Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 13

doc 4 trang thungat 3020
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_kiem_tra_hoc_ky_mon_ngu_van_lop_8_de_so_13.doc

Nội dung text: Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 13

  1. ĐỀ SỐ 13 I. TRẮC NGHIỆM: (3,5 điểm) mỗi câu trả lời đúng cho (0,5 điểm) Đọc đoạn thơ sau trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 3 khoanh tròn vào đáp án mỗi câu trả lời đúng nhất. “ Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? A. Nhớ rừng của Thế Lữ B. Nhớ rừng của Tế Hanh C. Quê Hương của Tế Hanh D. Khi con tu hú của Tố Hữu Câu 2 : Ý nghĩa của đoạn thơ đó là gì? A. Nhớ lúc đi săn mồi rất đông vui. B. Nỗi nhớ cảnh bình minh, hoàng hôn của con hổ trong quá khứ và tâm trạng của nó C. Nhớ cảnh rừng đại ngàn đang đi dạo chơi. D. Nhớ chốn thảo hoa không tên không tuổi. Câu 3: Câu thơ “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” sử dụng loại câu nào? Để nêu hành động nói gì? A. Câu thơ sử dụng câu trần thuật. Hành động kể. B. Câu thơ sử dụng câu nghi vấn. Hành động hỏi. C. Câu thơ sử dụng câu cảm than, câu nghi vấn. Hành động nói bộc lộ cảm xúc. D. Câu thơ sử dụng câu khiến. Hành động phủ định. Câu 4: Ý nào dưới đây nói đúng nhất tâm trạng người tù chiến sĩ được thể hiện ở bốn câu thơ cuối trong bài thơ “khi con tu hú”: A. Uất ức, bồn chồn, khao khát tự do đến cháy bỏng. B. Nung nấu ý chí hành động để thoát khỏi chốn tù ngục. C. Muốn làm con chim tu hú tự do ngoài trời. D. Mong muốn da diết cuộc sống ngoài chốn lao tù. Câu 5 : Dòng nào dưới đây thể hiện đúng nhất ý nghĩa của hai câu thơ sau: “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” A. Sự gắn bó máu thịt giữa dân chài và biển khơi B. Vị mặn mòn của biển. C. Người dân chài khoẻ mạnh, cường tráng. D. Người dân chài đầy vị mặn Câu 6: Hình ảnh người dân chài trong hai câu thơ ở câu hỏi 5 được thể hiện như thế nào? A. Chân thực, hùng tráng B. Lãng mạn, hùng tráng C. Hùng vĩ, kì vĩ D. Vừa chân thực, vừa lãng mạn.
  2. Câu 7: Từ nào sau đây không phải là từ láy? A. Ồn ào C. Thân thể B. Tấp nập D. Xa xăm TỰ LUẬN: (6.5 điểm ) Câu 1: (1,5điểm) - Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn? Câu 2: (1,5 điểm) a) Chép những dòng thơ còn thiếu để hoàn thiện khổ thơ có câu đầu và câu cuối sau đây: “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt Với cặp báo chuồng bên vô tư lự” b) Nêu nội dung chính của khổ thơ đó? Câu 3: (3,5 điểm) Viết đoạn văn thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam.
  3. ĐÁP ÁN I. Phần trắc nghiệm 3,5 điểm (Mỗi câu trả lời đúng 0,5điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án A B C A C A A, C II. TỰ LUẬN: (6.5 điểm ) Câu 1: (1,5điểm) HS: Nêu được đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn như sau: -Về hình thức: (0,75 đ) + Thường sử dụng từ nghi vấn như: sao, không, gì, nào + Kết thúc câu nghi vấn bằng dấu chấm hỏi (?) -Về chức năng: (0.75đ) + Câu nghi vấn dùng để hỏi, ngoài ra còn dùng để: cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm cảm xúc Câu 2: (1,5 điểm) a) HS Chép đúng 8 câu thơ đầu: (0,5 điểm) “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua. Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm, Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm, Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi. Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.” b. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó? -Nội dung: Thể hiện tâm trạng: chán ngán, căm hờn, uất ức tù túng khi bị nhốt trong cũi sắt (1.0 đ) Câu 3: (3,5 điểm) Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu chung về chiếc áo dài Việt Nam (0,5) * Nguồn gốc, xuất xứ (0,5đ) * Chất liệu vải (0,5đ) * Kiểu dáng mầu sắc (1.0đ) - Cấu tạo + Cổ áo , khuy áo . + Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân. + Tà áo - Màu sắc: Đa dạng, tùy theo sở thích lựa chọn của mỗi người. * Ý nghĩa (1.0đ) - Chiếc áo dài luôn giữ được tầm quan trọng của nó và trở thành bộ lễ phục của các bà, các cô. - Áo dài Việt Nam đã được tổ chức Unesco công nhận là 1 di sản Văn hoá phi vật thể, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.
  4. -Từ xưa đến nay chiếc áo dài đã trở thành tác phẩm mĩ thuật