Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 7

docx 3 trang thungat 2800
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_kiem_tra_hoc_ky_mon_ngu_van_lop_8_de_so_7.docx

Nội dung text: Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 7

  1. ĐỀ SỐ 7 I.Trắc nghiệm (3,5 điểm) Đọc kỹ các câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúngở mỗi câu hỏi. (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm) Câu 1: Bài thơ “Khi con tu hú” được sáng tác trong hoàn cảnh nào? A. Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng B. Khi tác giả mới bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ C. Khi tác giả bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác D. Khi tác giả đã vượt ngục để trở về cuộc sống tự do Câu 2.Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Khi con tu hú” chính là tác giả. Điều đó đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 3. Hình ảnh không gian tự do cao rộng của bức tranh mùa hè trong bài thơ “Khi con tu hú” là hình ảnh nào ? A. Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần B. Vườn râm dậy tiếng ve ngân C. Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào D. Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không Câu 4.Cảm xúc trong bài thơ “Khi con tu hú” được khơi dậy từ đâu? A. Nỗi nhớ mùa hè B. Niềm khát khao tự do C. Tiếng chim tu hú lọt vào xà lim D. Nỗi nhớ những kỉ niệm Câu 5.Phương thức biếu đạt của bài thơ “Nhớ rừng” là gì? A. Biểu cảm kết hợp với miêu tả B. Nghị luận kết hợp với biểu cảm C. Tự sự kết hợp với biểu cảm D. Tự sự kết hợp với miêu tả Câu 6.Nhận xét nào nói đúng nhất về ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ “Nhớ rừng”( Thế Lữ )? A. Đề làm nổi bật hình ảnh con hổ B. Để gây ấn tượng đối với người đọc C. Để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của con hổ D. Để thể hiện tình cảm của tác giả đối với con hổ Câu 7.Hai câu thơ sau sử dụng những phép tu từ nào? “Chiếc thuyền im bến mỏi chuyển về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” A. Nhân hóa C. Ẩn dụ B. Hoán dụ D.So sánh I. Tự luận: (6,5 điểm) Câu 1 (1,5 điểm). Chép lại khổ thơ cuối bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh và nêu nội dung khổ thơ đó.
  2. Câu 2 (1,5 điểm) Chỉ ra sự khác nhau giữa tiếng chim tu hú ở đầu và ở cuối bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu. Câu 3: (3,5 điểm) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.
  3. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I.TRẮC NGHIỆM: Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án B A D C A C A C II. TỰ LUẬN: Câu 1. ( 1,5 diểm) - Học sinh chép đúng khổ thơ cuối bài thơ Quê hương của Tế Hanh (0,5 điểm) - Nêu được nội dung của khổ thơ( 1 điểm ) Quê hương được viết trong xa cách, trong niềm thương nhớ khôn nguôi của tác giả.Nỗi nhớ được nói lên một cách giản dị, tự nhiên, chân thành mà sâu sắc.Tế Hanh nhớ tất cả, từ màu nước xanh, cá bạc, cánh buồm vôi rồi cuối cùng hội tụ lại ở cái mùi nồng mặn. Cái mùi nồng mặn, trong tâm tưởng nhà thơ, chính là hồn thơm, hồn thiêng của quê hương. Khổ thơ cho ta thấy được nỗi nhớ và tình cảm của tác giả đối với quê hương làng chài Câu 2. ( 1,5 diểm) - Tiếng chim tu hú mở đầu bài thơ là tiếng gọi náo nức của mùa hè, khơi gợi biết bao hình ảnh tươi sáng, tràn đầy sức sống của thiên nhiên đất trời. - Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ là âm thanh của tự do bên ngoài vẫy gọi thúc giục đến da diết, khắc khoải Câu . ( 3,5 diểm) 1.Yêu cầu chung: - Xác định đúng kiểu bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh. - Đối tượng: Cảnh đẹp ở địa phương em như sông suối, hồ, thác, núi - Trình bày sạch sẽ, đúng bố cục, không sai chính tả. 2.Yêu cầu cụ thể: đảm bảo bố cục ba phần Dàn ý: * Mở bài: Giới thiệu tên, đặc điểm nổi bật nhất của cảnh đẹp. (0,5 điểm) * Thân bài: Cung cấp các kiến thức liên quan đến cảnh đẹp.(2,5 điểm) - Vị trí địa lí, địa hình, diện tích. (0,5 điểm) - Nguồn gốc hình thành phát triển, giải thích tên gọi, các truyền thuyết gắn liền với cảnh đẹp.(0,5 điểm) - Miêu tả quang cảnh thiên nhiên (sông, núi, hồ, đầm, thác )(0,5 điểm) - Văn hóa, du lịch, kinh tế và đời sống sinh hoạt của con người (0,5 điểm) - Giá trị văn hóa, lịch sử (0,5 điểm) * Kết bài: Cảm nhận chung và lời mời mọc tham quan của em.(0,5 điểm)