Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2014-2015 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2014-2015 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2014_2015_co.docx
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2014-2015 (Có đáp án)
- ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI - NĂM HỌC 2014-2015 Môn: NGỮ VĂN LỚP 12 - THPT Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (8 điểm) “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” ( Trích Nhật ký Đặng Thùy Trâm) Suy nghĩ của anh / chị về câu nói trên. Câu 2: (12 điểm) “Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng là đặc điểm nổi bật trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng “. Hãy chứng minh nhận định trên. HẾT
- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI - NĂM HỌC 2014-2015 Môn: NGỮ VĂN LỚP 12 – THPT I. Câu 1 (8 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Thí sinh nắm vững kĩ năng làm bài nghị luận xã hội, vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận để làm sáng tỏ yêu cầu của đề bài và nêu suy nghĩ của bản thân. - Bố cục mạch lạc, kết cấu chặt chẽ, thuyết phục. - Hành văn gãy gọn, khúc chiết, có sức truyền cảm; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ viết sạch đẹp. 2. Yêu cầu về kiến thức: * Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, song cần đáp ứng được những yêu cầu sau: 2.1. Giải thích: - Giông tố ở đây là chỉ gian nan, thử thách trong cuộc sống - Câu nói khẳng định:cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng trước thử thách, gian nan. 2.2. Phân tích ,chứng minh vấn đề: - Đời phải trải qua những giông tố ,đây giống như một qui luật tất yếu của cuộc sống mà con người cần phải có ý chí, nghị lực vượt qua. - Đứng trước những giông tố của cuộc đời con người không được khuất phục, không được nản chí ,phải biết vươn lên làm chủ cuộc sống - Xem gian nan ,thử thách là môi trường tôi luyện con người, giúp chúng ta đúng vững vàng hơn sau mỗi lần vấp ngã “ thất bại là mẹ thành công” - Câu nói hoàn toàn đúng , giúp con người có nghị lực sống ,lạc quan tin tưởng vào tương lai phía trước. 2.3 Bình luận, mở rộng vấn đề : Trong thực tế cuộc sống còn tồn tại một bộ phận người thiếu bản lĩnh, gặp thất bại một lần là nản chí;lười nhác chỉ thích hưởng thụ chứ không thích làm,ngại khó, ngại khổ nên dễ thất bại thất bại trong công việc. 2.4. Bài học nhận thức và hành động
- - Xem giông tố là môi trường tôi luyện con người, giúp con người trưởng thành hơn sau mỗi lần vấp ngã. - Phải có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. - Chống tư tưởng hèn nhát và phê phán lối sống thiếu ý chí,nghị lực *Lưu ý: Học sinh có thể có nhiều cách nhìn nhận và thể hiện khác nhau về ý kiến trên miễn là bài viết đủ sức thuyết phục, chặt chẽ, lôgic; giám khảo căn cứ trên bài làm thực tế của thí sinh để đánh giá, cho điểm. 3. Biểu điểm - Điểm 7 – 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, văn lưu loát; ý sâu sắc, sáng tạo; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. - Điểm 5 – 6: Đáp ứng được phần lớn những yêu cầu trên, văn trôi chảy, mạch lạc, dẫn chứng có chọn lọc, còn vài sai sót nhỏ. - Điểm 3 – 4: Hiểu đúng vấn đề đặt ra nhưng ý chưa sâu sắc, còn mắc vài lỗi diễn đạt. - Điểm 1 – 2: Hiểu vấn đề còn mơ hồ, ý sơ sài, văn chưa được mạch lạc. - Điểm 0: Hiểu sai lạc đề hoặc để giấy trắng. II. Câu 2 (12 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học. - Bố cục rõ ràng, thuyết phục, có khả năng khái quát, tổng hợp vấn đề. - Diễn đạt trôi chảy, câu văn sáng rõ, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: * Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng cần đáp ứng được những yêu cầu sau: 2.1 Cảm hứng lãng mạn: - Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ - Bức tranh thiên nhiên miền Tây dữ dội, hoang sơ, nguy hiểm nhưng không kém phần mĩ lệ ,thơ mộng,trữ tình. - Cuộc hành quân chiến đấu của người lính Tây tiến đầy gian nan ,vất vả nhưng họ hiện lên rất đẹp và bản lĩnh
- + Không ngại khó, ngại khổ, sẵn sàng vượt qua mọi thử thách của thiên nhiên để làm tròn trách nhiệm với Tổ quốc. + Tâm hồn: vẫn lạc quan , yêu đời, nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên,đắm say trong đêm sinh hoạt liên hoan nơi xứ bạn đặc biệt tâm hồn trẻ trung ,hào hoa, lãng mạn, mơ mộng, trái tim rạo rực yêu đương “ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” -> Cảm hứng lãng mạn đã xóa đi những nét tiều tụy, bi thảm -> làm cho người lính trở nên oai hùng, sang trọng, hào hoa. 2.2 Tình thần bi tráng - Đối diện với nhiều khó khăn thử thách trên con đường hành quân và trong trận chiến nhưng người lính Tây Tiến mạnh mẽ, phi thường, hiên ngang, bất khuất. - Sự hi sinh của người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp bi tráng. - Dòng sông Mã gầm lên khúc độc hành tiễn đưa các anh vào cõi vĩnh hằng. - Kết thúc bài thơ là lời thề gắn bó sâu nặng với Tổ quốc , hy sinh cả cuộc đời vì sự nghiệp cách mạng. -> Tinh thần bi tráng đã tạo nên tính bất tử của người lính Tây Tiến, đã khắc họa thành công “tượng đài bất tử về người lính vô danh” => Càm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng đã tạo nên chất sử thi đặc biệt của bài thơ. Biểu điểm - Điểm 11 - 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, khuyến khích bài làm có hiểu biết, suy nghĩ, cảm thụ sâu sắc, sáng tạo. - Điểm 9 - 10: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, diễn đạt khá tốt, văn mạch lạc, trong sáng, còn mắc vài sai sót nhỏ. - Điểm 7 - 8: Hiểu và nắm được yêu cầu đề, bố cục mạch lạc, văn có cảm xúc, có thể vẫn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 5 - 6: Hiểu và nắm được yêu cầu đề tuy chưa đáp ứng hết yêu cầu nhưng vẫn làm rõ trọng tâm, còn vài sai sót nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3- 4: Hiểu đề song khai thác chưa sâu, còn lúng túng khi giải quyết vấn đề, không xoáy được trọng tâm, diễn đạt còn lủng củng. - Điểm 1 – 2: Bài làm chỉ nêu được một vài kiến thức về tác phẩm song lan man, mắc khá nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0 : Hiểu sai lạc đề, diễn đạt kém hoặc để giấy trắng.
- Lưu ý: - Hướng dẫn chấm chỉ mang tính gợi ý, khi chấm giám khảo cần có sự thống nhất chung về biểu điểm cụ thể. - Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) phải bảo đảm không làm sai lệch điểm mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm. - Trân trọng những bài làm sáng tạo, có tính chất phát hiện vấn đề của HS và những bài làm có cảm xúc văn chương thật sự. - Điểm tổng cộng làm tròn đến 0.25. HẾT