Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 17

doc 4 trang thungat 4580
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_kiem_tra_hoc_ky_mon_ngu_van_lop_8_de_so_17.doc

Nội dung text: Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 17

  1. ĐỀ 17 I. Trắc nghiệm: (3.5 điểm) Câu 1: “Chiếu dời đô” được sáng tác năm nào? A. 1009 B. 1010 C.1011 D.1012 Câu 2: “ Chiếu dời đô” thuộc kiểu văn bản nào? A.Nghị luận. B. Thuyết minh C. Tự sự. D. Miêu tả. Câu 3:Văn bản “ Nước Đại Việt ta” được viết theo thể loại gì? A. Chiếu B. Hịch C. Cáo D. Tấu Câu 4: Vì sao Lý Công Uẩn lại có ý định dời đô? A. Noi theo gương sáng của các triều đại hưng thịnh đi trước. B. Vị trí kinh đô cũ không còn thích hợp với yêu cầu của thời đại mới. C. Nhà vua muốn xây dựng và phát triền đất nước hùng mạnh lâu dài. D. Cả A,B,C đều đúng. Câu 5: Bao trùm lên toàn bộ đoạn trích “ Nước Đại Việt ta” là tư tưởng, tình cảm nào? A.Lòng căm thù giặc. C. Lòng tự hào dân tộc. B.Tinh thần lạc quan. D. Tư tưởng trung quân, ái quốc. Câu 6: Câu “ Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không rời đổi.” là câu phủ định. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 7: : Luận điểm trong bài văn nghị luận là gì? A. Là hệ thống các ý chính, ý phụ được sắp xếp phù hợp thể hiện được đầy đủ nội dung văn bản. B. Những dẫn chứng cụ thể, rõ ràng chính xác. C. Tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết nêu trong bài. D. Tư tưởng, quan điểm, chủ trương và dẫn chứng cụ thể, sinh động mà người viết nêu trong bài II. Tự luận: (6.5 điểm) Cho đoạn văn sau: “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu trăm thây này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Câu 1: (1.5 điểm) a. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? b. Hãy cho biết thể loại và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó? Câu 2: (1.5 điểm)
  2. Chỉ rõ và phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn trên. Câu 3: (3,5 điểm) Viết một bài văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần tự học. -Hết-
  3. ĐÁP ÁN I. Phần trác nghiệm: ( Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án B A C D C B C II. Tự luận: (6.5 điểm) Câu 1: (1.5 điểm) - Trích trong “ Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuần 1điểm - Thể loại : Hịch ; sáng tác trước cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ 2( 1285) 0,5 điểm Câu 2: (1.5 điểm) * Nghệ thuật: ( 0,5 điểm) - Sử dụng nhiều động từ mạnh: xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu; - Lối nói cường điệu ( nói quá): ruột đau như cắt,trăm thân, nghìn xác, phơi ngoài nội cỏ, gói trong da ngựa. * Giá trị biểu đạt: ( 1 điểm): Tâm trạng đau đớn, lòng sục sôi, nhiệt huyết và tinh thần quyết chiến của Trần Quốc Tuấn. Câu 3: (3,5 điểm) A.Mở bài: (0.5 điểm) -Giới thiệu vấn đề cần nghị luận ( tinh thần tự học) -ý nghĩa của vấn đề này. B.Thân bài(2.5 điểm) Kết hợp chứng minh, giải thích, bàn luận làm rõ sự cần thiết và đúng đắn của việc tự học theo các gợi ý sau: a.Học là gì? Tinh thần tự học là gì? -Học là hoạt động lĩnh hội, tiếp nhận tri thức - Tinh thần tự học là : nhận thức đúng về việc học,tự giác và quyết tâm học, có phương pháp học tập thích hợp b.Vì sao cần có tinh thần tự học? -Trau dồi kiến thức cho bản thân -Tri thức là vô cùng, học ở trường lớp chỉ có hạn, cần phải tự học mới khắc phục được sự lạc hậu về kiến thức , kĩ năng -Tiến bộ khoa học tao ra môi trường học rộng lớn, rất thuận lợi cho việc tự tìm hiểu khám phá . (lấy ví dụ) c, Lợi ích của tinh thần tự học? -Tạo ra năng lực cá nhân - Rèn đức tính ham học, khám phá -Tránh thụ động , dựa dẫm (lấy ví dụ) d,cách rèn luyện tinh thần tự học, liên hệ bản thân, thực tế. -Thay đổi cách học phụ thuộc thầy ( sao chép lại)
  4. - Tự mình giải quyết các nhiệm vụ học tập - Tạo thói quen học tập bằng nhiều hình thức (lấy ví dụ) C. Kết bài(0.5 điểm) Khẳng định việc tạo thói quen tự học là rất cần thiết trong học tập. -Hết-