Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Nguyễn Huệ

doc 3 trang thungat 1600
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2014_2015_tr.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Nguyễn Huệ

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 01 trang) Câu 1 (8 điểm) Con đường gần nhất để ra khỏi gian nan là đi xuyên qua nó Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên. Câu 2 (12 điểm) Sự vận động trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng Tháng Tám: từ Chữ người tử tù đến Người lái đò sông Đà. Hết Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) HƯỚNG DẪN CHẤM I. HƯỚNG DẪN CHUNG Đề bài gồm 2 câu theo cấu trúc đề thi học sinh giỏi Quốc gia: câu 1 (8 điểm) là bài nghị luận xã hội; câu 2 (12 điểm) là bài nghị luận văn học. Đề bài có sự tích hợp kiểm tra kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận của học sinh. Giám khảo cần nắm vững nội dung bài làm của học sinh để đánh giá, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Chú ý khuyến khích các bài viết có ý riêng, sáng tạo. Thí sinh có thể trình bày theo các cách riêng, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm. II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 1. Yêu cầu chung về kĩ năng Nắm phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội và bài nghị luận văn học. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ. 2. Yêu cầu chung về nội dung Câu Nội dung Điểm Câu Con đường gần nhất để ra khỏi gian nan là đi xuyên qua nó 8,0 1 Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên. Giới thiệu vấn đề nghị luận 1,0 Giải thích vấn đề 2,0 Gian nan: khó khăn, thử thách trong cuộc sống, trong học tập và lao động Đi xuyên qua nó: đối đầu với khó khăn, thử thách -> Đối đầu với gian nan là cách để đi đến thành công. Phân tích tính chất đúng đắn của quan niệm 4,0 Câu phương ngôn đưa ra một quan niệm sống tích cực: Cuộc sống luôn song hành với muôn vàn khó khăn. Thành công sẽ không bao giờ đến với những con người dễ thoái chí nản lòng. Con người cần có ý chí, nghị lực, vượt khó mới mong thành công. Hơn thế nữa, chính gian nan thử thách là môi trường tôi luyện con người vững vàng hơn, trưởng thành hơn. Lưu ý: học sinh cần lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để chứng minh. Phê phán thái độ sống thiếu ý chí, nghị lực. 1,0 Rút ra ý nghĩa và bài học tư tưởng, hành động từ quan niệm Câu Sự vận động trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau Cách 12,0 2 mạng Tháng Tám: từ Chữ người tử tù đến Người lái đò sông Đà.
  3. Giới thiệu vấn đề nghị luận 1,5 Sự nhất quán trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau Cách 3,0 mạng Tháng Tám: Nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, khám phá đối tượng ở phương diện tài hoa thẩm mĩ (Một Huấn Cao tài hoa nghệ sĩ và một con sông Đà- chất vàng mười của Tây Bắc, một ông lái đò là nghệ sĩ trên sông nước ) Sự vận động trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng 6,0 Tháng Tám: - Chữ người tử tù: khai thác vẻ đẹp vang bóng một thời. Huấn Cao được khắc hoa với bút pháp lãng mạn hóa, nghệ thuật đối lập, tương phản, ngôn ngữ giàu tính tạo hình. - Người lái đò sông Đà: khai thác vẻ đẹp thiên nhiên, con người trong cuộc sống với thể loại tùy bút giàu liên tưởng, câu văn đa dạng, ngôn ngữ phong phú. Học sinh phân tích tác phẩm để chứng minh: Khái quát, đánh giá những vấn đề đã nghị luận. 1,5 Giáo viên ra đề TrầnThị Hà