Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 8

docx 4 trang thungat 2750
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_kiem_tra_hoc_ky_mon_ngu_van_lop_8_de_so_8.docx

Nội dung text: Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 8

  1. ĐỀ SỐ 8 I.Trắc nghiệm:(3,5điểm): Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Câu 1: Bài thơ : “ Nhớ rừng” được sáng tác vào khoảng thời gian nào? A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. B. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp. C. Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ. D. Trước năm 1930. 2. Câu 2: Ý nào nói đúng nhất tâm tư của tác giả được gửi gắm trong bài thơ: “ Nhớ rừng”? A. Niềm khao khát tự do mãnh liệt. B. Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường, giả dối. C. Lòng yêu nước kín đáo và sâu sắc. D. Cả ba ý kiến trên. 3. Câu 3: Bài thơ : “ Khi con tu hú” được nhà thơ Tố Hữu sáng tác khi: A. Tác giả mới giác ngộ cách mạng. B. Tác giả mới bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ. C. Tác giả đang bị giải từ nhà lao này sang nhà lao khác. D. Tác giả đã vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do. 4. Câu 4: Những nhận định nào dưới đây nói đúng về tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người ở quê hương ông? A. Yêu thương và trân trọng con người, cuộc sống và cảnh vật của quê hương. B. Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã, đau xót và thương cảm. C. Tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật,con người và cuộc sống của quê hương. D. Cả A, B, C đều sai. 5. Câu 5: Câu thơ : “ Hồn ở đâu bây giờ ?” là câu nghi vấn . Đúng hay sai? A. Sai. B. Đúng 6. Câu 6: Những biện pháp tu từ nào được sử dụng ở đoạn 3 trong bài: “ Nhớ rừng” ? A .Ẩn dụ và nhân hóa . C. Câu hỏi tu từ và so sánh. B. So sánh và hoán dụ. D. Câu hỏi tu từ và điệp ngữ. 7. Câu : Hãy sắp xếp các dòng sau đây theo thứ tự hợp lí để tạo thành dàn ý phần thân bài của bài: “ Thuyết minh về mộtphương pháp( cách làm)? A. Cách làm. B. Yêu cầu thành phẩm. C. Điều kiện. II. Phần Tự luận: ( 6,5 điểm): 1.Câu 1: ( 1,5điểm): Hình ảnh nào xuất hiện hai lần trong bài thơ : “ Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu? Nêu ý nghĩa của hình ảnh đó ?
  2. 2. Câu 2: ( 1,5 điểm): Chỉ ra các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng? “ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” ( Trích “ Quê hương” – Tế Hanh) 3.Câu 3: ( 3,5 điểm): Giới thiệu về một loại hoa ngày tết.
  3. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,5 điểm ) - ( mỗi câu khoanh đúng 0.5 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án A D B AC B D CAB II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 6,5 điểm): Câu 1. (1,5 điểm): -Hình ảnh xuất hiện hai lần trong bài thơ : “ khi con tu hú” là: tiếng tu hú. (0,5điểm). -Ý nghĩa :Hs cần nêu được các ý sau ( 1điểm): +, Tiếng tu hú xuất hiện ở đầu bài thơ: Là tín hiệu báo mùa hè sang. +, Tiếng tu hú xuất hiện ở cuối bài thơ: Là âm thanh khắc khoải , thúc giục người tù mau chóng thoát khỏi chốn ngục tù để trở về với cuộc sống tự do. Câu 2. (1,5 điểm): -Hs chỉ đúng hai biện pháp tu từ : nhân hóa và ẩn dụ chuyển đổi cảm giá(0,5điểm): - Hiệu quả nghệ thuật : ( 1điểm): Việc tác giả sử dụng hai biện pháp nghệ thuật đó đã thể hiện được tình yêu quê hương sâu sắc. Tế Hanh yêu làng chài là yêu những con thuyền sau một chuyến ra khơi vất vả, trở về nằm ngủ im lìm trên bến. Hình ảnh đó gợi nên cuộc sống lao động vất vả mà yên vui của bà con làng chài. Câu 3. (3,5 điểm): Đáp án: a. Yêu cầu chung: *Về nội dung: Hs xác định được đối tượng cần thuyết minh: Loại hoa đặc trưng cho ngày tết được mọi người yêu mến và phù hợp với từng vùng miền. *Về hình thức: Bài viết cần có bố cục mạch lạc, chặt chẽ nhưng vẫn phát huy được tính linh hoạt khi vận dụng các phương pháp thuyết minh. Hs biết kết hợp thêm phương thức miêu tả hay tự sự một cách hợp lí. b. Yêu cầu cụ thể: * Mở bài( 0,5điểm): - Giới thiệu không khí tết đến xuân về. - Giới thiệu về loại hoa ngày tết ( chọn hoa mai hoặc đào). * Thân bài:( 2,5điểm): - Giới thiệu nguồn gốc, môi trường sống, các đặc điểm sinh học của loại hoa ấy. - Giới thiệu chủng loại, hình dáng, màu sắc, các bộ phận của loại hoa đó. - Quá trình phát triển, cách chăm sóc hoa. - Vẻ đẹp, ý nghĩa của loại hoa ấy trong đời sống dân tộc. *Kết bài: ( 0,5điểm):
  4. - Khẳng định lại vị trí, sức sống của loại hoa đó trong cuộc sống hôm nay. - Cảm nghĩ của bản thân về loại hoa mà em giới thiệu.