Đề thi học kỳ I môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 485 - Sở GĐ&ĐT Quảng Nam
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 485 - Sở GĐ&ĐT Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_10_ma_de_485_so_gddt_quang.doc
Nội dung text: Đề thi học kỳ I môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 485 - Sở GĐ&ĐT Quảng Nam
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NAM ĐỀ THI HỌC KỲ I TRUNG TÂM GDTX QUẢNG NAM Môn Học: Sinh học 10 Thời gian làm bài:60 phút; (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Mã đề thi 485 Họ và tên học viên: I/ TRẮC NGHIỆM: (6đ) Câu 1: Trong các yếu tố sau yếu tố nào không phải là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim? A. Chất ức chế. B. Nồng độ enzim C. Ánh sáng. D. Nồng độ cơ chất. Câu 2: Phát biểu sau đây không đúng khi nói về vi khuẩn là : A. Dạng sống chưa có cấu tạo tế bào B. Trong tế bào chất có chứa ribôxôm C. Bên ngòai tế bào có lớp vỏ nhày và có tác dụng bảo vệ D. Cơ thể đơn bào, tế bào có nhân sơ Câu 3: Phát biểu sau đây có nội dung đúng là: A. Enzim là một chất xúc tác sinh học B. Theo cấu trúc enzim có ba loại. C. Enzim được cấu tạo từ lipit D. Enzim bị biến đổi sau phản ứng Câu 4: Câu có nội dung đúng sau đây là: A. Sự khuyếch tán là 1 hình thức vận chuyển chủ động. B. Sự vận chuyển chủ động trong tế bào cần được cung cấp năng lượng. C. Vận chuyển tích cực là sự thẩm thấu. D. Vật chất trong cơ thể luôn di chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao . Câu 5: Cấu trúc nào sau đây thuộc loại tế bào nhân sơ ? A. Virut B. Vi khuẩn C. Tế bào động vật D. Tế bào thực vật Câu 6: Hoạt động nào sau đây không cần năng lượng cung cấp từ ATP? A. Tổng hợp glucozo ở lục lạp B. Sinh trưởng ở cây xanh C. Sự co cơ ở động vật D. Sự khuyếch tán vật chất qua màng tế bào Câu 7: Có hai dạng năng lượng được phân chia dựa trên trạng thái tồn tại của chúng là : A. Điện năng và thế năng B. Hoá năng và điện năng C. Động năng và thế năng D. Động năng và hoá năng Câu 8: ADN vừa đa dạng vừa đặc thù là do: A. ADN có bậc cấu trúc không gian khác nhau. B. Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các nuclêôtit khác nhau. C. ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. D. Số lượng các nuclêôtit khác nhau. Câu 9: Liên kết giữa các axit amin trong chuỗi polypeptit là: A. Liên kết hidro B. Liên kết peptit. C. Liên kết este D. Liên kết cộng hóa trị Câu 10: Trong ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt động của Enzim , thì nhiệt độ tối ưu của môi trường là giá trị nhiệt độ mà ở đó: A. Enzim có hoạt tính thấp nhất B. Enzim ngừng hoạt động C. Enzim bắt đầu hoạt động D. Enzim có hoạt tính cao nhất Câu 11: Lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn khác nhau ở chỗ lưới nội chất hạt: A. Hình túi, còn lưới nội chất trơn hình ống. B. Nối thông với khoang giữa của màng nhân, còn lưới nội chất trơn thì không. C. Có ri bôxom bám ở trong màng, lưới nội chất trơn có ri bôxoom bám ở ngoài màng. D. Có đính các hạt ri bô xôm, còn lưới nội chất trơn không có. Trang 1/4 - Mã đề thi 485
- Câu 12: Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng được gọi là: A. Sự thẩm thấu. B. Vận chuyển tích cực. C. Vận chuyển chủ động. D. Vận chuyển qua kênh. Câu 13: Tế bào nhân sơ được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là: A. Tế bào chất, vùng nhân , các bào quan B. Nhân phân hoá , các bào quan , màng sinh chất C. Màng sinh chất , các bào quan , vùng nhân D. Màng sinh chất , tế bào chất , vùng nhân Câu 14: Thế năng là : A. Năng lượng giải phòng khi phân giải chất hữu cơ B. Năng lượng ở trạng thái tiềm ẩn C. Năng lượng cơ học D. Năng lượng mặt trời Câu 15: Trong cấu tạo của enzim vùng liên kết tạm thời với cơ chất gọi là: A. Vùng ức chế B. Trung tâm hoạt hóa. C. Trung tâm hoạt động. D. Vùng hoạt hóa. Câu 16: Giai đoạn đầu tiên trong cơ chế tác dụng của Enzim lên các phản ứng là A. Tạo các sản phẩm trung gian. B. Giải phóng Enzim khỏi cơ chất C. Tạo sản phẩm cuối cùng D. Tạo ra Enzim - cơ chất Câu 17: Vật chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng nào sau đây ? A. Dạng tinh thể rắn và khí B. Dạng tinh thể rắn C. Hoà tan trong dung môi D. Dạng khí Câu 18: Enzim là: A. Chất tiêu hóa thức ăn của cơ thể. B. Chất phân hủy đường saccarôzơ thành glucôzơ và fructôzơ. C. Chất làm giảm năng lượng hoạt hóa cho các phản ứng hóa họa xảy ra trong tế bào. D. Chất xúc tác sinh học được tạo ra bởi cơ thể sống. Câu 19: Năng lượng tích luỹ trong liên kết hoá học của các chất hữu cơ trong tế bào được gọi là : A. Nhiệt năng B. Động năng C. Hoá năng D. Điện năng Câu 20: Chức năng quan trọng nhất của nhân tế bào là: A. Chứa đựng thông tin di truyền. B. Tổng hợp nên ribôxôm. C. Trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. D. Cả A và C. Câu 21: Một số loại vi khuẩn gây bệnh ở người, bên ngoài thành tế bào còn có lớp vỏ nhầy giúp nó: A. Không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh. B. Ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt. C. Dễ di chuyển. D. Dễ thực hiện trao đổi chất. Câu 22: Thành phần nào sau đây không có ở cấu tạo của tế bào vi khuẩn ? A. Màng sinh chất B. Vỏ nhầy C. Lông roi D. Mạng lưới nội chất Câu 23: Chất nào sau đây không có trong thành phần của phân tử ATP? A. Prôtêin B. Bazơnitric C. Nhóm photphat D. Đường Câu 24: Câu nào không đúng khi nói về các nguyên tố hoá học cấu tạo nên thế giới sống và thế giới không sống? A. Tất cả các nguyên tố hoá học có trong tự nhiên đều cần thiết cho sự sống. B. Các nguyên tố C, H, O, N chiếm khoảng 96% khối lượng cơ thể sống. C. Thành phần các nguyên tố hoá học trong cơ thể sống và vật không sống là rất khác nhau Trang 2/4 - Mã đề thi 485
- D. Thế giới sống và không sống đều được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học. Câu 25: Hoạt động nào sau đây không cần năng lượng cung cấp từ ATP? A. Sự khuyếch tán vật chất qua màng tế bào B. Sinh trưởng ở cây xanh. C. Sự co cơ ở động vật D. Sự vận chuyển ôxi của hồng cầu ở người Câu 26: Thành phần hoá học của nhiễm sắc thể trong nhân tế bào là : A. ADN và prôtêin B. Prôtêin và lipit C. ARN và gluxit D. ADN và ARN Câu 27: Enzim có bản chất là: A. Mônôsaccrit B. Photpholipit C. Pôlisaccarit D. Prôtêin Câu 28: Lipit là chất có đặc tính A. Có ái lực rất mạnh với nước B. Tan nhiều trong nước C. Không tan trong nước D. Tan rất ít trong nước Câu 29: Câu có nội dung đúng sau đây là : A. Vận chuyển tích cực là sự thẩm thấu B. Sự khuyếch tán là 1 hình thức vận chuyển chủ động C. Sự vận chuyển chủ động trong tế bào cần được cung cấp năng lượng D. Vật chất trong cơ thể luôn di chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao . Câu 30: Ađênôzin triphotphat là tên đầy đủ của hợp chất nào sau đây ? A. ATP B. ADP C. AMP D. FAD+ II/ TỰ LUẬN: (4đ) Câu 1:Nêu cấu trúc và cơ chế tác động của Enzim? (2đ) Câu 2: Thế nào là vận chuyển thụ động? Trình bày các hình thức vận chuyển thụ động qua màng sinh chất? (2đ) HẾT BÀI LÀM I/ TRẮC NGHIỆM: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 II/ TỰ LUẬN: Trang 3/4 - Mã đề thi 485
- Trang 4/4 - Mã đề thi 485