Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS môn Sinh học - Năm học 2016-2017

doc 5 trang thungat 6270
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS môn Sinh học - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_giao_vien_day_gioi_cap_thcs_mon_sinh_hoc_nam_hoc_2016.doc

Nội dung text: Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS môn Sinh học - Năm học 2016-2017

  1. UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP THCS PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2016-2017_MÔN: SINH HỌC (Thời gian: 180 phút không kể thời gian giao đề) I.Phần nhận thức chung: (2 điểm) Đồng chí nêu các nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 bậc trung học của Phòng GD&ĐT Bình Xuyên? Trong phần các nhiệm vụ trọng tâm có viết “Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm công dân của học sinh (HS)”, đông chí hiểu như thế nào về vai trò quan trọng của việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm công dân của học sinh? Là giáo viên, đồng chí thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả cao? II. Phần kiến thức chuyên môn: (8 điểm) Câu 1: Mô tả những con đường thoát hơi nước ở lá? Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước của lá? Vai trò của quá trình thoát hơi nước. Câu 2: Những muối khoáng chủ yếu nào cần thiết đối với đời sống của cây? Nêu vai trò của từng loại muối khoáng đó. Câu 3: Thầy (cô) hãy nêu đặc điểm chung của ngành chân khớp và lập bảng phân biệt các lớp động vật trong ngành chân khớp. Câu 4: Nêu những hiểu biết của thầy cô về bạch cầu. Câu 5: Thế nào là quần xã sinh vật. ? Nêu đặc điểm những mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã sinh vật. Câu 6: Nêu khái niệm và cơ chế đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ? Trình bày rõ khái niệm, hậu quả và vai trò của từng dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Câu 7: Một gà mái đẻ được một số trứng, nhưng khi ấp chỉ có 12 trứng nở thành gà con. Các hợp tử nở thành gà con có 936 nhiễm sắc thể đơn ở trạng thái chưa tự nhân đôi. Số trứng còn lại không nở thành gà con. Số tinh trùng được sinh ra phuc vụ cho gà giao phối có 624000 nhiễm sắc thể đơn. Giả thiết số tinh trùng được trực tiếp thụ tinh với các trứng nói trên chiếm tỉ lệ 1/1000 so với tổng số tinh trùng được hình thành. Mỗi tinh trùng thụ tinh với 1trứng a) Số trứng được thụ tinh? b) Những trứng không nở thành gà con có bộ nhiễm sắc thể như thế nào? c) Số gà trống và gà mái trong đàn gà con nói trên có tuân theo tỉ lệ 1: 1 không? Câu 8: Sơ đồ sau đây biểu diễn hàm lượng ADN trong một tế bào của quá trình phân bào. a. Hãy xác định sơ đồ trên biểu diễn biến đổi ADN trong quá trình phân bào nào? b. Nhận biết các giai đoạn phân bào tương ứng: I, II, III, IV, V, VI trong sơ đồ. -Hết-
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM THI GIÁO VIÊN GIỎI MÔN: SINH HỌC. NĂM HỌC 2016 – 2017. Câu Nội dung Điểm * Mô tả những con đường thoát hơi nước ở lá: Sự thoát hơi nước ở lá thông qua 2 con đường: Qua tầng cutin phủ ngoài lớp biểu bì và chủ yếu thoát hơi nước qua lỗ khí. 0,125 - Sự thoát hơi nước qua tầng cutin: Xảy ra ở những lá non, có tầng cutin mỏng hơi nước thoát qua tầng cutin mạnh. - Sự thoát hơi nước qua lỗ khí: Khi cây đủ và thừa nước lỗ khí mở cho hơi nước thoát ra ngoài. 0,25 * Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước của lá: - Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ tăng sự thoát hơi nước ở lá tăng; Nhiệt độ 1. giảm sự thoát hơi nước ở lá giảm. - Ảnh hưởng của ánh sáng: Cường độ ánh sáng mạnh tăng độ mở của lỗ khí sự thoát hơi nước ở lá tăng - Ảnh hưởng của gió: gió mạnh làm sự thoát hơi nước nhiều hơn khi gió nhẹ. 0,375 * Vai trò của quá trình thoát hơi nước: - Tạo ra sức hút (động lực chính) của quá trình hút và vận chuyển nước, muối khoáng hòa tan từ rễ lên lá. - Bảo vệ lá tránh khỏi sự đốt nóng do ánh sáng mặt trời. 0,25 (Câu 1 có 8 ý, mỗi ý trả lời đúng được 0,125 điểm. 8 x 0,125 = 1,0 điểm) Những muối khoáng chủ yếu nào cần thiết đối với đời sống của cây là: Muối đạm, muối lân và muối kali. 0,125 Vai trò của từng loại muối khoáng đối với đời sống của cây. - Vai trò của muối đạm (có chứa nitơ): cấu tạo nên các chất prôtêin (đạm hữu cơ), là thành phần cấu tạo nên chất nguyên sinh, nhân và các bào quan của tế bào thực vật. 0,125 2. - Vai trò của muối lân (chứa phốt pho): là thành phần của nhiều chất hữu cơ quan trọng trong cơ thể thực vật, tham gia vào mọi hoạt động sống trong tế bào của thực vật. 0,125 - Vai trò của muối kali (có chứa kali): thúc đẩy quá trình trao đổi chất. 0,125 (Câu 2 có 4 ý, mỗi ý trả lời đúng được 0,125 điểm. 4 x 0,125 = 0,5 điểm) Đặc điểm chung của nhanh chân khớp: - Có vỏ kitin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ. - Chân và các phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau. - Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác. Ngành chân khớp gồm 3 lớp: Lớp Giáp xác; Lớp hình nhện và Lớp sâu bọ. 0,25 Bảng phân biệt các lớp động vật trong ngành chân khớp 3. Đặc điểm Lớp Giáp xác Lớp hình nhện Lớp sâu bọ Đại diện Tôm sông, rận nước, Nhện nhà; bọ cạp; Châu chấu; gián, mọt ẩm, cài ghẻ; ve bò muỗi; ong; tằm 0,125 Môi trường sống của Nước Cạn Cạn phần lớn các loài 0,125 Các phần cơ thể Hai phần: Đầu ngực Hai phần: Đầu ngực Ba phần: Đầu; ngực và bụng và bụng và bụng 0,125 Phần phụ đặc trưng Phần đầu: có 2 đôi Phần đầu: Không có Phần đầu: có 1 đôi 0,125
  3. râu. râu râu Phần đầu ngực: Có 6 Phần ngực: Có 3 đôi đôi phần phụ chân và 2 đôi cánh Bụng chỉ còn giữ Phần bụng có phần Bụng chỉ còn giữ dạng biến đổi của phụ. dạng biến đổi của phần phụ. phần phụ. Cơ quan hô hấp Mang Phổi, ống khí Ống khí 0,125 Cơ quan bài tiết Tuyến râu, tuyến Ống bài tiết Ống bài tiết hàm 0,125 (Bảng này có 6 hàng ngang, mỗi hàng ngang đúng 0,125 điểm. 6 x 0,25 = 0,75 điểm) * Bạch cầu. Hình dạng: Hình cầu và có khả năng biến đổi hình dạng. Có nhân lớn. Màu sắc: trong suốt; Kích thước: đường kính 5 – 20 µm. 0,3 Số lượng: ở người trưởng thành: 7000 - 9000/ml máu (nam) 6000 - 8000/ml máu (nữ) Số lượng bạch cầu thay đổi tùy trạng thái sinh lý: tăng trong các trường hợp nhiễm khuẩn, viêm nhiễm; giảm trong các trường hợp bị nhiễm độc, suy tủy, nhiễm xạ 0,3 Các loại bạch cầu: 5 loại: Bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa axít, bạch cầu lim phô và bạch cầu mô nô. 0,1 4. Đời sống: Bạch cầu có thể sống 3 – 5 ngày đến 1 năm tùy loại bạch cầu Nơi sản sinh bạch cầu ở tủy xương. Nơi cư trú: Trong máu, gan, lách và hạch bạch huyết Nơi phá hủy: Mọi vị trí trong cơ thể. 0,4 Chức năng: Bảo vệ cơ thể và tiêu diệt các tế bào già, các tế bào đã chết của cơ thể. 0,1 Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu Thực bào: là khả năng “ăn” những chất lạ, vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể của bạch cầu trung tính và bạch cầu mô nô. Tạo kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên của tế bào bạch cầu limphô B. Phá hủy tế bào của cơ thể bị nhiễm bệnh của tế bào bạch cầu limphô T 0,3 (Câu 4 có 15 ý, mỗi ý trả lời đúng được 0,1 điểm. 15 x 0,1 = 1,5 điểm) Quần xã sinh vật: là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong 1 không gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó như 1 thể thống nhất nên quần xã có cấu trúc ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng. 0,2 Trong quần xã sinh vật có mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và giữa các sinh vật khác loài: 0,1 * Quan hệ cùng loài: 5. Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. 0,1 Trong 1 nhóm có những mối quan hệ: hỗ trợ và cạnh tranh + Hỗ trợ: Sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn, tăng khả năng sinh tồn. + Cạnh tranh: Ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn. 0,2 * Quan hệ khác loài: Gồm các mối quan hệ hỗ trợ và đối địch. Quan hệ hỗ trợ gồm: Cộng sinh; hội sinh, quan hệ hợp tác. Quan hệ đối địch gồm: Cạnh tranh; ký sinh, nửa ký sinh; sinh vật ăn thịt và con mồi; ức 0,2
  4. chế, cảm nhiễm Quan hệ Đặc điểm Cộng sinh Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật 0,1 Sự hợp tác giữa 2 loài SV, trong đó 1 bên có lợi còn bên kia Hội sinh không có lợi và cũng không có hại 0,1 Hỗ trợ Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật nhưng các loài Hợp tác không phụ thuộc vào nhau chặt chẽ và không nhất thiết phải thường xuyên sống cùng nhau 0,1 Các SV khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều Cạnh tranh kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau 0,1 Kí sinh, SV sống nhờ trên cơ thể của SV khác, lấy các chất dinh dưỡng, nửa kí máu Đối địch sinh 0,1 SV ăn SV Gồm các trường hợp: động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực khác vật, thực vật bắt sâu bọ 0,1 Ức chế Là quan hệ trong đó loài sinh vật này tiết chất độc ra môi trường cảm nhiễm gây ức chế sự phát triển hoặc sự sinh sản của loài khác. 0,1 Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST. Đột biến NST bao gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn. 0,1 Cơ chế gây đột biến cấu trúc NST: Các tác nhân gây ĐB ảnh hưởng đến quá trình tiếp hợp, trao đổi chéo hoặc trực tiếp làm đứt gãy NST => phá vỡ cấu trúc NST. Các đột biến cấu trúc NST dẫn đến sự thay đổi trình tự và số lượng các gen, làm thay đổi hình dạng NST. 0,1 Các dạng Khái niệm Hậu quả và vai trò - Giảm số lượng gen, làm mất cân bằng hệ gen trên NST Mất đi 1 đoạn (đoạn Mất NST- thường gây chết hoặc giảm sức sống. đứt không chứa tâm đoạn - Xác định vị trí của gen trên NST, loại bỏ những động). 6. gen có hại. 0,2 Một đoạn nào đó của NST Gia tăng số lượng gen mất cân bằng hệ gen Lặp có thể lặp lại một hay nhiều Tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính đoạn lần. trạng. 0,2 - Làm thay đổi vị trí gen trên NST => có thể gây Một đoạn NST bị đứt, Đảo hại, giảm khả năng sinh sản. quay 1800 rồi gắn vào đoạn - Góp phần cung cấp nguyên liệu cho quá trình NST. chọn giống và tiến hóa 0,2 Là dạng ĐB dẫn đến trao - Chuyển đoạn lớn thường gây chết, mất khả năng Chuyển đổi đoạn trong cùng một sinh sản. đoạn NST hoặc giữa các NST - Chuyển đoạn nhỏ được ứng dụng để chuyển gen không tương đồng. tạo giống mới. 0,2 a) Số trứng được thụ tinh - Bộ NST lưỡng bội của gà = số NST trong mỗi hợp tử : 2n = 936/12 = 78 - Số tinh trùng được hình thành 62400 : (78 : 2) = 16000 - Số trứng thụ tinh = số tinh trùng thụ tinh 16000. 1/1000 = 16 0,1 7. b) Bộ NST của trứng không nở Ở gà trứng thụ tinh hoặc không đều được đẻ ra - Trứng không được thụ tinh thì luôn luôn không nở => bộ NST n = 39 - Trứng được thụ tinh nhưng không gặp điều kiện thuận lợi của môi trường ấp thì 0,2
  5. không nở => bộ NST 2n = 78 c) Tỉ lệ trống mái - Đàn gà con có thể gồm: 6 gà trống và 6 gà mái tuân theo tỉ lệ 1:1 - Đàn gà con có thể có số gà trống không bằng số gà mái không tuân theo tỉ lệ 1:1. Bởi vì tỉ lệ này chỉ nghiệm đúng trên số lượng lớn cá thể 0,2 Vẽ lại đồ thị đúng 0,1 a) Đồ thị biểu diễn sự biến đổi hàm lượng ADN trong quá trình phân bào giảm phân 0,2 b) Các giai đoạn: Giai đoạn I, II: Kì trung gian 0,1 8. Giai đoạn III: Kì đầu, kì giữa, kì sau giảm phân I. 0,2 Giai đoạn IV: Kì cuối giảm phân I 0,1 Giai đoạn V: Kì đầu, kì giữa, kì sau giảm phân II 0,2 Giai đoạn VI: Kì cuối giảm phân II 0,1 Hết