Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Giang Sơn (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Giang Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs_giang_son.doc
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Giang Sơn (Có đáp án)
- ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 120 phút Người thực hiện: NGUYỄN THỊ THU NHÀN Trường THCS Giang Sơn Câu 1: (3,0 điểm) Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ trích bài Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn của Trần Đăng Khoa: "Ôi, đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong trái tim người Như đá vững bền, như đá tốt tươi (Viết tại Đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa Mùa khô 1981) Câu 2. (7.0 điểm) “Nơi anh đến là biển xa, nơi anh tới ngoài đảo xa. Từ mảnh đất quê ta giữa đại dương mang tình thương quê nhà. Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa Ngàn bão tố phong ba ta vượt qua, vượt qua .” (Nơi đảo xa - Thế Song) Từ lời bài hát trên, bằng những hiểu biết xã hội, em hãy viết một bài nghị luận trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Câu 3: (10 điểm) Cùng viết về tình cha con nhưng hai tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao và Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng lại có những khám phá sáng tạo riêng, độc đáo. Bằng cảm nhận của mình về tình cha con trong hai tác phẩm, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hết Giám thị không giải thích gì thêm.
- HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM MÔN: Ngữ văn-Lớp 9 Nội dung cần đạt Biểu điểm Câu 1 (3,0 điểm) 3,0 điểm Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ trích bài Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn của Trần Đăng Khoa: "Ôi, đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong trái tim người Như đá vững bền, như đá tốt tươi " (Đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa Mùa khô 1981) * Các biên pháp tu từ trong đoạn thơ: 1,0 diểm - Điệp từ: "đảo","sinh tồn", "chúng tôi". - Nhân hóa: "Đảo vẫn sinh tồn" - So sánh: "Chúng tôi" như "hòn đá ngàn năm trong trái tim người", như "đá vững bền, như đá tốt tươi". * Học sinh phân tích được tác dụng: 2 điểm - Điệp từ "đảo" "sinh tồn" (đảo Sinh Tồn, đảo thân yêu, sinh tồn trên mặt đảo, đảo vẫn sinh tồn) vừa giới thiệu về hòn đảo linh thiêng của Tổ quốc vừa thể hiện được sức sống mãnh liệt của hòn đảo giữa biển khơi cũng như người lính đảo. Điệp từ "chúng tôi" - nhấn mạnh hình tượng trung tâm của đoạn thơ - người lính đảo - những người đang đối mặt với khó khăn khắc nghiệt nơi đảo xa. - Hình ảnh nhân hóa "Đảo vẫn sinh tồn" sự trường tồn của biển đảo quê hương. - Đặc biệt hình ảnh so sánh: "Chúng tôi" như "hòn đá ngàn năm trong trái tim người", như "đá vững bền, như đá tốt tươi". Khẳng định sự kiên cường bất khuất của những chiến sỹ nơi đảo xa. Dù không có mưa trên đảo, dù khắc nghiệt của gió bão biển khơi nhưng họ vẫn bền gan vững chí để giữ gìn biển đảo quê hương. Câu 2: (7.0 điểm) 7,0 điểm * Yêu cầu về hình thức: - Xác định đúng kiểu bài nghị luận xã hội. - Bố cục mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, văn viết có hình ảnh. * Yêu cầu về nội dung: a. Mở bài. - Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận 0,5
- b. Thân bài. * Khẳng định chủ quyền lãnh thổ, suy nghĩ về cuộc sống của những 3 điểm người lính. - Việt Nam là một quốc gia nằm ven biển. Lãnh thổ bao gồm đất liền, thềm lục địa và rất nhiều hải đảo. Bên cạnh những người chiến sĩ bảo vệ chủ quyền của đất nước trên đất liền, trên không, chúng ta không thể không nghĩ tới những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. - Các anh là những người sống trong một hoàn cảnh có nhiều khó khăn gian khổ: sống giữa biển khơi, đầy nắng gió, thường xuyên gặp phải bão tố, Cuộc sống của các anh thiếu thốn phương tiện so với người dân ở đất liền: thiếu nước ngọt, thiếu sách báo - Xa gia đình, xa người thân nên nhiều khi phải trải qua những nỗi buồn da diết vì nhớ nhà - Tuy đầy gian khổ và khó khăn nhưng những điều này không làm giảm đi ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân, nhất là những ngư dân trên biển cả - Đất nước được toàn vẹn, cuộc sống vẫn phát triển bình thường, hằng ngày các em được bình yên đến trường, bữa cơm mỗi ngày không thiếu những sản phẩm của biển cả, nhờ có một phần không nhỏ công sức và sự hi sinh thầm lặng của các anh * Mở rộng, nâng cao vấn đề. - Để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc ta đặc biệt là chủ 3,0 điểm quyền biển đảo các chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu nơi “đầu sóng ngọn gió” để bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Công việc của các anh vốn vất vả nay lại càng vất vả hơn. - Hình ảnh của các anh, chiến sĩ ngoài biển đảo là những hình ảnh đẹp của sự hi sinh vì nghĩa lớn. - Trước tấm gương của các anh, thế hệ trẻ chúng ta cần phấn đấu học tập tốt để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đồng thời lên án hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ dân tộc của các thế lực
- xấu - Mỗi học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần có những hành động và việc làm thiết thực nhất để động viên chia sẻ với các anh cả về mặt vật chất và tinh thần. c. Kết bài: Khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, thể hiện quyết tâm bảo vệ biển đảo của Tổ quốc. 0,5 điểm Câu 3 (10,0 điểm) 10,0 điểm Cùng viết về tình cha con nhưng hai tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao và Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng lại có những khám phá sáng tạo riêng, độc đáo. Bằng cảm nhận của mình về tình cha con trong hai tác phẩm, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. I. Yêu cầu về kĩ năng: Nắm vững kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học. Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng tiêu biểu. Diễn đạt, hành văn trong sáng, lời văn đẹp, ấn tượng. II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản 1. Giới thiệu khái quát 1,0 điểm - Dẫn dắt vấn đề: Có thể đi từ tình cha con trong văn học. - Nêu vấn đề: Cùng viết về tình cha con nhưng hai tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao và Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng lại có những khám phá sáng tạo riêng, độc đáo. 2. Cảm nhận về tình cha con qua hai tác phẩm 4,5 điểm 2.1. Tình cha con trong "Lão Hạc" (1,5 điểm) - Giới thiệu khái quát về nhân vật lão Hạc. - Tình thương của lão Hạc dành cho con bộc lộ qua nhiều chi tiết: + Lão luôn day dứt vì không có tiền cưới vợ cho con. Bao tình thương yêu, lão gửi gắm qua con chó Vàng- kỉ vật duy nhất còn lại của đứa con. Cách lão gọi "cậu Vàng", cách lão chăm sóc, trò chuyện, cưng nựng con chó Vàng, nỗi đau đớn khi lão phải bán đi con chó + Ở nhà, tuy sức tàn lực kiệt nhưng lão vẫn cố gắng bòn vườn, tích cóp tiền cho con về cưới vợ và có chút vốn làm ăn. Lão thà chịu đói khổ chứ nhất quyết không tiêu vào số tiền dành dụm của con. + Lão thà chết chứ nhất định không chịu bán mảnh vườn của con.
- => Lão Hạc là một người cha rất mực thương con, hết lòng vì con. 2.2. Tình cha con trong "Chiếc lược ngà" (3,0 điểm) - Giới thiệu khái quát về nhân vật ông Sáu, bé Thu - Biểu hiện tình cha con của ông Sáu: + Khi ở chiến trường, ông Sáu mong mỏi đến cháy lòng được gặp con. + Khi mới gặp lại con, ông vô cùng xúc động (chú ý phân tích những chi tiết về hành động, ngoại hình, tâm trạng ). + Cố tìm cách gần gũi, làm thân, chăm sóc con trong những ngày nghỉ phép mà không được, ông Sáu vô cùng khổ tâm, day dứt. + Khi con cất tiếng gọi ba, ông Sáu xúc động rơi nước mắt. Người cha ấy đã mang vào chiến trường một mong ước giản dị của con: "Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba". + Ở chiến trường, ông dồn hết tâm huyết để làm cho con một cây lược. (Khi kiếm được khúc ngà, ông thận trọng, tỉ mỉ và khổ công như người thợ bạc. ông tỉ mẩn gò công khắc từng nét , nâng niu, trân trọng như một vật báu Có thể nói, lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân sáng tạo ra một tác phẩm thiêng liêng, cao quý. Cây lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, đơn sơ mà thật kì diệu. + Kỉ vật thiêng liêng chưa kịp trao thì ông Sáu đã hi sinh. Ông Sáu đã hi sinh, nhưng tình cha con không bao giờ chết. Chiến tranh khốc liệt có thể cướp đi sinh mạng, nhưng không thể cướp đi tình cha con cao quý, sâu nặng. Nó sẽ sống mãi trong chiếc lược ngà mà ông đã kì công làm cho con. - Tình cha con của bé Thu: + Đằng sau sự bướng bỉnh, cương quyết không nhận cha của bé Thu ẩn chứa một tình yêu cha tha thiết, một niềm kiêu hãnh rất đỗi trẻ thơ: tin rằng cha của em rất đẹp. Em chỉ yêu cha khi tin chắc đó là cha của mình. + Tâm trạng ân hận của em khi biết rõ sự thật qua lời kể của bà ngoại. + Đỉnh cao của tình cha con là buổi sáng tiễn đưa ông Sáu lên đường (chú ý phân tích những chi tiết về vẻ ngoài, hành động, tiếng thét xé lòng của bé Thu). 3. Điểm gặp gỡ và sự sáng tạo trong cách thể hiện tình cha con 3,0 điểm của hai tác phẩm 3.1. Điểm gặp gỡ (1,0 điểm) - Hai người cha, hai thời đại, hai cảnh ngộ khác nhau nhưng họ có chung một phẩm chất: yêu thương con nhất mực. Lão Hạc quyên sinh để dành lại mảnh vườn cho con. Ông Sáu dồn tình yêu thương vào việc làm chiếc lược ngà. Cả hai nhân vật đều là biểu tượng sáng ngời cho tình phụ tử sâu nặng: dành cho con tất cả, thậm chí sẵn sàng hi sinh tất thảy vì con. - Để khắc họa tình cha con, cả hai tác phẩm đều xây dựng
- được những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, tình huống truyện độc đáo, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế. 3.2. Điểm độc đáo, sáng tạo (2,0 điểm) - Ở "Lão Hạc", Nam Cao khám phá tình cha con của người nông dân Bắc Bộ trước Cách mạng tháng 8 trước thử thách khốc liệt của cái đói và miếng ăn, của cảnh ngộ khốn cùng, qua đó, tác giả thể hiện niềm tin bất diệt vào vẻ đẹp, bản chất lương thiện của họ. - Ở "Chiếc lược ngà", NQS khắc sâu chủ đề về tình cha con của người chiến sĩ cách mạng miền Nam trong thử thách khốc liệt của chiến tranh trên cả hai phương diện: tình cha với con và ngược lại, từ đó cho người đọc thấy những nỗi đau tột cùng mà chiến tranh gây ra cho cuộc sống con người. - Cùng viết về tình cha con nhưng ở "Lão Hạc", Nam Cao chọn nhân vật tôi - ông giáo là người trần thuật lại câu chuyện. Hành trình nhận thức của nhân vật tôi cũng chính là hành trình mà người đọc khám phá những vẻ đẹp nhân cách cao cả của lão Hạc. - Trong khi đó, ở "Chiếc lược ngà", NQS để nhân vật tôi là người bạn chiến đấu lâu năm với ông Sáu kể lại câu chuyện cảm động về tình cha con. Do đó, câu chuyện được kể lại bằng giọng điệu thân mật, dân dã, thể hiện sự cảm thông, thấu hiểu của tình bạn, tình đồng chí, giàu tính nhân văn. - Truyện ngắn của NQS thấm đẫm chất Nam Bộ. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất tinh tế, đặc biệt là tâm lí của trẻ thơ. Truyện của Nam Cao giàu chất trữ tình và triết lí. 4. Đánh giá chung 1,5 điểm - Cùng viết về tình cha con nhưng hai tác phẩm có những sáng tạo độc đáo trên là do: bản chất của văn học (phải không ngừng sáng tạo), do sự khác biệt của thời đại, mục đích sáng tác, đặc điểm sáng tác của hai tác giả. - Ý nghĩa của sự tương đồng và khác biệt trong việc thể hiện tình cha con ở hai tác phẩm: + Sự tương đồng: góp phần làm nên chất nhân bản, nhân văn của văn học. + Sự khác biệt làm nên vẻ đẹp phong phú, đa dạng của văn học. - Thành công của hai tác phẩm là xây dựng được hình tượng những người cha mẫu mực. Trong tình cảnh éo le, tình cha con càng thắm thiết, sâu nặng, để lại trong lòng người đọc những xúc động sâu xa, những giá trị nhân bản đẹp đẽ, thiêng liêng. - Bài học cho người sáng tác và tiếp nhận. Lưu ý khi chấm bài: - Trên đây chỉ là những ý cơ bản, giáo viên cần căn cứ cụ thể vào bài thi để chấm một cách linh hoạt, hợp lý, phù hợp với đặc trưng bộ môn.
- - Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm rõ vấn đề được yêu cầu trong đề bài, đảm bảo kỹ năng hành văn, nội dung được sắp xếp lô-gic, hợp lý. Khuyến khích những bài làm có nhiều phát hiện sáng tạo trong nội dung và hình thức thể hiện.