Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS môn Thể dục - Năm học 2016-2017

doc 5 trang thungat 2690
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS môn Thể dục - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_giao_vien_day_gioi_cap_thcs_mon_the_duc_nam_hoc_2016.doc

Nội dung text: Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS môn Thể dục - Năm học 2016-2017

  1. UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP THCS PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2016-2017_MÔN: THỂ DỤC (Thời gian: 180 phút không kể thời gian giao đề) I.Phần nhận thức chung: (2 điểm) Đồng chí nêu các nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 bậc trung học của Phòng GD&ĐT Bình Xuyên? Trong phần các nhiệm vụ trọng tâm có viết “Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm công dân của học sinh (HS)”, đông chí hiểu như thế nào về vai trò quan trọng của việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm công dân của học sinh? Là giáo viên, đồng chí thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả cao? II. Phần kiến thức chuyên môn: (8 điểm) Câu 1: ( 2điểm ) Trình bày cấu trúc giờ thể dục ? Nêu nội dung, nhiệm vụ của từng phần . Câu 2: ( 1 điểm ) Sức bền là gì ? Nêu các nguyên tắc tập luyện sức bền . Câu 3 : (3điểm ) Nêu khái niệm về phương pháp giảng dạy động tác ? Trình bày các phương pháp giảng dạy động tác . Câu 4 : (2 điểm ) - Nêu một số điểm trong luật thi đấu điền kinh nội dung nhảy cao. - Cho bảng thành tích thi đấu nhảy cao của các VĐV : Thành tích ( m ) 1.45 1.50 1.55 1.60 STT Họ và Tên L1 L2 L3 L1 L2 L3 L1 L2 L3 L1 L2 L 3 1 Nguyễn Thành Nam 0 X 0 0 X X X 2 Trần Văn An 0 X 0 X X X 3 Tạ Thế Vinh 0 0 X 0 X X 0 4 Nguyễn Văn Chung 0 0 0 X X 0 5 Bùi Ngọc Diệp 0 0 X X 0 X X X 6 Lê Quốc Đại 0 X 0 0 X 0 Chú ý : - 0 là lượt nhảy thành công . - X là lượt nhảy không thành công . a. Dựa vào luật thi đấu điền kinh nội dung nhảy cao đồng chí hãy xếp hạng cho các VĐV . b. Giải thích cách xếp hạng . hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM Câu 1: 1. Nêu cấu trúc giờ thể dục (0.5đ) Cấu trúc giờ thể dục cấp THCS được chia làm 3 phần : - Phần chuẩn bị, - Phần cơ bản - Phầnkết thúc . Tổng thời gian cho một tiết học cấp THCS là 45 phút. 2. Nội dung, nhiệm vụ: a. Phần chuẩn bị ( Mở đầu ). - Nhiện vụ (0.25đ) : Tạo tâm lý tích cực sẵn sàng cho buổi tập.chuyển trạng thái cơ thể từ tĩnh sang động để chuẩn bị cho các hoạt động ở mức độ cao hơn. - Nội dung (0.25đ) : + Ổn định tổ chức lớp : cán sự lớp tập hợp , báo cáo sỹ số. Giáo viên kiểm tra trang phục giới thiệu nội dung bài học . + Khởi động : Thường sử dụng các bài tập phát triển chung tác động đều đến các cơ quan vận động và sát với mục tiêu của tiết học giúp học sinh xác định được nhiêm vụ của bài học mới. - Thời gian cho phần chuẩn bị giao động từ 8 – 12 phút. b.Phần cơ bản: - Nhiện vụ (0.25đ) : Là phần chủ yếu để giải quyết các nhiệm vụ của tiết học giúp học sinh rèn luyện kỹ năng hình thành kỹ xảo vận động qua đó hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Nội dung (0.25đ) : + Học động tác mới (ôn tập ) : Đây là nội dung chính của bài thường được sắp xếp vào đầu giờ thể dục .Dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh bước đầu hình thành khái niện, cách thực hiện kỹ thuât , động tác . Ở phần này học sinh còn được trang bị những chi thức liên quan đến động tác giúp các em thực hiện động tác dễ dàng hơn. + Phần tập luyện : thường sử dụng các bài tập bổ trợ, phối hợp đảm bảo tác động toàn diện đến các bộ phận cơ thể và có sự luân phiên hợp lý giữa tập luyện và nghỉ ngơi nhằm rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vân động phát triển hài hòa các cơ quan vận động và các tố chất vận động chung và chuyên môn , giáo dục phẩm chất đạo đức trí. Qua đó hoàn thành nhiệm vụ tiết học . - Thời gian cho phần cơ bản giao động từ 25 - 30 phút. c.Phần kết thúc. - Nhiện vụ (0.25đ) : Thả lỏng hồi tĩnh đưa cơ thể từ trạng thái động sang tĩnh để chuẩn bị cho các hoạt động học tập khác. - Nội dung (0.25đ) : + Thả lỏng hồi tĩnh giảm sự hưng phấn của các nhóm cơ quan . + Nhận xết, đánh giá tiết học , giao nhiêm vụ về nhà . - Thời gian cho phần kết thúc giao động từ 3 - 5 phút. Câu 2 1. Khái niệm sức bền : (0.5đ) - Sức bền là khả năng duy trì hoạt động trong thời gian dài chống lại mệt mỏi khi học tập , lao động và tập luyện thể dục thể thao . (0.25đ) - Phân loại (0.25đ): Sức bền gồm có hai loại la sức bền chung và sức bền chuyên môn . + Sức bền chung : là khả năng của cơ thể khi thực hiện các công việc nói chung trong một thời gian dài. + Sức bền chuyên môn : Là khả năng của cơ thể khi thực hiện chuyên sâu một công việc , hoạt động hay tập thể dục thể thao trong một thời gian dài .
  3. 2. Một số nguyên tắc khi tập luyện sức bền .(0.5đ) - Nguyên tắc vừa sức cá biệt hóa : Việc tập luyện sức bền phải phù hợp với lứa tuổi , giới tính , sức khỏe và trình độ tập luyện của từng người. vì vậy giáo viên cần nắm được những đặc điểm của học sinh để đưa gia lượng vận động phù hợp với từng đối tượng học sinh. VD: - Nguyên tắc tăng tiến :lượng vận động cần phải được sắp xếp một cách hợp lý và tăng dần sau mỗi buổi tập .trong quá trình tập luyện cần kiểm tra sức khỏe học sinh thường xuyên để có những điều chỉnh phù hợp. VD: - Nguyên tắc tập luyện thường xuyên , liên tục. Việc duy trì tập luyện thường xuyên , liên tục hàng ngày , hàng tuần và tập luyện một cách khoa học sẽ có tác dụng tốt cho việc rèn luyện sức bền . Câu 3: *. Định nghĩa phương pháp giảng dạy động tác. (1đ) Phương pháp giảng dạy động tác là tổng hợp các cách thức làm việc của thầy và trò nhờ đó mà học sinh nắm được tri thức , rèn luyện kỹ năm hình thành kỹ xảo vận động qua đó phát triển năng lực , hoàn thiện thể chất hoàn thành nhiệm vụ môn học. *. Các phương pháp giảng động tác. 1. Phương pháp sử dụng lời nói: (0.5đ) là quá trình sư phạm trong đó người thầy giữ vai trò chủ đạo ,thông qua lời nói giáo viên truyền thụ tri thức cho học sinh, đề gia nhiệm vụ và quá trình thực hiện nhiệm vụ đó. - Phương pháp sử dụng lời nói rất phong phú như : Thuyết trình, Phân tích giảng giải., ra lệnh Qua đó học sinh hình thành khái niệm ban đầu về động tác . - trong giờ thể dục phần lớn thời gian dành cho tập luyện vì vậy lời nói phải ngắn gọn , rõ ràng , nêu bật được nội dung cần chuyền đạt, đồng thời phải phù hợp với đối tượng học sinh và có tác dụng giáo dục kích thích hứng thú học tập của học sinh . 2. Phương pháp trực quan . (0.5đ) - là phương pháp tạo nên hình ảnh cụ thể của động tác , thúc đẩy quá trình nhận thức nhanh hơn , sâu hơn, chính xá hơn giúp nâng cao hứng thú , hiệu quả tập luyện cho học sinh. - Phương pháp trực quan gồm trực quan trực tiếp và trực quan gián tiếp. a. trực quan trực tiếp hay còn gọi là phương pháp làm mẫu là phương pháp biểu diễn lại một cách sinh động quá trình động tác giúp người học nhận biết được về tư thế , kết cấu và diễn biến kỹ thuật của động tác . - Một số yêu cầu khi sử dụng phương pháp làm mẫu : + Động tác làm mẫu phải đẹp, chính xác mô tả được toàn bộ các giai đoạn của kỹ thuật . + Phương hướng vị trí làm mẫu .Khi làm mẫu Phải để học sinh quan sát được toàn bộ động tác , tránh để học sinh quay thẳng về hướng nắng, hướng gió, nơi tập chung đông người. + Khi làm mẫu phải nhấn mạnh được yếu lĩnh, điểm then chốt của động tác b. Phương pháp trực quan gián tiếp là phương pháp tái hiện lại các hình ảnh của động tác thông qua tranh , ảnh , băng hình . 3. Phương pháp tập luyện . (1đ) - Là quá trình thao của tư duy và vân dụng những kiến thức đã học để thực hiện động tác .Trên cơ sở đó nắm vững kỹ thuật động tác ,rèn luyện kỹ năng hình thành kỹ xảo vận động phát triển các phẩm chất thể lực. Phương pháp tập luyện được chia làm 2 loại + Phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ . + Phương pháp tập luyện có định mức từng phần. a. Phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ . Là sự lặp đi lặp lại nhiều lần động tác hoặc một giai đoạn của động tác trong điều kiện có định mức chặt chẽ về hình thức tập luyện, lượng vận độngvà có sự luôn phiên giữa tập luyện và nghỉ ngơi tích
  4. cực. Nhờ vậy mà người tập nắm được chi tiết của động tác trên cơ sở đó hình thành các kỹ xảo vận động cần thiết , phát triển thể lực , rèn luyện ý trí . - Các phương pháp thuộc nhóm này bao gồm : + phương pháp tập phân đoạn ; Là sự phân chia các giai đoạn của động tác để tập luyện . thường áp dụng với các động tác phức tạp VD: tập các giai đoạn của nhảy xa kiểu ngồi + Phương pháp tập hoàn chỉnh : Là phương pháp tập toàn bộ động tác thường được áp dụng với các động tác có cấu trúc đơn giản hoặc sau khi đã tập phân đoạn VD : tập động tác quay phải , quay trái + Phương pháp tập luyện ổn định và biến đổi . Phương pháp tập luyện ổn định : là qúa tình tập luyện trong đó các động tác lặp đi lặp lại trong một điều kiện nhất đinh.nhằm củng cố và hình thành kỹ xảo đã có Phương pháp tập luyện biến đổi :Lá sự thay đổi cách thức thực hiện động tác có chủ định giúp tiếp thu các giới hạn mới củng cố và nâng cao kỹ xảo đã có + Phương pháp tập vòng tròn: Là phương pháp tập luyện theo nhóm trong đó mỗi nhóm tập luyện các bài tập khác nhau. b.Phương pháp tập luyện có định mức từng phần. Là phương pháp mà người tập được tự do lựa chọn các hình thức tập luyện để giải quyết nhiệm vụ. Phương pháp này được vận dụng khi người tập đã nắm được tri thức và vốn kỹ xảo phong phú. - Nhóm phương pháp này bao gồm 2 phương pháp. + Phương pháp trò chơi. + Phương pháp thi đấu. a. Phương pháp trò chơi . Là phương pháp tổng hợp các hoạt động vận động . Nó cho phép hoàn thiện ở mức độ lớn hơn các phẩm chát thể lực , trí tuệ b. Phương pháp thi đấu. Là sự so sánh về sức lực , đua tài để dành thứ bậc cao nhất là kết quả của quá trình tập luyện, có ý nghĩa lớn trong việc phát triển thể lực ý trí . Câu 4 : ( 2 điểm ) 1.Một số điểm trong luật điền kinh nội dung nhảy cao.( 1đ) - trong nhảy cao chỉ được phép giậm nhảy bằng 1 chân. Ở mỗi mức xà VĐV có tối đa 3 lượt nhảy . Nếu ở lần nhảy thứ nhất hoặc thứ hai VĐV không nhảy qua vẫn có quyền nhảy ở mức xà cao hơn nhưng chỉ có quyền nhảy tiếp số lượt còn lại của mức xà chưa qua .Nếu nhảy qua thì ở mức xà tiếp theo VĐV vẫn được nhảy 3 lần theo quy định. (0.25đ) - VĐV có quyền bắt đầu nhảy ở bất kỳ mức xà nào.và khi được trọng tài gọi tên thì phải thông báo mức xà khởi điểm. (0.25đ) - Thành tích chung cuộc được tính ở mức xà cao nhất mà VĐV nhảy qua .VĐV xếp thứ nhất là người nhảy thành công số lần ít nhất ở mức xà cuối cùng, nếu ở lượt nhảy cuối cùng có nhiều VĐV có thành tích và số lượt nhảy như nhau thì căn cứ vào số lần nhảy trước đó để xếp hạng . nếu vẫn bằng nhau thi cho thi đấu lại. - Trường hợp chạy lỡ đà làm rơi xà, chui qua xà vẫn tính 1 lần nhảy và không có thành tích. (0.25đ) - VĐV thi đấu được xếp theo thứ tự .trước mỗi lượt nhảy trọng tài gọi tên .VĐV đáp có nếu không trả lời Trọng tài hô vắng mặt và mất quyền thi đấu ở lượt đó.Khi trọng tài phất cờ từ duois lên trên thi VĐV mới được thực hiện lượt nhảy của mình. (0.25đ)
  5. 2. Xếp hạng VĐV (0.5đ) Họ và tên Thành tích (m )Xếp hạng Lê Quốc Đại 1.60 1 Nguyễn Văn Chung 1.60 2 Tạ Thế Vinh 1.60 3 Nguyễn Thành Nam 1.55 4 Bùi Ngọc Diệp 1.55 5 Trần Văn An 1.50 6 3. Giải Thích : ( 0.5 ) -Ở mức xà 1.60m VĐV Lê Quốc Đại ,Nguyễn Văn Chung , Tạ Thế Vinh có thành tích như nhau nhưng VĐV Lê Quốc Đại có số lần nhảy thành công ít nhất nên xếp ở vị trí số 1 - VĐV Nguyễn Văn Chung , Tạ Thế Vinh có thành tích như nhau và số lần nhảy thành công như nhau nhưng ỏ mức xà 1.55m VĐV Nguyễn Văn Chung có số lần nhảy thành công ít hơn nên xếp vị trí số 2 , VĐV Tạ Thế Vinh xếp vị trí số 3. -Ở mức xà 1.55m VĐV Nguyễn Thành Nam , Bùi Ngọc Diệp có thành tích như nhau nhưng VĐV Nguyễn Thành Nam có số lần nhảy thành công ít hơn nên xếp số 4 , VĐV Bùi Ngọc Diệp xếp thứ 5 . - VĐV Trần Văn An có thành tích thấp nhất xếp thứ 6 .