Đề thi chuyên đề lần 4 môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 135 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn

doc 4 trang thungat 2160
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chuyên đề lần 4 môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 135 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chuyen_de_lan_4_mon_lich_su_lop_12_ma_de_135_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề thi chuyên đề lần 4 môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 135 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC ĐỀ THI CHUYÊN ĐỀ LẦN 4 TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN MÔN: LỊCH SỬ 12 (Đề thi gồm 04 trang) NĂM HỌC: 2019 - 2020 Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian giao đề Mã đề thi: 135 Họ, tên thí sinh: SBD: Câu 1: Việt Nam là thành viên thứ mấy của tổ chức ASEAN? A. 6. B. 7. C. 8. D. 9. Câu 2: Chủ trương thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam của Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ A. Cách mạng Nga (1905 - 1907). B. Duy tân Minh Trị (Nhật Bản). C. Cải cách của vua Ra-ma V (Xiêm). D. Cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc). Câu 3: Người sản xuất chính trong các lãnh địa phong kiến là A. Lãnh chúa B. Nô lệ C. Nông nô D. Nông dân công xã Câu 4: Nội dung nào không phải là điểm giống nhau cơ bản giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Tính chất của chiến tranh. B. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh. C. Kẻ châm ngòi chiến tranh bùng nổ. D. Hậu quả đối với nhân loại. Câu 5: Trong nửa sau thế kỉ XX, xuất hiện ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới là A. Mĩ, Liên Xô, Nhật Bản. B. Mĩ, Trung Quốc, Đức. C. Mĩ, Trung Quốc, Tây Âu. D. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản. Câu 6: Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu "Chiến lược toàn cầu" của Mĩ? A. Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới. B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế. C. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới. D. Khống chế, chi phối các nuớc tư bản đồng minh phụ thuộc Mĩ. Câu 7: Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời Tổng thống Mĩ (từ H. Truman đến R. Nixon) là A. Theo đuổi chiến lược “Cam kết và mở rộng”. B. Ủng hộ “Chiến lược toàn cầu”. C. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho các nước tư bản D. Chuẩn bị tiến hành “Chiến tranh tổng lực Câu 8: Đâu là nguyên nhân chủ yếu làm sụp đổ chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu? A. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí. B. Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kĩ thuật tiên tiến. C. Sự tha hóa về phẩm chất, đạo đức của những người lãnh đạo Đảng. D. Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Câu 9: Nhận định nào sau đây đúng: 1- Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô”. 2 - Năm 1945, ba nước giành được độc lập ở Đông Nam Á là: Việt Nam, Lào, Campuchia. 3 - Cu Ba được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh”. 4 - Nhật Bản là nước rộng lớn, giàu tài nguyên khoáng sản. A. 2, 3. B. 3,4. C. 1,2. D. 1,3. Câu 10: Nguyên nhân chủ yếu khiến kinh tế Tây Âu từ năm 1973 - đầu thập kỉ 90 lâm vào khủng hoảng, suy thoái là gì? A. Sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ, Nhật và các nước NICs. Trang 1/4 - Mã đề thi 135
  2. B. Mĩ ngừng viện trợ cho Tây Âu vì một số nước trở thành đối trọng với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tếquan trọng. C. Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới. D. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 11: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ở Đông Nam Á, những nước nào sau đây có giai đoạn phải tiến hành kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân mới? A. Mã Lai, Xingapo. B. Đông Timo, Thái Lan. C. Inđônêxia, Miến Điện. D. Việt Nam, Lào. Câu 12: Hội nghị Ianta (2-1945) được tổ chức có sự tham dự của đại diện ba cường quốc nào? A. Mĩ, Liên Xô, Nhật Bản. B. Mĩ, Anh, Pháp. C. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc. D. Mĩ, Anh, Liên Xô. Câu 13: Điểm khác cơ bản của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào cần Vương là A. Kết cục đấu tranh. B. Phương pháp đấu tranh. C. Lực lượng chủ yếu. D. Mục đích đấu tranh. Câu 14: Kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ A. Tầng lớp trung gian đóng vai trò nòng cốt. B. Điều kiện khách quan giữ vai trò quyết định. C. Điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định. D. Lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định. Câu 15: Quốc gia đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất là A. Ấn Độ. B. Trung Quốc. C. Mĩ. D. Liên Xô. Câu 16: Cuộc cách mạng nào đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới? A. Cách mạng chất xám. B. Cách mạng xanh. C. Cách mạng trắng. D. Cách mạng công nghiệp. Câu 17: Yếu tố nào dưới đây quyết định sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1946 - 1950)? A. Nhân dân Liên Xô có tinh thần tự lực, tự cường. B. Liên Xô có sự hợp tác hiệu quả với các nước Đông Âu. C. Liên Xô là nuớc thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai. D. Liên Xô có lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên. Câu 18: Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm A. Phấn đấu đạt 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới. B. trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới. C. Tiếp tục xây dụng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. D. Hoàn thành cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa nền kinh tế. Câu 19: Hình thái khởi nghĩa vũ trang trong Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là A. Bắt đầu từ thành thị, lấy thành thị làm trung tâm. B. Đồng thời tiến hành khởi nghĩa ở thành thị và nông thôn. C. Bắt đầu từ nông thôn, lấy nông thôn bao vây thành thị. D. Nổi dậy của quần chúng là chủ yếu. Câu 20: Yếu tố nào sau đây quyết định nhất đến sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít. B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc. C. Hệ thống chủ nghĩa xã hội hình thành và ngày càng phát triển. D. Sự suy yếu của các nước thực dân phương Tây. Câu 21: Từ năm 1960 đến năm 1973 là giai đoạn nào của kinh tế Nhật? A. Phát triển “thần kì”. B. Khủng hoảng, suy thoái, Trang 2/4 - Mã đề thi 135
  3. C. Thực hiện ba cuộc cải cách lớn. D. Khôi phục kinh tế. Câu 22: Hệ quả quan trọng nhất của các cuộc phát kiến địa lí là gì? A. Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ. B. Khẳng định Trái Đất hình cầu. C. Mở ra những con đuờng mới, chân trời mới, vùng đất mới. D. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. Câu 23: Từ nửa sau những năm 80, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường số một thế giới về lĩnh vực nào? A. Chính trị. B. Tài chính. C. Văn hóa. D. Quân sự. Câu 24: Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (năm 1945) là: A. Tòa án quốc tế. B. Quỹ Tiền tệ quốc tế. C. Tổ chức Y tế thế giới. D. Tổ chức Giáo dục, khoa học, văn hóa. Câu 25: Một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945) là gì? A. Đàm phán, kí kết các hiệp ước với các nước phát xít bại trận. B. Các nước thắng trận thoả thuận viêc phân chia Đức thành hai nước Đông Đức và Tây Đức. C. Các nước phát xít Đức, Italia kí văn kiện đầu hàng phe Đồng minh vô điều kiện. D. Thoả thuận khu vực đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít; phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. Câu 26: Ý nào sau đây là nội dung của chiến luợc công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN? A. Tiến hành "mở cửa" nền kinh tế, thu hút vốn đầu tu và kĩ thuật nước ngoài. B. Phát triển ngoại thưong. C. Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu. D. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất. Câu 27: “NEP” là cụm từ viết tắt của A. Chính sách kinh tế mới. B. Chính sách cộng sản thời chiến. C. Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết. D. Các kế hoạch 5 năm của Liên Xô. Câu 28: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ do Đảng Quốc đại lãnh đạo. Đây là chính đảng của giai cấp nào? A. Giai cấp vô sản. B. Giai cấp tư sản. C. Giai cấp nông dân. D. Giai cấp địa chủ. Câu 29: Tổ chức nào trở thành đối trọng với NATO, đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hòa bình, an ninh ở châu Âu và thế giới? A. Tổ chức Hiệp ước Vácsava. B. Tổ chức hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á (SEATO). C. Liên hợp quốc. D. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). Câu 30: “Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.” Đó là lời hiểu dụ của ai và trong cuộc kháng chiến nào? A. Trần Hưng Đạo - kháng chiến chống Mông - Nguyên (1258 - 1288). B. Nguyễn Huệ - kháng chiến chống Xiêm (1785). C. Quang Trung - kháng chiến chống Thanh (1789). D. Lý Thường Kiệt - kháng chiến chống Tống (1075 - 1077). Trang 3/4 - Mã đề thi 135
  4. Câu 31: Từ năm 1954 - 1970, Campuchia thực hiện A. Kháng chiến chống Pháp. B. Đường lối hòa bình, trung lập. C. Chống chế độ diệt chủng Khơ-me đỏ. D. Kháng chiến chống Mĩ. Câu 32: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giữa các nước Tây Âu và Nhật Bản có điểm gì khác biệt trong quan hệ với Mĩ? A. Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhưng nhiều nước ở Tây Âu tìm cách thoát dần ảnh hưởng củaMĩ. B. Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhưng Nhật Bản lại tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ. C. Nhật Bản liên minh với các Mĩ và Liên Xô, còn Tây Âu chỉ liên minh với Mĩ. D. Nhật Bản và Tây Âu luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ, là đồng minh tin cậy của Mĩ. Câu 33: Điểm giống nhau về tình hình Việt Nam và Nhật Bản giữa thế kỉ XIX A. Bị các nước đế quốc xâu xé, thống trị. B. Chế độ phong kiến khủng hoảng sâu sắc. C. Chế độ phong kiến đang phát triển. D. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đang xuất hiện Câu 34: Trong nửa sau thế kỉ XX, xuất hiện 3 "con rồng" kinh tế Châu Á ở Đông Bắc Á là A. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. B. Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông. C. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. D. Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan. Câu 35: Theo quyết định của Hội nghị Ianta, quân đội nuớc nào sẽ chiếm đóng Nhật Bản, Nam Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Anh. B. Pháp. C. Liên Xô. D. Mĩ. Câu 36: So với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sự phát triển của Liên minh châu Âu (EU) có điểm gì khác biệt? A. Hạn chế sự can thiệp và chi phối của các cường quốc. B. Diễn ra quá trình nhất thể hóa trong khuôn khổ khu vực. C. Hợp tác, giúp đỡ các nước trong khu vực phát triển kinh tế. D. Quá trình hợp tác, mở rộng thành viên diễn ra khá lâu dài. Câu 37: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) diễn ra đầu tiên ở nước nào? A. Anh. B. Mĩ. C. Đức D. Pháp. Câu 38: Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, mâu thuẫn nào trở thành thành mâu thuẫn cơ bản, cấp bách hàng đầu của cách mạng việt Nam? A. Giữa công nhân và tư sản. B. Giữa nông dân và địa chủ. C. Tất cả các câu trên đều đúng. D. Giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp. Câu 39: Hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc chủ yếu của các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế. B. Đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa. C. Đấu tranh chính trị hợp pháp, thương lượng hòa bình. D. Đấu tranh vũ trang. Câu 40: Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc? A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. B. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. D. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 135