Đề thi giao lưu học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT huyện Yên Lạc
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giao lưu học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT huyện Yên Lạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_giao_luu_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_6_na.doc
Nội dung text: Đề thi giao lưu học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT huyện Yên Lạc
- UBND HUYỆN YÊN LẠC ĐỀ THI GIAO LƯU HSG LỚP 6 CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2016 -2017 MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ THI CHÍNH THỨC ( Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1(2,5 điểm): Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên d.0ưới: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. Chúng tôi leo dốc lên đồn Cô Tô( ) ngắm toàn cảnh Cô Tô. Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây ( Cô Tô- Nguyễn Tuân) a. Xác định và phân tích giá trị biểu đạt của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên? b. Đọc đoạn văn em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của đảo Cô Tô? Từ đó, trình bày cảm xúc của em về vùng đảo thân yêu của Tổ quốc này bằng một đoạn văn (Từ 3 đến 4 câu). Câu 2 (1,0 điểm): Trong các truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm thì những truyền thuyết nào có thể xếp cùng một nhóm và giải thích vì sao có thể xếp như vậy? Câu 3 (1,0 điểm): Em hiểu như thế nào về câu nói của thủ lĩnh Xi-át-tơn trong văn bản “ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”: “ Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi.” Câu 4 (5,5 điểm): “ Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê.Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc của đồng quê ” (Thép Mới, Cây tre Việt Nam) Hãy tả lại buổi trưa ấy theo tưởng tượng của em. Hết ( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
- UBND HUYỆN YÊN LẠC HDC ĐỀ THI GIAO LƯU HSG LỚP 6 CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2016 -2017 MÔN: NGỮ VĂN ( Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1(2,5 điểm) a) Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh: Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây (0,5 điểm) - Giá trị biểu đạt của phép tu từ so sánh: (0,5 điểm) + Diễn tả cụ thể và chân thực cảm xúc yêu mến, gắn bó của tác giả với hòn đảo Cô Tô + Cách diễn đạt sinh động, tăng sức gợi cảm b) Cảm nhận về vẻ đẹp của đảo Cô Tô: (0,5 điểm) Đoạn văn đã miêu tả hết sức sinh động và gợi cảm về vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau trận bão. Đó là vẻ đẹp trong trẻo, sáng sủa, đầy sức sống, phong phú, độc đáo của thiên nhiên trên đảo khi cơn bão qua đi. -Cảm xúc về vùng đảo: (1 điểm) + Yêu mến, tự hào vì đất nước có vùng biển đảo tươi đẹp. + Muốn được đến thăm vùng đảo thân yêu của Tổ quốc. + Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vùng đảo- chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Câu 2 ( 1điểm) -Các truyền thuyết có thể xếp cùng một nhóm: + Nhóm 1: Gồm các truyện Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh Vì đó là các truyền thuyết nằm trong chuỗi truyền thuyết về thời các vua Hùng. Các truyền thuyết này kể về con người ( vua Hùng, con trai, con gái, con rể ), cuộc sống và các sự kiện thời đại Hùng Vương. + Nhóm 2: Gồm truyện Sự tích Hồ Gươm Vì đây là truyền thuyết thời kì sau thời đại Hùng Vương ( Thời kì kháng chiến chống quân Minh xâm lược), nằm trong chuỗi truyền thuyết kể về người anh hùng dân tộc Lê Lợi Câu 3(1điểm) Câu nói thủ lĩnh Xi- át- tơn: -Câu nói đã thể hiện một cách cụ thể, sinh động quan niệm của người da đỏ về mối quan hệ giữa họ với đất đai quê hương: Coi đất như là mẹ -Thể hiện vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của đất : Đất đai với những sản vật của nó là nguồn nuôi dưỡng vô tận, cung cấp mọi thứ cần thiết cho con người ( giống như vai trò của người mẹ). Con người được lớn lên từ đất đai xứ xở, họ cũng là một phần trong sự phong phú, đa dạng của mảnh đất quê hương. =>Vì thế con người cần phải biết yêu quý, tôn trọng, bảo vệ đất đai, môi trường thiên nhiên. Câu 4 (5,5 điểm) a)Yêu cầu về kĩ năng -Trên cơ sở những kiến thức đã học về văn bản “ Cây tre Việt Nam” và kiến thức, kĩ năng đã học về văn miêu tả, học sinh biết viết bài văn miêu tả sáng tạo có bố cục mạch lạc, giàu cảm xúc, hình ảnh
- b) Yêu cầu về nội dung Cần đáp ứng được những ý cơ bản sau Mở bài (0,5 điểm) -Giới thiệu về lũy tre làng + Là hình ảnh thân thuộc ở mỗi làng quê Việt + Gắn với những kỉ niệm tuổi thơ Thân bài (4,5 điểm) 1)Giới thiệu khái quát về làng quê mình - Vị trí địa lí - Thời tiết đặc trưng - Cảnh vật thiên nhiên đặc biệt là hình ảnh của lũy tre làng 2) Vẻ đẹp của lũy tre làng trong buổi trưa hè - Bầu trời + Bầu trời giữa trưa trong xanh. Những áng mây trắng mỏng manh như dải lụa lửng lơ trôi theo chiều gió. - Gió + Gió nồm nam đã làm cho khóm tre làng rung lên những khúc nhạc đồng quê. - Lũy tre + Cành lá xao động rì rào trong gió như hàng ngàn chiếc quạt xinh xinh quạt mát cho bọn trẻ chúng tôi -Bóng nắng lọt qua khóm tre, vẽ những hình thù kì dị trên mặt đất - Hoạt động của người + Các cụ già vui thú bên bàn cờ, với chén trà và chiếc điếu cày tre + Các bà, các cô ngồi tâm sự những chuyện buồn vui của cuộc sống + Lũ trẻ chúng tôi túm năm tụm ba chơi các trò chơi dân gian: Ô ăn quan, chơi chuyền, đánh chắt - Hoạt động của vật + Những chú trâu lim dim ngủ dưới bóng tre sau buổi cày mệt nhọc + Đàn gà con rúc đầu vào đôi cánh mẹ để tránh nắng + Đàn chuồn chuồn tung tăng bay phơi cánh thắm - Âm thanh + Ngọn tre đung đưa trong gió phát ra những âm thanh kẽo kẹt như đưa võng +Tiếng chim ríu ran trên những ngọn tre + Tiếng gà trưa trong thôn làm xao động cả nắng trưa => Vẻ đẹp của lũy tre gợi nhớ đến câu văn của tác giả Thép Mới: “ Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc của đồng quê. Diều bay, diều lá tre bay lưng trời Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời ” Kết bài (0,5 điểm) -Suy nghĩ về hình ảnh cây tre -Bày tỏ tình cảm với quê hương Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý cho bài viết. Giám khảo cần phát hiện và trân trọng những sáng tạo của học sinh để cho điểm hợp lí.