Đề thi học kỳ I môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thanh Am (Có ma trận và đáp án)

doc 3 trang thungat 3800
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thanh Am (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_7_nam_hoc_2018_2019_truong_th.doc

Nội dung text: Đề thi học kỳ I môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thanh Am (Có ma trận và đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ THI HỌC KÌ I Năm học 2018 - 2019 Môn: VẬT LÝ 7 ĐỀ DỰ PHÒNG Thời gian làm bài: 45 phút; Ngày thi: 6/12/2018 I.TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Học sinh dùng bút chì tô kín đáp án đúng cho các câu hỏi sau vào giấy kiểm tra được phát. Câu 1:Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi: A. ta mở mắt trong phòng đang bật đèn.B. ta nhắm mắt trong phòng đang bật đèn. C. ta mở mắt trong phòng đang tắt đèn.D. ta nhắm mắt trong phòng đang tắt đèn. Câu 2: Vật nào sau đây không phải là vật sáng? A. Bông hoa dưới ánh nắng mặt trời. B. Con mèo dưới ánh nắng mặt trời. C. Con người dưới ánh nắng mặt trời. D. Bảng đen dưới ánh nắng mặt trời Câu 3: Vật nào sau đây là nguồn sáng? A. Con người dưới ánh nắng mặt trời.B. Bông hoa dưới ánh nắng mặt trời. C. Con mèo dưới ánh nắng mặt trời.D. Bóng đèn đang sáng. Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đường truyền của ánh sáng? A. Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng. B. Đường truyền của ánh sáng trong môi trường trong suốt là đường cong bất kì. C. Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường gấp khúc. D. Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường zic zăc. Câu 5: Trong những vật sau đây, vật nào không thể cho ánh sáng truyền qua? A. Tấm thủy tinh. B. Nước nguyên chất.C. Tấm nhựa trong suốtD. Tấm gỗ. Câu 6: Chùm sáng hội tụ là chùm sáng: A. giao nhau tại một điểm trên đường truyền của chúng. B. giao nhau tại ba điểm khác nhau trên đường truyền của chúng. C. loe rộng ra trên đường truyền của chúng. D. không giao nhau trên đường truyền của chúng. Câu 7: Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có hiện tượng nhật thực? A. Ban đêm, khi mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được nơi ta đứng. B. Ban ngày khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất nơi ta đứng. C. Ban ngày khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng. D. Ban đêm khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng. Câu 8: Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có hiện tượng nguyệt thực? A. Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng Mặt Trời. B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất. C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tời Trái Đất. D. Khi Mặt Trăng bị mây che khuất không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tời Trái Đất. Câu 9: Theo định luật phản xạ ánh sáng thì tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa: A. Tia tới B. Tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới. C. Mặt phẳng nào cũng được D. Đường pháp tuyến
  2. Câu 10: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không có tính chất nào sau đây? A. Ảnh thật, hứng được trên màn chắn. B. Ảnh ảo, không hứng được trên màn chắc. C. Có kích thước lớn bằng vật. D. Khoảng cách đến gương bằng khoảng cách từ gương đến vật. Câu 11: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng phản xạ ánh sáng? A. Chiếu đèn pin lên tấm kính, ta thấy bên kia tấm kính cũng có ánh sáng. B. Chiếu đèn pin lên mảnh vải ta thấy sau mảnh vải có ánh sáng. C. Chiếu đèn pin lên mặt gương phẳng ta thấy có ánh sáng trên tường trước gương. D. Chiếu đèn pin lên bàn ta thấy có quyển sách. Câu 12: Chiếu một tia sáng đến gương phẳng hợp với mặt phẳng gương một góc 300. Góc phản xạ bằng: A. 300 B. 900 C. 600 D. 150 Câu 13: Người ta dùng gương cầu lõm khám răng để: A. Dễ dàng quan sát răng. B. Để cho tiện. C. Có tầm nhìn rộng hơn. D. Để cho đẹp. Câu 14: Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm (vật đặt gần sát gương)? A. Lớn bằng vật B. Nhỏ hơn vật C. Tùy vị trí đặt mắt D. Lớn hơn vật Câu 15: Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm sáng phân kì thành một chùm sáng? A. Hội tụ B. Phân kì C. Song song D. Vừa song song vừa hội tụ Câu 16: Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lồi ? A. Lớn bằng vật B. Nhỏ hơn vật C. Tùy vị trí đặt mắt D. Lớn hơn vật Câu 17: Càng ra xa nguồn âm, âm thanh càng: A. Càng to B. Càng nhỏ C. Càng cao D. Càng thấp. Câu 18: Âm thanh phát ra cao hay thấp phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau đây? A. Biên độ dao động B. Chất liệu C. Tần số dao động D. Nhiệt độ Câu 19: Đơn vị dùng để đo độ cao của âm là: A. dB B. Hz C. Niu Tơn D. Kg Câu 20: Vật nào sau đây phát ra âm to nhất? A. Mặt trống dao động với độ to 30 dB B. Dây đàn Ghi-ta dao động với độ to 50 dB C. Màng loa dao động với độ to 25 dB D. Mặt chiêng dao động với độ to 15 dB II. PHẦN TỰ LUẬN ( 5 điểm ) Trình bày câu trả lời vào giấy kiểm tra được phát. Câu 1 (2,5 điểm): Tính tần số dao động của các nguồn âm sau và xếp thứ tự các nguồn âm phát ra âm từ trầm đến bổng. + Trong 6 phút, mặt trống thực hiện được 12600 dao động. + Trong 10 phút, mặt chiêng thực hiện được 30000 dao động. + Trong 200 giây, đàn Ghi-ta thực hiện được 8000 dao động. + Trong 2p, màng loa thực hiện được 3600 dao động. B Câu 2 (2 điểm): (G2) a) Vẽ tia phản xạ và tính góc phản xạ trong hình a . b) Vẽ ảnh của vật qua gương phẳng trong hình b. A Câu 3 (0,5 điểm): Ở đoạn đường gấp khúc nhiều góc a) khuất, người ta hay treo một gương cầu. Hãy cho biết b) gương đó là gương gì và dùng gương đó có ích lợi gì?
  3. TRƯỜNG THCS THANH AM HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Năm học: 2018 – 2019 ĐỀ THI HỌC KÌ VẬT LÝ 7 ĐỀ DỰ PHÒNG I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 B D D A D A B B B A Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 C A A C C B B C B B II. PHẦN TỰ LUẬN ( 5 điểm): Câu Nội dung Biểu điểm Câu 1: (2,5 điểm) + Tần số dao động của mặt trống: 35Hz (0,5 đ) + Tần số dao động của mặt chiêng: 50Hz (0,5 đ) + Tần số dao động của Ghi-ta: 40Hz (0,5 đ) + Tần số dao động của Loa: 30Hz (0,5 đ) Sắp xếp: Loa, trống, ghi-ta, chiêng. (0,5 đ) Câu 2: (2 điểm) - Vẽ đúng tia phản xạ (1 đ) - Tính đúng góc phản xạ (0,5 đ) - Vẽ đúng hình (1 đ) Vẽ thiếu đường truyền tia sáng trừ 0,25 điểm Không vẽ ảnh ảo (trừ 0,25 điểm) Không kí hiệu những đoạn bằng nhau ( trừ 0,25 điểm) Câu 3: (0,5 điểm) Đó là gương cầu lồi, dùng gương cầu lồi giúp (0,5 đ) người điều khiển xe dễ dàng quan sát những góc khuất, kịp thời tránh xe giảm nguy cơ tai nạn giao thông. Ban Giám Hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thị Lương Phạm Thị Thu Phương