Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 (Có ma trận và đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2017_2018_co_ma_t.doc
Nội dung text: Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 (Có ma trận và đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: Nhằm đánh giá - Hệ thống kiến thức cơ bản của học sinh về cả ba phần (Đọc - Hiểu văn bản, Tiếng việt và Tập làm văn) trong SGK Ngữ văn 9 tập 2. - Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Hình thức: Tự luận - Cách tổ chức: Cho HS làm bài thi kiểm tra trong thời gian: 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ - Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 9 - Học kì II. - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận.
- KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II - MÔN NGỮ VĂN LỚP 9. NĂM HỌC 2017 – 2018 Mức độ Vận dụng Cộng Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Văn học - Qua văn bản đã học, học sinh - Hiểu được dụng ý của tác - Sang thu nhận biết được những thông điệp giả trong việc xây các hình - Rô-bin-xơn mà tác giả muốn thể hiện qua ảnh thơ cũng như tác dụng ngoài đảo việc xây dựng nhân vật trong tác của hai câu thơ đó trong hoang phẩm của mình. bài. Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 2 Số điểm Số điểm: 1,0 Số điểm: 2,0 Số điểm: 3,0 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 30 % 2.Tiếng Việt - Dựa vào bài học để nhận biết - Nghĩa tường được người nói, người nghe minh và hàm ý trong một đoạn văn cho sẵn; xác định được hàm ý của câu và nhận biết một số vấn đề có liên quan đến việc sử dụng hàm ý đó. - Các kiểu câu. - Xác định và gọi đúng tên của các thành phần trong một câu cho sẵn. Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm Số điểm: 2,0 Số điểm: 2,0 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 20 % 3. Tập làm - Nhận biết những yêu cầu của .- Hiểu và viết đúng thể loại - Biết vận dụng những kiến thức - HS nghị luận đầy đủ, rõ văn kiểu bài nghị luận văn học (phân văn nghị luận. (Sử dụng đã học về đặc điểm nội dung, ràng, có hệ thống lí lẽ, - Nghị luận tích một đoạn thơ, bài thơ). Nhận đúng phương pháp và hình thức của thể loại để tạo lập dẫn chứng, lập luận văn học biết được những vấn đề có liên những yêu cầu của thể một văn bản hoàn chỉnh. Vận thuyết phục. Hành văn quan đến giá trị nội dung, nghệ loại). Tuân thủ theo đúng dụng được những kiến thức có trong sáng, lôi cuốn, hấp thuật của đoạn thơ đã cho để làm bố cục ba phần của một bài liên quan đến đoạn thơ, bài thơ dẫn người đọc, người bài. tập làm văn. Hiểu và nắm vào bài làm một cách hiệu quả nghe. vững các nội dung cần nghị nhất. Phân tích để làm sáng tỏ nội luận trong bài. dung cần nghị luận. Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm Số điểm: 1,0 Số điểm: 1,0 Số điểm: 2,0 Số điểm: 1,0 Số điểm: 5,0 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 50% Tổng số câu Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 4 Tổng điểm Số điểm: 4,0 Số điểm: 3,0 Số điểm: 2,0 Số điểm: 1,0 Số điểm: 10 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 30 % Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 100 %
- PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2,0 điểm) Hai câu thơ sau đây được trích trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa và tác dụng của hai câu thơ đó đối với toàn bài thơ? “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.” Câu 2. (1,0 điểm) Em hãy cho biết qua nhân vật Rô-bin-xơn trong đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, nhà văn Anh Đi-phô muốn gửi đến chúng ta bức thông điệp gì? Câu 3. (2,0 điểm) a) Người nói, người nghe của câu được in đậm trong đoạn văn dưới đây là ai? Xác định hàm ý của câu nói ấy. Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó? “- Anh nói nữa đi. - Ông giục. - Báo cáo hết! – Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. – Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy. Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả chính người họa sĩ già. Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế.” (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long) b) Xác định và gọi tên các thành phần câu của câu sau đây: “Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.” (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng) Câu 4. (5,0 điểm) Phân tích hai khổ thơ sau đây: “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.” (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) HẾT
- PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC KÌ II. NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 (Gồm 02 trang) Câu Ý Nội dung Thang (điểm) điểm HS trình bày ý hiểu về ý nghĩa và tác dụng của hai câu thơ được trích trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh dựa trên các ý cơ bản sau đây: Câu 1 - Ý nghĩa thực: Cuối hạ sang đầu thu, mưa ít vì thế tiếng sấm 0,5đ (2,0 đ) không còn gây bất ngờ với hàng cây cổ thụ - Ý nghĩa ẩn dụ: Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng 0,75đ hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời - Tác dụng: Giúp cho nội dung diễn đạt của bài thơ phong phú, có 0,75đ tính hàm xúc, đa nghĩa tạo cho bài thơ có chiều sâu của triết lí Bức thông điệp mà tác giả muốn gửi qua nhân vật Rô-bin-xơn: Câu 2 - Bản lĩnh phi thường nhất định phát huy sức mạnh và trí tuệ để cải 0,5đ (1,0 đ) tạo hoàn cảnh, bắt thiên nhiên phục vụ cuộc sống con người. -Trước cảnh ngộ khắc nghiệt, phải biết sống và sống lạc quan 0,5đ - Người nói: Anh thanh niên; người nghe: Ông họa sĩ và cô gái; 0,25đ - Hàm ý của câu in đậm: Mời bác và cô vào uống nước; 0,25đ a - Hai người nghe đều hiểu hàm ý; 0,25đ - Chi tiết chứng tỏ điều đó: “Ông theo liền anh thanh niên vào 0,25đ Câu 3 trong nhà” và “ngồi xuống ghế”. (2,0 đ) Xác định và gọi tên các thành phần câu: - Lúc đi: Trạng ngữ; 0,25đ b - đứa con gái đầu lòng của anh: CN 0,25đ - và cũng là đứa con duy nhất của anh: Thành phần biệt lập phụ chú 0,25đ - chưa đầy một tuổi: VN 0,25đ - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm MB - Giới thiệu vị trí, khái quát nghệ thuật, nội dung và cảm xúc của 0,5đ đoạn thơ - Nhận xét, đánh giá của người viết Học sinh phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ Câu 4 dựa trên các ý cơ bản như sau: (5,0 đ) - Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ 0,25đ chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm TB niệm của nhà thơ trước mùa xuân đất nước - Phép trùng điệp “Ta làm” ; “Ta nhập vào” diễn tả một cách tha thiết khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, 0,5đ được cống hiến phần tốt đẹp – dù bé nhỏ, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước
- - Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong 1,0đ những hình ảnh thơ đẹp, tự nhiên và giản dị: + “Con chim hót”, “một cành hoa” đó là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên , tác giả mượn những hình ảnh đó để nói lên ước nguyện của mình: Đem cuộc đời mình để hòa nhập và cống hiến cho đất nước + Giữa mùa xuân của đất nước, tác giả xin làm một “con chim hót”, làm “một cành hoa” giữa bản hòa ca tươi vui đầy sức sống của cuộc đời, nhà thơ xin làm “một nốt trầm xao xuyến” - “Một mùa xuân nho nhỏ”; “Lặng lẽ dâng cho đời” là hình ảnh 1,0đ ẩn dụ mang vẻ đẹp giản dị, khiêm nhường, thể hiện thật xúc động điều tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ - Khao khát được cống hiến mà không bị giới hạn về thời gian và 0,75đ tuổi tác “Dù là tuổi hai mươi”; “Dù là khi tóc bạc” => Bằng giọng tâm sự nhỏ nhẹ, sâu lắng, ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải đã đi vào lòng người đọc và lung linh trong một ánh 0,5đ sáng nhân sinh quan cao đẹp , mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét đẹp riêng, phải cống hiến cái phần tinh túy, dù là nhỏ bé cho đất nước và phải không ngừng cống hiến, đó mới là ý nghĩa cao quý của đời người KB - Khái quát lại giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ 0,5đ - Liên hệ bản thân (Hoặc mở rộng vấn đề) Lưu ý: Giáo viên có thể linh hoạt trong quá trình chấm bài trước những sáng tạo của học sinh. Hết