Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2014-2015 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc

doc 4 trang thungat 2120
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2014-2015 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_ngu_van_lop_12_nam_ho.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2014-2015 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc

  1. Sở Giáo dục – Đào tạo Lâm Đồng Trường THPT Chuyên Bảo Lộc ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2014-2015 MÔN NGỮ VĂN (Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian phát đề) Câu 1: (8 điểm) Trong bài thơ Đất, Trần Đăng Khoa viết: Đất muốn nói điều chi thế Mà không nói được với người? Tưởng tượng mình là đất để ghi lại những điều tâm tình mà đất muốn nói với người. Câu 2 : (12 điểm) Nhận xét về truyên ngắn, sách giáo khoa lớp 11 (chương trình Nâng cao) có viết: “Truyện ngắn thường có dung lượng nhỏ. Nhà văn chỉ cắt lấy một lát, cưa lấy một khúc, chọn lấy một khoảnh khắc đời sống để xây dựng nên tác phẩm của mình”. Qua một số truyện ngắn đã học trong chương trình, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên. Hết (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ và tên thí sinh Số báo danh Chữ kí giám thị 1 Chữ kí giám thị 2
  2. Sở Giáo dục Đào tạo Lâm Đồng Trường THPT Chuyên Bảo Lộc KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2014-2015 MÔN NGỮ VĂN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM (Gồm 2 trang) Câu 1 : (8 điểm) I .Yêu cầu về kĩ năng - Đáp ứng được yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội theo dạng mở. - Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. II.Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể phát biểu những suy nghĩ của mình càng có nhiều màu sắc riêng, càng độc đáo càng hay. Tuy nhiên, muốn hay trước hết phải đúng, nghĩa là cần hiểu đúng định hướng của đề. Định hướng chung của bài viết cần đáp ứng một số nội dung cơ bản sau: 1. Đất và vai trò của đất đối với con người: - Đất là gì? - Đất có vai trò như thế nào đối với con người (phân tích và chứng minh) 2. Con người đã đối xử với đất đai như thế nào? - Đối xử theo hướng tích cực (phân tích và chứng minh) - Đối xử theo hướng tiêu cực (phân tích và chứng minh) 3. Để có một tương lai tươi đẹp cho Trái Đất và cho chính con người: - Nêu lên các hiểm họa nếu đất trả thù. - Con người cần phải làm gì để Trái Đất mãi bình yên và hòa thuận với con người. ]BIỂU ĐIỂM - Điểm 8 : Đáp ứng tốt yêu cầu của đề, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Bài có những cảm nhận sâu sắc, sáng tạo, có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 6 : Đáp ứng khá đầy đủ yêu cầu đề, bố cục rõ ràng, biết cách lập luận, diễn đạt khá lưu loát. - Điểm 4 : Cơ bản đáp ứng được yêu cầu của đề, lập luận tạm được nhưng bài còn sơ sài hoặc thiếu giải thích, không mắc nhiều lỗi về diễn đạt. - Điểm 2 : Chưa nắm được yêu cầu của đề, bài làm quá sơ sài hoặc lan man, diễn đạt còn hạn chế. - Điểm 0 : Không làm bài hoặc bỏ giấy trắng. Câu 2 (12 điểm) I .Yêu cầu về kĩ năng Thí sinh phải hiểu đúng vấn đề, biết cách làm bài nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, vận dụng linh hoạt các hình thức lập luận, diễn đạt lưu loát, giàu chất văn. II.Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau, song bài viết cần làm nổi bật các ý cơ bản sau: 1. Giải thích được lời nhận xét về truyện ngắn
  3. Vì truyện ngắn có dung lượng nhỏ nên nhà văn không thể lí giải mọi vấn đề một cách tỉ mỉ, cặn kẽ như các thể loại có dung lượng lớn mà chỉ nắm bắt một khoảnh khắc ngắn ngủi nào đó của đời sống, của con người để từ đó thể hiện suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm của mình. Khoảnh khắc chính là cốt lõi để tạo nên tác phẩm truyện ngắn. 2. Bàn bạc, mở rộng + Khoảnh khắc của truyện ngắn có thể là một cuộc gặp, một tình huống, một trạng huống nào đó của nhân vật. + Khoảnh khắc của truyện ngắn không phải là một khoảnh khắc bình thường mà là một khoảnh khắc đặc biệt giúp nhân vật bộc lộ được tính cách của mình một cách rõ nét nhất và giúp nhà văn thể hiện được suy nghĩ, tư tưởng và tình cảm của mình một cách hiệu quả nhất. + Để có được những khoảnh khắc làm nên tác phẩm của truyện ngắn đòi hỏi nhà văn phải gắn bó, thấu hiểu với cuộc đời, với con người, có khả năng nắm bắt tinh tế và có tài năng thể hiện. 3. Làm sáng tỏ vấn đề qua một số tác phẩm trong chương trình: Thí sinh có thể lựa chọn tác phẩm theo chủ quan của mình nhưng phải đáp ứng được yêu cầu, phải phân tích được những khoảnh khắc trong một số truyện ngắn thể hiện được tính cách nhân vật, thể hiển được ý đồ của nhà văn một cách xuất sắc. (Ví dụ: Khoảnh khắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân là cuộc gặp gỡ bất ngờ, éo le và rất thú vị giữa Huấn Cao và viên quản ngục. Qua cuộc gặp này, Huấn Cao bộc lộ rõ nét đẹp tài hoa, khí phách, thiên lương; viên quản ngục thể hiện rõ là một con người quý trọng cái đẹp, cái tài còn Nguyễn Tuân thể hiện được tư tưởng ca ngợi, tôn vinh cái đẹp, cái tài và cái thiện. Khoảnh khắc chủ yếu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam là tâm trạng đợi tàu của chị em Liên từ lúc chiều tối cho đến đêm khuya, khi đoàn tàu đi qua phố huyện. Khoảnh khắc chủ yếu trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân là việc nhặt vợ của nhân vật Tràng ) - Từ đó đánh giá vai trò của khoảnh khắc trong truyện ngắn và rút ra kinh nghiệm khi tiếp cận tác phẩm truyện ngắn. BIỂU ĐIỂM Điểm 10 - 12: Đáp ứng tốt những yêu cầu của đề, văn viết có cảm xúc, mạch lạc, lỗi diễn đạt không đáng kể. Điểm 7 - 9: Đảm bảo phần lớn các yêu cầu, kiến thức chính xác, dẫn chứng chọn lọc, bố cục rõ ràng, hợp lí, mắc một vài lỗi diễn đạt. Điểm 5 - 6: Hiểu đúng nội dung đề bài nhưng còn lúng túng trong cách triển khai. Hoặc trình bày được nửa số ý nêu trên. Văn viết rõ ràng, có thể mắc một số lỗi diễn đạt. Điểm 3 - 4: Tỏ ra hiểu đề nhưng làm bài còn sơ sài, văn lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt. Điểm 1 - 2: Chưa hiểu đúng vấn đề, mắc nhiều lỗi diễn đạt. Điếm 0: Sai lệch về nội dung và phương pháp. *Giám khảo lưu ý những bài viết sáng tạo, mở rộng vấn đề để chọn học sinh giỏi.
  4. DANH SÁCH HỌC SINH THAM GIA THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG MÔN NGỮ VĂN 1. Bùi Thị Trâm Anh - Chuyên Văn. 2. Nguyễn Thị Nguyệt Anh - Chuyên Văn. (Chọn đội tuyển 30/4) 3. Lê Thị Ánh - Chuyên Anh. 4. Trần Thị Kim Chi - Chuyên Văn. 5. Trần Thị Giang - Chuyên Anh. 6. Nguyễn Thị Thu Hiền - Chuyên Văn. 7. Chu Thị Hồng Nhung - Chuyên Anh. 8. Chu Thị Bích Thảo - Chuyên Anh. 9. Lê Vũ Tú Uyên - Chuyên Văn. 10.Vũ Hoàng Phương Uyên - Chuyên Anh. *Danh sách này có 10 học sinh Người lập bảng Nguyễn Thị Bảo Trâm