Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 14
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_on_kiem_tra_hoc_ky_mon_ngu_van_lop_8_de_so_14.doc
Nội dung text: Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 14
- ĐỀ SỐ 14 I .TRẮC NGHIỆM: ( 3,5 điểm) Câu 1 Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Thuế máu” là gì ? (0.5đ ) (Nhận biết) A. Miêu tả C. Thuyết minh. B.Tự sự . D. Lập luận. Câu 2 . Văn bản “Thuế máu” trích từ tác phẩm nào ? (0.5đ ) A. Bản án chế độ thực dân Pháp. B.Gửi thanh niên Việt Nam. C. Người cùng khổ. D. Thợ thuyền . Câu 3 . Nguyên bản “Thuế máu”được viết bằng tiếng nào? (0.5đ ) A. Anh . C. Pháp. B. Nga . D. Trung Quốc. Câu 4 . Câu nào dưới đây có ý nghĩa tương đương với câu “Theo điều học mà làm” trong văn bản “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp?(0,5đ) A. Học ăn, học nói, học gói, học mở. B. Ăn vóc học hay. C. Học đi đôi với hành. D. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Câu 5 .Ông Giuốc –đanh trong văn bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” là người như thế nào ? ( 0,5 điểm) A. Dốt nát nhưng lại thích học đòi làm sang. B. Kém hiểu biết những lại cầu kì trong ăn mặc. C. Quê mùa nhưng lại thích học đòi làm sang. D. Dốt nát nhưng lại tỏ ra là mình có hiểu biết. Câu 6 . Trong bài “Bàn luận về phép học” Nguyễn Thiếp đã bàn về vấn đề gì là chính ( 0,5 điểm)? A. Bàn về lối học hình thức. B. Bàn về việc mở rộng trường học. C. Bàn về đối tượng người đi học. D. Bàn về mục đích , phương pháp và tác dụng của việc học chân chính. Câu 7: Văn bản “Thuế máu”đề cập đến vấn đề gì ? ( 0,5 điểm) A.Thể hiện sự bất bình của người An Nam đối với cuộc chiến tranh phi nghĩa. B. Tố cáo thủ đoạn lừa bịp , giả dối của thực dân Pháp khi đưa người dân An Nam đi làm lính đánh thuê. C. Phản ánh tình cảnh khổ cực của người dân thuộc địa trên đất Pháp. D. Lên án , tố cáo sự bóc lột trắng trợn của thực dân Pháp với người lao động trên đất thuộc địa. II. Tự luận. (6.5 đ) Câu 1 (1.5 đ a. Điền vào phần trống ( .) để có câu văn hoàn chỉnh. ( 0,5 điểm) “Ngọc không mài, không thành đồ vật; ” b. Đây là lời tấu trình của La Sơn Phu Tử gửi tới ai ? Vào tháng năm nào ? (1 điểm ) Câu 2 (1.5 đ) a.Văn bản “Thuế máu”được viết ở tại đâu ?Tác giả là ai ? ( 0,5đ) b.Giải thích nhan đề văn bản “Thuế máu”? (1,0đ)
- Câu 3 Từ bài “Bàn luận về phép học” - Nguyễn Thiếp, hãy bàn về mối quan hệ giữa học và hành ? (3.5 đ)
- ĐÁP ÁN I. Phần trắc nghiệm ( mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án D A C C A D B II. Phần tự luận: Câu 1: a. “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” ( 0,5đ) b. - Đây là lời tấu trình của La Sơn Phu Tử gửi tới vua Quang Trung . ( 0,5 đ) - Vào tháng 8/1791 ( 0,5 đ) Câu 2 (1.5 đ) Đáp án: a. - Văn bản “Thuế máu”được viết tại Pa -ri.Tác giả là Nguyễn Ái Quốc ( 0,5đ) b - Nhan đề "Thuế máu" là tên tác giả đặt ra để nói lên sự tàn bạo độc ác của bọn thức dân pháp đã đặt lên nước ta một thứ thuế bằng máu, bằng mạng người. (0,5đ). - “Thuế máu” còn có sức tố cáo mạnh mẽ những thủ đoạn bóc lột tàn nhẫn của chế độ thực dân ở các nước thuộc địa. Đó là biến người dân các nước thuộc địa thành vật hy sinh cho các cuộc chiến tranh phi nghĩa của chính quyền thực dân.( 0,5đ). Câu 3 (3.5 đ) (Vận dụng 2.5đ + vận dụng cao 1đ) Đápán: ( Yêu cầu viết bài văn nghị luận xã hội) I. Mở bài: ( 0,5đ) Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận “ học đi đôi với hành” II. Thân bài : (2,5đ) 1. Giải thích học là gì? Hành là gi? a. Học là gi? - Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức như thầy cô, trường lớp, . - Sự tiếp nhận các điều hay, hữu ích trong cuộc sống và xã hội. - Học còn là nền tảng cho việc áp dụng áp dụng thực tế đạt hiệu quả. - Học không chỉ là sự tiếp nhận kiến thức mà còn là việc học các lễ nghi, các điều hay lẻ phải của cuộc sống, . - Những người không có kiến thức sẽ không tồn tại trong xã hội. b. Hành là gì? - Hành là việc vận dụng những điều học được vào thực tế của cuộc sống. - Hành còn là mục đích của việc học, để có đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. - Thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học. => tại sao học phải đi đôi với hành? - Học mà không có hành sẽ không hiểu được vấn đề, gây lãng phí thời gian - Còn hành mà khong có học sẽ không có kết quả cao
- 2. Lợi ích của “ học đi đôi với hành” - Hiệu quả trong học tập - Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả - Học sẽ không bị nhàm chán 3. Nêu ý kiến của em về “ học đi đôi với hành” - Học đi đôi với hành là một phương pháp học đúng đắn - Nêu cách học của mình - Thường xuyên vận dụng cách học này - Có những ý kiến để phát huy phương pháp học này 4. Phê phán lối học sai lầm - Học chuộng hình thức - Học cầu danh lợi - Học theo xu hướng - Học vì ép buộc III. Kết bài: (0,5đ) - Khẳng định lại vấn đề: học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả. - Khuyên nhủ, liên hệ bản thân