Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 (Có ma trận và đáp án)

doc 5 trang thungat 2930
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2015_2016_co_ma_tr.doc

Nội dung text: Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 (Có ma trận và đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN : NGỮ VĂN- LỚP 8 NĂM HỌC: 2015-2016 THỜI GIAN: 90 PHÚT MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng Tổng cộng Chủ đề hiểu thấp cao 1. Văn bản - Nhận xét - Giải Lão Hạc về số phận thích ý và phẩm nghĩa câu chất của nhận xét người của ông nông dân giáo về lão qua truyện Hạc. Lão Hạc. Số câu 1 1 2 Số điểm 2 đ 1 đ 3 đ 2. Tiếng - Nhận biết việt: trường từ Trường từ vựng trong vựng, từ đoạn trích tượng đã cho. hình, từ - Nhận biết tượng từ tượng thanh, câu hình, từ ghép tượng thanh. - Nhận biết câu ghép trong đoạn trích đã cho. Số câu 3 3 Số điểm 2 đ 2 đ
  2. 3. Tập làm - Xác định Viết bài - Bài viết Bài viết có văn: Kể về thể loại, văn tự sự trôi chảy, sáng tạo. sự sum yêu cầu theo bố mạch lạc, hợp của - Lập dàn cục ba kết hợp gia đình ý, xây phần có miêu tả và em vào dựng bố kết hợp biểu cảm cuối tuần. cục ba miêu tả và hợp lí. phần biểu cảm Số câu 1 1 Số điểm 1 đ 2 đ 1 1 5 Số câu 4 2 6 Số điểm 5 đ 3 đ 1 đ 1 đ 10 đ % 50% 30 % 10% 10 % 100%
  3. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA * Đề : Câu 1: a. Chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo nghĩ: “ Không, cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Theo em, “nghĩa khác” của cái đáng buồn ấy là nghĩa gì? b. Qua văn bản Lão Hạc của Nam Cao, em hãy trình bày suy nghĩ của em về số phận và phẩm chất của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Câu 2: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ” a. Tìm trong đoạn trích những từ thuộc trường từ vựng “bộ phận cơ thể người”. b. Chỉ ra những từ tượng hình, từ tượng thanh có trong đoạn trích trên. c. Xác định câu ghép có trong đoạn trích. Câu 3: Câu chuyện về buổi sum họp gia đình em vào chiều thứ bảy.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: ( 3 đ) a.( 1 đ) “ Nghĩa khác” của cái đáng buồn ấy là: - Vì người tốt như lão Hạc không có đất dung thân. Chỉ có cái chết mới bảo toàn nhân phẩm của mình. - Chính xã hội thời bấy giờ đã dồn người nông dân đến bước đường cùng, không lối thoát. b. ( 2 đ) - Số phận: Nghèo khổ, bất hạnh, bế tắc, bị bần cùng hóa trong xã hội phong kiến. - Phẩm chất: Nhân hậu, giàu tình yêu thương con, ý thức về nhân cách, lòng tự trọng Câu 2: ( 2 đ) a. Trường từ vựng bộ phận cơ thể người: Mặt, đầu, miệng ( 0,5 đ) b. - Từ tượng hình: Co rúm, ngoẹo, móm mém. ( 0,5 đ) - Từ tượng thanh: hu hu. ( 0,5 đ) c. Câu ghép: “Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít”. (0,5 đ) Câu 4: (5 đ) * Dàn ý: 1. Mở bài: (1 đ) Giới thiệu câu chuyện về gia đình em trong một khoảnh khắc khó quên: Vào buổi chiều cuối tuần ( thứ bảy). 2. Thân bài: ( 3 đ) - Điểm qua vài nét về thời tiết , không khí trong gia đình ấm áp. (0,5 đ) - Miêu tả vài nét về cảnh vật trong nhà. (0,5 đ) - Kể lại sinh hoạt gia đình trong bầu không khí ấm áp. Mọi người quây quần bên mâm cơm, đón nhận tình yêu của những người thân. (0,5 đ) - Kể về những hoạt động của mỗi thành viên trong gia đình, sự quan tâm lẫn nhau. (0,5 đ) - Sự quan tâm của bố mẹ với những đứa con yêu và tình cảm của ông bà đối với những đứa cháu (0,5 đ) - Kết hợp kể với yếu tố miêu tả, biểu cảm khiến câu chuyện xúc động, để lại ấn tượng khó quên trong lòng người. (0,5 đ) 3. Kết bài: ( 1 đ) - Câu chuyện kết thúc. (0,5 đ) - Cảm nhận sâu sắc và cảm xúc của bản thân về tình cảm gia đình ấm áp khó quên. (0,5 đ)
  5. - Mức tối đa ( 5 đ): Khái quát được những nội dung đã nêu ở dàn ý có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm, có sáng tạo. - Mức chưa tối đa 1 (3- 4 đ): Bài viết chưa sâu sắc, thiếu một hoặc hai ý, chưa kết hợp hai yếu tố, có thể còn mắc một vài lỗi về diễn đạt, dùng từ. - Mức chưa tối đa 2 (1- 2 đ): Bài viết thiếu ý, chưa kết hợp hai yếu tố, có thể còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ. - Không đạt: Lạc đề, sai kiến thức cơ bản.