Đề thi khảo sát năng lực môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án và hướng dẫn chấm)

doc 5 trang thungat 52420
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát năng lực môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án và hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_nang_luc_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2020_202.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát năng lực môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án và hướng dẫn chấm)

  1. (Đề gồm 01 trang) ĐỀ THI KHẢO SÁT NĂNG LỰC NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: Ngữ văn 12 (Thời gian 120 phút không kể thời gian giao phát đề) Họ và tên học sinh: SBD: . I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau: Con yêu quí của cha, suốt mấy tháng qua con vùi đầu vào mớ bài học thật là vất vả. Nhìn con nhiều lúc mệt ngủ gục trên bàn học, lòng cha cũng thấy xót xa vô cùng. Nhưng cuộc đời là như thế con ạ, sống là phải đối diện với những thử thách mà vượt qua nó. Rồi con lại bước vào kì thi quan trọng của cuộc đời mình với biết bao nhiêu khó nhọc. Khi con vào trường thi, cha chỉ biết cầu chúc cho con được nhiều may mắn để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Quan sát nét mặt những vị phụ huynh đang ngồi la liệt trước cổng trường, cha thấy rõ được biết bao nhiêu là tâm trạng lo âu, thổn thức, mong ngóng của họ. Điều đó là tất yếu vì những đứa con luôn là niềm tự hào to lớn, là cuộc sống của bậc sinh thành. Con đã tham dự tới mấy đợt dự thi để tìm kiếm cho mình tấm vé an toàn tại giảng đường đại học. Cái sự học khó nhọc không phải của riêng con mà của biết bao bạn bè cùng trang lứa trên khắp mọi miền đất nước. Ngưỡng cửa đại học đối với nhiều bạn là niềm mơ ước, niềm khao khát hay cũng có thể là cơ hội đầu đời, là bước ngoặt của cả đời người. Và con của cha cũng không ngoại lệ, con đã được sự trải nghiệm, sự cạnh tranh quyết liệt đầu đời. Từ nay cha mẹ sẽ buông tay con ra để con tự do khám phá và quyết định cuộc đời mình. Đã đến lúc cha mẹ lui về chỗ đứng của mình để thế hệ con cái tiến lên. Nhưng con hãy yên tâm bên cạnh con cha mẹ luôn hiện diện như những vị cố vấn, như một chỗ dựa tinh thần vững chắc bất cứ khi nào con cần tới.(Trích “Thư gửi con mùa thi đại học”, trên netchunetnguoi.com) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2: Khái quát nội dung của văn bản. Câu 3: Thái độ của người cha với con được bộc lộ như thế nào qua câu văn “Từ nay cha mẹ sẽ buông tay con ra để con tự do khám phá và quyết định cuộc đời mình”. Câu 4: Ý nghĩa lời dặn của cha đối với con khi đứng trước ngưỡng cửa đại học? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: "Ngưỡng cửa đại học đối với nhiều bạn là niềm mơ ước, niềm khao khát hay cũng có thể là cơ hội đầu đời, là bước ngoặt của cả đời người". Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh / chị về cảnh gặp gỡ đầu tiên giữa mẹ Tràng với nàng dâu qua đoạn văn trích sau đây trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. Qua đó thể hiện ngòi bút nhân đạo của nhà văn Kim Lân. "- Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với "nàng dâu mới": - Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng - Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau " (Dẫn theo SGK, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục) Hết
  2. KHẢO SÁT NĂNG LỰC NĂM HỌC 2020 - 2021 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 12 (Đáp án và Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích: tự sự, miêu tả và biểu 0,75 cảm. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời 1 phương thức cho 0,25đ - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm 2 Khái quát nội dung của đoạn văn bản: 0,75 - Đoạn trích là sự thấu hiểu và tình yêu thương, sẵn sàng sẻ chia của người cha với những vất vả của con trước ngưỡng cửa thi đại học. - Đồng thời, đó cũng là lời động viên, khích lệ, tin tưởng của cha dành cho những nỗ lực của con. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm - Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: không cho điểm. 3 Thái độ của người cha với con: 1,0 - Trân trọng suy nghĩ, khát vọng của con. - Tin tưởng trao cho con quyền quyết định những việc quan trọng của đời mình. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được một lí do: 0,5 điểm - Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0 điểm. 4 Ý nghĩa lời dặn của cha đối với con: tình yêu thương, trách nhiệm, sự tin tưởng, 0,5 quan tâm, động viên .của cha đối với con. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời được 1 đáp án: 0,25 đ - Học sinh không trình bày được hoặc tư tưởng sai lệch: 0 điểm II LÀM VĂN 1 Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến 2,0 được nêu trong đoạn trích phần đọc hiểu: "Ngưỡng cửa đại học đối với nhiều bạn là niềm mơ ước, niềm khao khát hay cũng có thể là cơ hội đầu đời, là bước ngoặt của cả đời người". a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân-hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ngưỡng cửa đại học có vai trò quan trọng đối 0,25 với mỗi con người, có thể quyết định tương lai của mỗi người. c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ: * Giải thích: - Ngưỡng cửa đại học là kì thi sau khi tốt nghiệp THPT và thi vào các trường
  3. chuyên nghiệp như Đại học, Cao đẳng, Trung cấp Ngưỡng cửa đại học có vai trò quan trọng đối với mỗi con người. - Là bước ngoặt của cả đời người, có thể quyết định tương lai của mỗi người. * Bàn luận: - Ngưỡng cửa Đại học, nó là khát khao, mơ ước của rất nhiều người, vì đó là con đường đảm bảo để đi đến tương lai. - Đại học là bậc học cao giúp chúng ta có nền tảng kiến thức cơ bản để vững bước vào tươi lai. Vào được Đại học ta sẽ có một tương lai rạng rỡ, cuộc sống ổn định, có việc làm phù hợp với sở thích, có điều kiện phát huy năng lực sáng tạo thực hiện ước mơ khát vọng của mình. - Đại học là bước ngoặt lớn của cả cuộc đời bởi nó tạo ra những cơ hội để chúng ta có những lựa chọn trên con đường sự nghiệp của mình - Nhưng con đường vào Đại học không phải là lựa chọn duy nhất, để con người có được tương lai tốt đẹp mà chúng ta vẫn có nhiều sự lựa chọn khác dẫn tới thành công * Bài học: - Tuổi trẻ sống cần có ước mơ, hoài bão, lí tưởng, quyết tâm thực hiện ước mơ và biến ước mơ trở thành hiện thực. - Quyết tâm học tập tốt để có thể bước chân vào giảng đường đại học, trở thành người có ích cho xã hội và cống hiến phần sức lực nhỏ bé của mình cho quê hương, đất nước. - Tuy nhiên căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh, năng lực của bản thân có thể học nghề vẫn có tương lai và gặt hái được thành công. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm 2 Cảm nhận của anh / chị về cảnh gặp gỡ đầu tiên giữa mẹ Tràng với nàng dâu qua 5,0 đoạn văn trích sau đây trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảnh gặp gỡ đầu tiên giữa mẹ Tràng với 0,5 nàng dâu qua đoạn văn cho thấy tình mẫu tử và lòng nhân ái hết sức cảm động
  4. của một bà mẹ nghèo, qua đó sáng lên giá trị tư tưởng của tác phẩm. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu: 0,5 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Giới hạn phạm vi phân tích: cảnh gặp gỡ đầu tiên giữa mẹ Tràng với nàng dâu qua đoạn văn cho thấy tình mẫu tử và lòng nhân ái hết sức cảm động của một bà mẹ nghèo, qua đó sáng lên giá trị tư tưởng của tác phẩm. Hướng dẫn chấm: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 0.25 điểm - Giới hạn phạm vi phân tích: 0.25 điểm * Khái quát: 2,5 - Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ truyện. - Tình huống và giá trị của tình huống. - Giới thiệu vị trí, nội dung đoạn trích nêu ở đề bài. * Phân tích : - Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong đoạn trích - Tình mẫu tử và lòng nhân ái hết sức cảm động của một bà mẹ nghèo - Giá trị tư tưởng của tác phẩm - NT: Miêu tả diễn biến tâm trạng tinh tế sâu sắc; Tự sự hợp lí, cuốn hút; ngôn ngữ giản dị, mộc mạc Hướng dẫn chấm: - Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm - Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2,25 điểm- 1,25 điểm. - Trình bày chung chung, chưa rõ: 0,25 điểm – 1,0 điểm * Đánh giá: 0,5 - Đây là đoạn văn thành công khi diễn tả tình mẫu tử và lòng nhân ái hết sức cảm động của một bà mẹ nghèo đoạn văn góp phần thể hiện giá trị tư tưởng TP. - Tình huống nhỏ đặt trong tình huống lớn ; Tự sự khéo léo trong cách dẫn dắt ; ngôn ngữ sinh động, chân thực ; Diễn biến tâm trạng nhân vật tinh tế, đi sâu vào đời sống nội tâm nhân vật * Khái quát lại vấn đề nghị luận. Hướng dẫn chấm: - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết
  5. so sánh với cáctác phẩm khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được hai yêu cầu trở lên: 0,5 điểm - Đáp ứng được một yêu cầu: 0,25 Tổng điểm 10,0 HẾT Tuyển tập đề minh họa 2021 thầy cô nào quan tâm liên hệ Tuanquang262002@gmail.com hoặc LH 0913486933