Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 2

doc 7 trang thungat 4610
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_kiem_tra_hoc_ky_mon_ngu_van_lop_8_de_so_2.doc

Nội dung text: Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 2

  1. ĐỀ SỐ 2 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,5 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng. "Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến nguỵ sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ khôn đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!". (Ngữ văn 8, tập hai) Câu 1: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? A. Chiếu dời đô. C. Bình Ngô đại cáo. B. Hịch tướng sĩ. D. Bàn luận về phép học. Câu 2: Tác phẩm đó được viết vào thời kì nào? A. Thời kì nước ta chống quân Tống. B. Thời kì nước ta chống quân Thanh. C. Thời kì nước ta chống quân Nguyên. D. Thời kì nước ta chống quân Minh Câu 3: Văn bản trên viết theo thể loại gì? A. Thơ. B. Chiếu. C. Cáo. D. Hịch Câu 4: Bao trùm lên toàn bộ đoạn trích trên là tư tưởng, tình cảm gì? A. Lòng tự hào dân tộc. B. Tinh thần lạc quan. C. Lo lắng cho vận mệnh đất nước. D. Căm thù giặc. Câu 5: Trong câu "Lúc bấy giờ, ta cùng các người sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!" người nói đã sử dụng kiểu hành động nói nào? A. Hành động trình bày. C. Hành động điều khiển. B. Hành động hỏi. D. Hành động bộc lộ cảm xúc.
  2. Câu 6: Tinh thần yêu nước của dân tộc ta thể hiện rõ nhất ở khía cạnh nào trong Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)? A. Khát vọng cao đẹp trong đấu tranh giành độc lập và cách sống nghĩa tình với bề tôi. B. Nỗi xót xa khi đất nước rơi vào tay giặc. C. Lòng căm thù giặc cao độ và ý chí quyết chiến, quyết thắng trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược. D. Tinh thần trách nhiệm cao cả của quân và dân đời Trần trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng. Câu 7: Trong các văn bản sau đây, những văn bản nào cùng nói về lòng yêu nước? A. Nước Đại Việt ta. C. Chiếu dời đô. B. Quê hương. D. Bàn luận về phép học. Phần II. Tự luận ( 6,5 điểm) Câu 1( 1, 5 điểm): Cho hai câu thơ sau: "Như nước Đại Việt ta từ trước, Song hào kiệt đời nào cũng có. a. Chép những câu tiếp theo để hoàn thiện đoạn trích? b. Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào? Câu 2 (1,5 điểm): Văn bản "Chiếu dời đô" được sáng tác vào năm nào? Tác giả là ai? Vì sao tác giả có thể khẳng định: Thành Đại La là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời? Câu 3 (3,5 điểm): Cho đoạn văn: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong dạ ngựa, ta cũng vui lòng." Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn (từ 10 đến 12 câu) trình bày cảm nhận của em về lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu cảm thán (gạch chân dưới câu cảm thán đó).
  3. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,5 điểm ) - ( mỗi câu khoanh đúng 0.5 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án B C D C D C AC II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 6,5 điểm): Câu 1. (1,5 điểm): Câu a: (0,5 điểm) (Mức độ tư duy: Nhận biết) - Học sinh chép đầy đủ để hoàn thiện đoạn trích. Câu b: (1 điểm) (Mức độ tư duy: Thông hiểu) - Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc là: + Nền văn hiến lâu đời. + Cương vực lãnh thổ. + Phong tục tập quán. + Lịch sử riêng. + Chế độ, chủ quyền riêng. Câu 2. (1,5 điểm): - Văn bản "Chiếu dời đô" được sáng tác vào năm 1010. - Tác giả: Lý Công Uẩn. (Mỗi ý đúng được 0,25 điểm - Mức độ tư duy: Nhận biết) - Thành Đại La có những lợi thế sau: * Về vị trí địa lí: - Ở nơi trung tâm trời đất, mở ra bốn hướng nam, bắc, đông ,tây. - Hình thế núi sông: Địa thế rộng mà bằng sau là núi, trước nhìn ra sông cao thoáng. * Về vị thế chính trị, văn hoá: - Là đầu mối giao lưu "chốn tụ hội của bốn phương", là mảnh đất hưng thịnh "muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". -> Về tất cả các mặt, thành Đại La có đủ mọi điều kiện để trở thành kinh đô bậc nhất của đất nước. (Mỗi ý đúng được 0,5 điểm: Cấp độ tư duy: Thông hiểu) Câu 3 (3,5 điểm): * Cấp độ tư duy: Vận dụng (2,5 điểm) Vận dụng cao (1 điểm) * Yêu cầu:
  4. a. Hình thức: (0,5 điểm) - Viết đúng yêu cầu một đoạn văn: Lùi một ô, viết hoa chữ cái đầu dòng và có dấu kết thúc đoạn văn. - Lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu - Đoạn văn đủ từ 10 đến 12 câu. b. Nội dung (3 điểm) - Viết đúng đoạn văn nghị luận làm nổi bật lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn. - Nội dung của đoạn văn viết được các ý cơ bản sau: * Giới thiệu được Trần Quốc Tuấn - Danh tướng kiệt xuất của nhà Trần (0,25 điểm) * Đoạn văn diễn tả cảm động nỗi lòng của chủ tướng Trần Quốc Tuấn trước sự lâm nguy của đất nước khi chứng kiến tội ác và sự ngang ngược của xứ giặc.(2 điểm) - Đau xót đến quặn lòng trước tình cảnh đất nước (dẫn chứng). - Căm thù giặc sục sôi, mãnh liệt (dẫn chứng). - Quyết tâm chiến đấu đến cùng với quân xâm lược cho dù thịt nát xương tan (dẫn chứng). - Sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước (dẫn chứng). * Khí phách của Trần Quốc Tuấn cũng là khí phách cuộn sóng của dân tộc Việt Nam. Trần Quốc Tuấn là tấm gương yêu nước tiêu biểu của dân tộc (0,25 điểm). * Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán (0,5 điểm) Lưu ý: Đoạn văn dài quá hoặc ngắn quá trừ (0,5 điểm)
  5. BÀI LÀM