Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 12 - Trường THCS & THPT Tây Sơn

doc 4 trang thungat 4830
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 12 - Trường THCS & THPT Tây Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_12_truong_thcs_thpt_tay.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 12 - Trường THCS & THPT Tây Sơn

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG KỲ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THCS & THPT TÂY SƠN Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (8điểm) Có người cho rằng “Tình phụ tử không thể ấm áp và đẹp đẽ như tình mẫu tử”. Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Nêu suy nghĩ của mình về tình phụ tử. Câu 2: (12 điểm) “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”. (Hoài Thanh, trong Bình luận văn chương) Suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên qua một số tác phẩm văn học đã được học. HẾT
  2. ĐÁP ÁN CÂU HƯỚNG DẪN CHẤM 1. Yêu cầu về kỹ năng: - Thí sinh viết một văn bản nghị luận xã hội đầy đủ ba phần: mở bài, Câu 1 thân bài, kết bài. (8điểm) - Nắm vững kỹ năng làm bài văn NLXH, vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận để làm sáng tỏ yêu cầu của đề bài và nêu suy nghĩ của bản thân. - Bố cục mạch lạc, kết cấu chặt chẽ, thuyết phục. - Hành văn gãy gọn, khúc chiết, có sức truyền cảm, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp , chữ viết sạch đẹp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, song cần đáp ứng được những yêu cầu chính sau: 2.1. Suy nghĩ về câu nói: - Tình phụ tử cũng như tình mẫu tử đều rất đỗi thiêng liêng, sâu nặng: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha. Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ. Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”. - Tuy nhiên, do đặc trưng của giới tính và bản năng của người mẹ, cách thể hiện của tình mẫu tử có những nét riêng: Tình mẹ gần gũi, ân cần, chu đáo, ấm áp yêu thương để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng những đứa con. 2.2. Bàn về giá trị của tình phụ tử. - Tình phụ tử có những nét riêng thể hiện bản lĩnh tính cách của người đàn ông nghiêng về lí trí, thể hiện sự cứng rắn, mạnh mẽ. - Ngoài những dẫn chứng từ cuộc sống và bản thân, thí sinh có thể lấy một số tác phẩm để minh họa: Truyện Chử Đồng Tử, Chiếc lược ngà, Nói với con, - Suy nghĩ, nhận thức, hành động của bản thân. 3. Biểu điểm: - Điểm 7 – 8: Đáp ứng được các yêu cầu trên, văn lưu loát, giàu hình ảnh, cảm xúc; nội dung phong phú, không mắc lỗi chính tả hoặc dùng từ diễn đạt. - Điểm 5 – 6: Đáp ứng được phần lớn những yêu cầu trên, văn trôi chảy, mạch lạc; dẫn chứng có chọn lọc, còn vài sai sót nhỏ. - Điểm 3 – 4: Hiểu đúng vấn đề đặt ra nhưng ý chưa sâu sắc, còn mắc vài lỗi diễn đạt. - Điểm 1 – 2: Hiểu vấn đề còn mơ hồ, ý sơ sài, văn chưa được mạch lạc. - Điểm 0: Hiểu sai, lạc đề, diễn đạt kém hoặc hầu như không làm được bài.
  3. Câu 2 1.Yêu cầu kỹ năng: (12 điểm) - Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học. - Bố cục rõ rang, thuyết phục bằng các luận điểm; có khả năng khái quát, tổng hợp vấn đề. - Nêu được những cảm nhận và suy nghĩ sâu sắc về các tác phẩm văn học để làm rõ nhận định của nhà phê bình Hoài Thanh. - Diễn đạt trôi chảy, câu văn sáng rõ, giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả,ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, song cần đáp ứng được những yêu cầu chính sau: 2.1 Giải thích: - “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” vì chất liệu của tác phẩm văn học là hiện thực khách quan được nhà văn, nhà thơ chắt lọc qua tâm hồn. - Văn chương dạy cho ta bao điều lẽ phải; giúp ta hoàn thiện hơn về nhân cách, đạo đức; giúp ta nâng cao kiến thức, mở rộng tâm hồn, - “Cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì cá nhân mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”: Văn chương đã làm cho cuộc sống mỗi cá nhân tưởng như viễn vông, không thiết thực “phù phiếm”, nghèo nàn “chật hẹp” trở nên có ý nghĩa sâu sắc, “thâm trầm”, tâm hồn phong phú, bao dung, nhân ái “rộng rãi đến trăm nghìn lần”. Đó chính là tác dụng to lớn của văn chương trong việc xây đắp, nuôi dưỡng làm phong phú tâm hồn, tư tưởng, tình cảm người đọc. 2.2 Học sinh bày tỏ suy nghĩ về nhận định. - Văn chương dạy ta bao điều hay, lẽ phải, bổ sung và mở rộng kiến thức làm tâm hồn phong phú; dạy ta tránh cái ác, cái xấu; biết sống có ước mơ, hoài bão, lí tưởng, nâng con người vượt lên trên những lợi ích vật chất tầm thường. - Từ việc tác động đến tư tưởng, tình cảm, văn chương tác động đến hành động làm thay đổi cuộc đời của người đọc, làm cho người đọc sống tốt đẹp, nhân văn hơn. - Nhận định nhấn mạnh tác dụng, sứ mệnh của văn chương: nuôi dưỡng, nâng cao, mở rộng tâm hồn, phẩm chất con người, làm con người sống sâu sắc, nhân văn, Đó là giá trị của văn chương nói riêng và nghệ thuật nói chung. 2.3 Chọn lọc một số tác phẩm để làm sáng tỏ nhận định. - Tùy theo cảm nhận của mình, thí sinh chọn một số tác phẩm tâm đắc (3 tác phẩm trở lên) để phân tích, bình, làm sáng tỏ vấn đề.
  4. 3. Biểu điểm: - Điểm 11 – 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, khuyến khích bài làm có hiểu biết, suy nghĩ, cảm thụ sâu sắc, sáng tạo. - Điểm 9 – 10: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, diễn đạt khá tốt, văn mạch lạc trong sáng, còn mắc vài sai sót nhỏ. - Điểm 7 – 8: Hiểu và nắm yêu cầu đề, bố cục mạch lạc, văn có cảm xúc, có thể vẫn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 5 – 6: Hiểu và nắm được yêu cầu đề tuy chưa đáp ứng hết nhưng vẫn làm rõ trọng tâm. - Điểm 3 – 4: Hiểu đề song khai thác chưa sâu, còn lúng túng khi giải quyết vấn đề, không xoáy trọng tâm, diễn đạt còn lúng túng. - Điểm 1 – 2: Bài làm chỉ nêu được vài kiến thức về tác phẩm, song lan man , mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Hiểu lạc đề, để giấy trắng.