Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cách Mạng Tháng Tám (Có đáp án)

doc 3 trang thungat 2690
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cách Mạng Tháng Tám (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2017_2018_tru.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cách Mạng Tháng Tám (Có đáp án)

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TRƯỜNG THCS CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐỀ NGHỊ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI – NĂM HỌC 2017-2018 Môn : NGỮ VĂN – LỚP 7 Thời gian làm bài : 120 phút (không kể thời gian phát đề) PHẦN 1: ĐỌC - HIỀU VĂN BẢN (8 điểm) “Cai” Facebook,thêm hạnh phúc Nghiên cứu cho thấy những người không “online” Facebook trong một tuần sẽ hài lòng với cuộc sống của mình hơn Được tiến hành bởi Viện Nghiên cứu Hạnh Phúc (HRI), nghiên cứu khảo sát 1095 người Đan Mạch chia thành 2 nhóm: Một nhóm tiếp tục dùng Facebook trong khi nhóm kia thì tạm dừng “Chúng tôi tập trung vào Facebook vì nó là mạng xã hội thu hút người ở nhiều nhóm tuổi nhất”-Meik Wiking, giám đốc điều hành tại HRI cho hay. Sau một tuần,những người không dùng Facebook cho biết họ hài lòng hơn với cuộc sống của mình, trong đó 88% tự thừa nhận mình “hạnh phúc” so với 81% ở nhóm kia 84% người không dùng Facebook trong một tuần cho biết họ đánh giá cao cuộc sống của mình, so với 75% của nhóm kia. Chỉ có 12% người “cai” Facebook nói rằng họ không hài lòng so với 20% nhóm tiếp tục dùng Nhóm dừng Facebook cũng cho biết họ có sống thực phong phú hơn và gặp ít khó khăn hơn khi phải tập trung,trong khi nhóm kia thì không có những thay đổi này “Thay vì tập trung vì những thứ chúng ta thực sự cần thì chúng ta lại tập trung vào những thứ người khác có”- nhóm tác giả nguyên cứu viết (Nguyễn Thảo- Theo Channel News Asia) 1- Căn cứ nào có thể nói không “online” Facebook mọi người sẽ hài lòng hơn với cuộc sống của mình ? Em có thể lý giải vì sao những người thường xuyên sử dụng Facebook lại không hài lòng về cuộc sống thực của mình ?(1 điểm) 2- Có 20 triệu người Việt Nam sửa dụng Facebook mỗi ngày và trung bình mỗi người dành ra tới 2,5 giờ “lang thang” trên mạng xã hội lớn nhất hành tinh. Từ những con số trên, em có suy nghĩ gì về việc sử dụng mạng xã hội nói riêng và sử dụng internet nói chung của giới trẻ ngày nay? 3- Văn bản trên đã sử dụng phương thức biểu đạt nào ? (1 điểm) 4- Em hãy viết đoạn văn ngắn từ 6-8 câu liên hệ từ việc “cai” Facebook sẽ giúp em sống và làm việc có kế hoạch hơn trong cuộc sống trong đó có sử dụng 1 phép tu từ liệt kê và 1 trạng ngữ (5 điểm) . PHẦN 2: TẬP LÀM VĂN (12 điểm) Ý chí và nghị lực sẽ giúp con người vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống Như tục ngữ dân gian cũng đã dạy: “Có chí thì nên” hay “Có công mài sắt có ngày nên kim” . Bác Hồ kính yêu cũng có lời khuyên : “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên” Em hãy viết một bài văn nghị luận giải thích về ý nghĩa của việc rèn luyện ý chí và nghị lực mà nhất là lứa tuổi học sinh chúng em cần phải có. HẾT
  2. HƯỚNG DẪN ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TRƯỜNG THCS CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI – NĂM HỌC 2017-2018 Môn : NGỮ VĂN – LỚP 7 Thời gian làm bài : 120 phút (không kể thời gian phát đề) PHẦN 1: ĐỌC - HIỀU VĂN BẢN (8 điểm) 1- Nhóm dừng Facebook cũng cho biết họ có sống thực phong phú hơn và gặp ít khó khăn hơn khi phải tập trung (0,5 điểm) “Thay vì tập trung vì những thứ chúng ta thực sự cần thì chúng ta lại tập trung vào những thứ người khác có”-(0,5 điểm) 2- Bài học: nên sống và làm việc có kế hoạch sử dụng mạng xã hội hợp lý (1 điểm) 3- phương thức biểu đạt chính : nghị luận chứng minh (1 điểm) 4- (5,0 điểm) -Hs viết được đoạn văn đủ số câu theo yêu cầu (6-8 câu) : 1 đ -Thiếu hoặc thừa 1 câu trở lên: -0,25 đ -Đúng đề tài : (1 đ) -Có sử dụng đúng : +Liệt kê : 1 đ – có gạch dưới xác định : 0,5 đ +trạng ngữ: 1 đ - có gạch dưới xác định : 0,5 đ -Diễn dạt liên kết , mạch lạc , trình bày cẩn thận , chữ viết rõ : 0,5đ - Yêu cầu hình thức:( 0,5 điểm ) - Đoạn văn , có đánh số câu, diễn đạt trôi chảy, không sai lỗi chính tả. - Yêu cầu về nội dung: Biết dùng lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục cần làm nổi bật hai luận điểm. + Luận điểm 1 : “cai” Facebook thêm hạnh phúc - Lấy dẫn chứng + Luận điểm 2: . Sống, làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng. Lưu ý Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc Cho điểm lẻ đến 0,25 điểm. II. PHẦN 2: TẬP LÀM VĂN: (12.0 điểm) A. Yêu cầu chung *Kiến thức: Ôn tập nắm vững các kiến thức về văn nghị luận cách làm bài văn lập luận giải thích –chứng minh - Nâng cao ý thức thực hiện văn nghị luận- vận dụng vào bài tập thực hành * Kĩ năng: Biết vận dụng những hiểu biết về văn nghị luận để biết bày tỏ ý kiến quan điể m tư tưởng của mình về một vấn đề nào đó trong đời sống xã hội. * Thái độ: Có ý thức tìm tòi để tự rèn luyện kĩ năng cho bản thân. B. Dàn bài gợi ý MB: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề TB:(1) Giải thích - Ý chí là gì? Ý chí: Là khả năng tự xác định mục đích cho hành động và hướng hoạt động của mình, khắc phục mọi khó khăn nhằm đạt mục đích đó.( Sức mạnh của ý chí,. Ý chí sắt đá.Ý chí phấn đấu, ) - Nghị lực: Sức mạnh tinh thần tạo cho con người sự kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước những khó khăn.( Giàu nghị lực, một nghị lực phi thường) - Trong cuộc sống , con người không thế sống tốt nếu không có ý chí nghị lực (2)Bình luận - Biểu hiện của ý chí và nghị lực - Vai trò. ý nghĩa của nghị lực trong cuộc sống - Mối liên hệ giữa ý chí nà nghị lực
  3. - chứng minh trong một số tác phẩm văn học và thực tế cuộc sống Vd: Tục ngữ: Có chí thì nên. Có công mài sắt có ngày nên kim Câu nói của Nguyễn Bá ngọc: “Đường đi khó không khó vì ngăn song cách núi mà khó vì long người ngại núi e sông”. Cũng như câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh : “ Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắc làm nên.” (3) Bài học nhận thức và hành động - Ý chí và nghị lực đóng một vai trò cực kì quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người - Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh cần rèn luyện cho mình những kĩ năng sống cần thiết. Đặc biệt là nghị lực sống, cách tốt nhất để vượt qua khó khăn và là một trong những hướng đi nhanh nhất dẫn đến thành công. - Bên cạnh đó, gia đính cũng phải tạo điều kiện để mỗi cá nhân đối mặt với những thử thách và va chạm trong cuộc sống. Đễ mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình hơn, rèn luyện được tính tự lập, và ý chỉ thép để đối mặt với mọi khó khăn. - Còn những ai chưa bao giờ đối mặt với khó khăn thì phải tự mình rèn luyện cho mình có một ý thức vươn lên và vượt qua thử thách. KB: Khẳng định vấn đề “Học sinh cần rèn luyện ý chí , nghị lực” C-Biểu điểm: -11 - 12 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có lập luận chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng tiêu biểu, có sự kết hợp nhuần nhuyễn văn nghị luận với biểu cảm, bài viết có cảm xúc, diễn đạt tốt. -9 - 10 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có lập luận tương đối chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng khá tiêu biểu, có sự kết hợp văn nghị luận với biểu cảm, diễn đạt tương đối tốt. -7 - 8 điểm: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được phần lớn các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có lập luận tương đối chặt chẽ, biết lựa chọn được dẫn chứng, có sự kết hợp văn nghị luận với biểu cảm, có thể còn một số lỗi về diễn đạt -5 - 6 điểm: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về nội dung và phương pháp, biết cách lập luận, biết lựa chọn được dẫn chứng, tuy nhiên chưa có sự kết hợp văn nghị luận với biểu cảm, còn mắc lỗi về diễn đạt -3 - 4 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về nội dung và phương pháp, có đoạn còn lạc sang phân tích hoặc kể lại truyện, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt -1 - 2 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về nội dung và phương pháp, có đoạn còn lạc sang phân tích hoặc kể lể, diễn đạt trùng lặp, lủng củng. -0 điểm: Để giấy trắng. HẾT