, D Câu 4: Hai câu thơ "Sương chùng chình qua ngõ- Hình như thu đã về" sử dụng phép tu từ nào? A. So sánh C. Hoán dụ B. Nhân hóa D. Điệp ngữ Đáp án: B Câu 5: Từ "chùng chình" trong hai câu thơ trên được hiểu như thế nào? A. Đi rất nhanh C. Cố ý chậm lại B. Đi chậm chạp D. Đi thong thả, ung dung Đáp án: C Câu 6: Trong bài thơ trên, hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ- thu có đặc điểm gì? A. Sôi động, náo nhiệt C. Xôn xao, rộn rã B. Bình lặng, ngưng đọng D. Nhẹ nhàng, giao cảm Đáp án : D PHẦN II: Tự luận (7 điểm). Trong một bài thơ có hai câu: "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" Câu 1: (1,0 điểm) Cho biết tên tác phẩm, tên tác giả có hai câu thơ trên. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Đáp án : - Ý1: HS nêu được tên tác phẩm là “Viếng lăng Bác”; tác giả là Viễn Phương. ( 0,5 điểm)
  2. - Ý 2: Năm 1976, Khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành, tác giả cùng đoàn cán bộ miền Nam ra viếng Bác. Bài thơ được in trong tập “ Như mây mùa xuân” (1978). (0,5 điểm) Câu 2: (1,0 điểm) Bố cục của bài thơ đươc sắp xếp như thế nào? Chỉ ra trình tự bố cục đó. Đáp án : - Bố cục theo trình tự vào lăng viếng Bác. ( 0,5 điểm) - Trình tự: ( 0,5 điểm) + Khổ1và 2: Cảm xúc trước lăng Bác. + Khổ 3: Cảm xúc khi vào lăng viếng Bác. + Khổ 4: Cảm xúc khi rời lăng Bác. Câu 3: (1,5 điểm) Những dấu hiệu nghệ thuật nào được sử dụng ở hai câu thơ trên và cho biết hiệu quả sử dụng của những phép nghệ thuật ấy. Đáp án : - Cấu trúc đối ứng, sóng đôi, biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, từ ngữ gợi cảm . ( 0,5 điểm) - Hiệu quả:(1,0 điểm) + Làm nổi bật vẻ đẹp của hình ảnh thơ: Mặt trời thiên nhiên và Bác (0,5 điểm) + Ca ngợi Bác và thể hiện lòng kính yêu, biết ơn Bác. (0,5 điểm) Câu 4: (3,5 điểm) Bằng một đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu), em hãy phân tích cái hay của hai câu thơ trên, trong đó có dùng thành phần biệt lập phụ chú và phép nối (gạch dưới thành phần biệt lập phụ chú và từ ngữ dùng làm phép nối). Đáp án : Yêu cầu A. Về hình thức: - HS biết viết đoạn văn theo cách quy nạp, khoảng 12 câu, các câu trong đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ.(1,0 điểm) - Trong đoạn văn có sử dụng câu có thành phần phụ chú và từ ngữ làm phép nối (phải gạch chân hoặc chỉ ra cụ thể).(1,0 điểm) B. Về nội dung: Đoạn văn phải đạt các ý cơ bản sau: - Về nghệ thuật: Khai thác hình ảnh ẩn dụ, sóng đôi; nhân hóa, chi tiết đặc tả (rất đỏ); biện pháp điệp ngữ. (0,75 điểm) - Về nội dung: Ca ngợi sự vĩ đại, bất tử của Bác. Tình cảm tôn kính, tự hào, biết ơn đối với Bác. (0,75 điểm)