Đề tập huấn thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử - Mã đề 618 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

doc 4 trang thungat 1850
Bạn đang xem tài liệu "Đề tập huấn thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử - Mã đề 618 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tap_huan_thi_thpt_quoc_gia_nam_2017_mon_lich_su_ma_de_618.doc

Nội dung text: Đề tập huấn thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử - Mã đề 618 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

  1. SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ TẬP HUẤN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 PHÒNG KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài:50 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề 618 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Thực dân Pháp mở cuộc tấn công Việt Bắc vào thu - đông năm 1947 nhằm A. ngăn chặn con đường liên lạc của ta với quốc tế. B. tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta. C. giải quyết mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng. D. kết thúc chiến tranh trong danh dự. Câu 2: Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, thực dân Pháp tiến hành kế hoạch Nava (1953 - 1954). Nội dung chính trong bước 1 của kế hoạch này là gì? A. Tiến công chiến lược ở Bắc Bộ, phòng ngự chiến lược ở Trung Bộ và Nam Đông Dương. B. Tấn công chiến lược ở hai miền Nam – Bắc. C. Phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tấn công chiến lược ở Trung Bộ và Nam Đông Dương. D. Phòng ngự chiến lược ở hai miền Nam – Bắc. Câu 3: Ý nghĩa lớn nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 đối với cách mạng Việt Nam là gì? A. Để lại cho Đảng nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. B. Đảng được công nhận là phân bộ độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản. C. Là cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. D. Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân. Câu 4: Lực lượng xã hội đông đảo nhất ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929) là A. giai cấp nông dân. B. giai cấp công nhân. C. giai cấp tiểu tư sản. D. giai cấp tư sản. Câu 5: Dựa vào yếu tố nào Mĩ có thể tăng năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu sản xuất? A. Nguồn ngân sách Nhà nước. B. Nguồn vốn của Mĩ. C. Cách mạng khoa học – kĩ thuật. D. Các cơ hội từ bên ngoài. Câu 6: Điểm giống nhau cơ bản về tình thế của Pháp khi tiến hành kế hoạch Rơve, kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi và kế hoạch Nava trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là gì? A. Pháp được Mĩ giúp sức, lực lượng rất mạnh. B. Pháp lâm vào thế bị động, phòng thủ trên toàn chiến trường Đông Dương. C. Pháp đã bị thất bại trong các kế hoạch quân sự trước đó? D. Pháp tiếp tục giữ vững thế chiến lược tiến công. Câu 7: Tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 – 1941), Nguyễn Ái Quốc đã có sáng tạo thành lập hình thức mặt trận thống nhất dân tộc có tên gọi là gì? A. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. B. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương. C. Mặt trận Liên Việt. D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh. Câu 8: Trong các nội dung sau, nội dung nào không nằm trong Hiệp định Giơ-ne-vơ về việc kết thúc chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương (21 – 7 – 1954)? A. Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hòa bình. B. Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do vào tháng 7 – 1956. C. Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương. D. Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Câu 9: Nội dung nào sau đây không đúng khi làm sáng tỏ luận điểm “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam”? A. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một chính đảng mạnh nhất, giữ vai trò lãnh đạo cách mạng. B. Đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. C. Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên, quyết định những bước phát triển nhảy vọt mới của cách mạng. D. Từ đây cách mạng Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của một chính đảng có đường lối đúng đắn, khoa học, sáng tạo. Câu 10: Cho các dữ kiện lịch sử sau: 1) Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. Trang 1/4 - Mã đề 618
  2. 2) Hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên ra đời. 3) Nội chiến giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc bùng nổ. 4) Trung Quốc thu hồi Hồng Công và Ma Cao. Cách sắp xếp các sự kiện trên đây theo đúng trình tự thời gian là A. 1,2,3,4. B. 2,1,1,4. C. 3,2,1,4. D. 4,2,3,1. Câu 11: Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã “tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc” là thực hiện chủ trương A. tập trung vào xây dựng chính quyền mới. B. tập trung lực lượng để đối phó với nội phản trong nước. C. tranh thủ thời gian hòa bình để xây dựng đất nước. D. tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. Câu 12: Trước xu thế tất yếu, khách quan không thể đảo ngược của toàn cầu hóa, Việt Nam cần phải A. ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học – kĩ thuật. B. sử dụng hiệu quả nguồn vốn và kĩ thuật bên ngoài. C. nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức. D. đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Câu 13: Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954), Đảng Lao động Việt Nam đã quyết định thành lập hình thức mặt trận nào? A. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh. B. Mặt trận Liên Việt. C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. D. Mặt trận Thống nhất Dân chủ Đông Dương. Câu 14: Sau Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục kí với Pháp bản Tạm ước (14 – 9 – 1946) vì A. thực dân Pháp dùng sức ép về quân sự yêu cầu nhân dân ta phải nhân nhượng thêm. B. muốn đẩy nhanh 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc về nước. C. thời gian có hiệu lực của Hiệp định Sơ bộ sắp hết. D. nhân dân Việt Nam cần thêm thời gian để chuẩn bị tốt cho cuộc kháng chiến lâu dài với Pháp. Câu 15: Tính chất cơ bản của nền kinh tế Việt Nam dưới tác động chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 – 1929) là A. Yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện và phổ biến, thành phần kinh tế phong kiến thu hẹp. B. Nền kinh tế thực dân được mở rộng và bao trùm lên nền kinh tế phong kiến. C. Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn và lệ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp. D. Cơ cấu kinh tế chuyển biến cục bộ ở một số vùng, một số ngành. Câu 16: Những tổ chức nào có vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề chung của nền kinh tế thế giới? A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. B. Các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính khu vực và quốc tế. C. Liên minh châu Âu và tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. D. Liên hợp quốc và Liên minh châu Âu. Câu 17: Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là A. thành lập Xô viết Nghệ – Tĩnh (9 – 1930). B. công nhân bãi công nhân ngày Quốc tế Lao động (1 – 5 – 1930). C. cuộc đấu tranh của nông dân Hưng Nguyên (12 – 9 – 1930). D. cuộc đấu tranh của nông dân Thái Bình (4 – 1930). Câu 18: Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (ngày 18 và 19 – 12 – 1946), đã quyết định vấn đề quan trọng gì? A. Hòa hoãn với Pháp, kí Hiệp định Phôngtennơblô. B. Phát động toàn quốc kháng chiến. C. Kí Hiệp định Sơ bộ với Pháp. D. Lãnh đạo nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống Pháp. Câu 19: Việc Liên Xô trở thành một trong năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có ý nghĩa như thế nào trong quan hệ quốc tế? A. Góp phần hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với Liên hợp quốc. B. Khẳng định đây là tổ chức quốc tế lớn nhất được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai. C. Khẳng định vị thế của Liên Xô trong tổ chức Liên hợp quốc. D. Thể hiện đây là một tổ chức có vai trò trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới. Câu 20: Nội dung nào nằm trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi? A. Thiết lập “Hành lang Đông – Tây (Hải Phòng – Hà Nội – Hoà Bình – Sơn La). B. Lập “vành đai trắng” bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Trang 2/4 - Mã đề 618
  3. C. Khóa chặt biên giới Việt – Trung. D. Nhanh chóng tiêu diệt căn cứ địa Việt Bắc. Câu 21: Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19 – 12 – 1946) có viết: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!” Nội dung chính của đoạn trích trên nêu rõ A. nguyên nhân cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam. B. tội ác cướp nước Việt Nam của thực dân Pháp. C. thiện chí hòa bình của Chính phủ và nhân dân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. D. dã tâm xâm lược nước Việt Nam của thực dân Pháp. Câu 22: Vì sao Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được coi là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam? A. Vì góp phần chuẩn bị chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Vì góp phần thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam từ tự phát sang tự giác. C. Vì góp phần làm cho khuynh hướng vô sản ngày càng thắng thế trong phong trào dân tộc. D. Vì góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin và lý luận giải phóng dân tộc vào Việt Nam. Câu 23: Điểm khác nhau căn bản về chủ trương sách lược của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị Trung ương tháng 7 – 1936 so với Luận cương chính trị (10 – 1930) là A. xác định cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới. B. chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. C. xác định vai trò của liên minh công – nông và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. D. xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là chống đế quốc, chống phong kiến. Câu 24: Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay? A. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh và trong sách lược. B. Cương quyết trong đấu tranh, cứng rắn về sách lược. C. Luôn nhân nhượng với kẻ thù để có được môi trường hòa bình. D. Mềm dẻo về sách lược, cương quyết trong đấu tranh. Câu 25: Ý nào là hoàn cảnh của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)? A. Là nước bại trận, mất hết hệ thống thuộc địa. B. Là nước bại trận, bị thiệt hại nặng nề. C. Là nước thắng trận, thu được nhiều lợi nhuận. D. Là nước thắng trận, nhưng chịu tổn thất nặng nề. Câu 26: Hành động nào sau đây thể hiện rõ nhất các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ A. Thành lập nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức. B. Trở lại xâm lược thuộc địa. C. Tham gia khối quân sự NATO. D. Nhận viện trợ của Mĩ. Câu 27: Nhận xét nào sau đây là đúng nhất về phong trào đấu tranh của tiểu tư sản và tư sản Việt Nam những năm 1919 – 1925? A. Tư sản đấu tranh chủ yếu nhằm mục tiêu kinh tế, mang tính cải lương; tiểu tư sản đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ, có ý thức giành độc lập. B. Tư sản đấu tranh giành độc lập dân tộc, đòi quyền tự do kinh doanh; tiểu tư sản đấu tranh nhằm cải thiện đời sống, chống khinh rẻ miệt thị. C. Tư sản đấu tranh chống thực dân phong kiến, khi thực dân Pháp nhượng bộ thì thỏa hiệp; tiểu tư sản đấu tranh chống đế quốc, đòi các quyền tự do dân chủ. D. Tư sản chỉ nhằm mục tiêu kinh tế mà không đánh đổ thực dân phong kiến; tiểu tư sản đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến, đòi các quyền tự do dân chủ. Câu 28: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, giới cầm quyền Mĩ thực hiện “chiến lược toàn cầu” nhằm A. khống chế, chi phối các nước đồng minh. B. làm bá chủ thế giới. C. chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. D. đàn áp phong trào cách mạng thế giới. Câu 29: Một trong những nguyên nhân khác biệt dẫn đến sự phát triển kinh tế Mĩ so với Nhật Bản và Tây Âu là A. lao động có trình độ khoa học – kĩ thuật cao. B. tận dụng tốt các điều kiện khách quan thuận lợi. C. các công ty có trình độ tập trung tư bản cao, có khả năng cạnh tranh. D. lãnh thổ rộng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, lao động đông. Câu 30: “Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã. Chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Điều kiện khách quan thuận lợi cho tổng khởi nghĩa đã đến” (Sách giáo khoa, Lịch sử 12, trang 115). Điều kiện khách quan thuận lợi được đề cập trong đoạn trích trên cần được hiểu là A. quần chúng đã sẵn sàng nổi dậy đấu tranh. Trang 3/4 - Mã đề 618
  4. B. các lực lượng vũ trang đã vào vị trí chiến đấu. C. quân Đồng minh đã ủng hộ, giúp đỡ nhân dân Việt Nam tiến hành tổng khởi nghĩa. D. kẻ thù duy nhất của nhân dân Việt Nam đã hoàn toàn gục ngã. Câu 31: Khu Giải phóng Việt Bắc được ví như A. căn cứ địa của cách mạng cả nước. B. thủ đô kháng chiến. C. trung tâm đầu não kháng chiến. D. hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam độc lập. Câu 32: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ là A. mọi cải tiến kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. B. kĩ thuật mở đường cho sản xuất. C. khoa học mở đường cho kĩ thuật. D. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Câu 33: Yếu tố tích cực nhất trong nền kinh tế Việt Nam dưới tác động cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 – 1929) là A. nhiều trung tâm kinh tế mới xuất hiện có quy mô lớn. B. máy móc được sử dụng ngày càng nhiều. C. kĩ thuật và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xâm nhập thêm một bước. D. nhiều tuyến đường giao thông được mở rộng, nhiều đô thị ra đời. Câu 34: Tác phẩm tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu (Trung Quốc) trong những năm 1925 – 1927 là A. “Du kích Tàu”. B. “Bản án chế độ thực dân Pháp”. C. “Đường Kách mệnh”. D. “Du kích Nga”. Câu 35: Hội nghị Ianta có những quyết định quan trọng ngoại trừ việc A. thiết lập trật tự thế giới hai cực Ianta do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực. B. thành lập tổ chức Liên hợp quốc. C. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa Phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. D. phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh. Câu 36: Ý nào sau đây không phải là khó khăn của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Nhân dân mới giành được chính quyền. B. Ngân sách Nhà nước hầu như trống rỗng. C. Các cơ sở công nghiệp chưa kịp phục hồi sản xuất. D. Trên cả nước ta còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp. Câu 37: Các quốc gia tham gia sáng lập tổ chức ASEAN là A. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Brunây. B. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Mianma. C. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia. D. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philippin. Câu 38: Nhận định nào đúng nhất về vai trò của hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) của nhân dân Việt Nam? A. Hậu phương vững mạnh là nền móng để xây dựng nền kinh tế của một nhà nước mới; hoàn thành nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc. B. Hậu phương đáp ứng nhu cầu cung cấp cho kháng chiến ngày càng lớn về vật chất và tinh thần, là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh. C. Hậu phương đã đem lại quyền lợi cho nhân dân, động viên khích lệ chiến sĩ ngoài chiến trường. D. Hậu phương đã cung cấp sức người, sức của cho quân ta mở các chiến dịch quyết định, giành thắng lợi, thúc đẩy cuộc kháng chiến đi lên. Câu 39: Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam diễn ra A. từ nông thôn đến thành thị; thắng lợi ở thành thị có ý nghĩa quyết định. B. từ thành thị đến nông thôn; thắng lợi ở nông thôn có ý nghĩa quyết định. C. kết hợp giữa thành thị và nông thôn; thắng lợi ở thành thị có ý nghĩa quyết định. D. kết hợp giữa thành thị và nông thôn; thắng lợi ở nông thôn có ý nghĩa quyết định. Câu 40: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 – 1936) diễn ra tại A. Quảng Châu (Trung Quốc). B. Thượng Hải (Trung Quốc). C. Hương Cảng (Trung Quốc). D. Bắc Kinh (Trung Quốc). HẾT Trang 4/4 - Mã đề 618