Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho năm học mới môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Mã đề 123 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn

doc 2 trang thungat 4660
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho năm học mới môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Mã đề 123 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_kien_thuc_chuan_bo_cho_nam_hoc_moi_mon_giao.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho năm học mới môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Mã đề 123 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn

  1. SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KHẢO SÁT KIẾN THỨC CHUẨN BỊ TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN CHO NĂM HỌC MỚI 2019 - 2020 MÔN: GDCD - LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề thi 123 Họ, tên thí sinh: SBD: I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 4 điểm Câu 1: Truyền thống nào dưới đây được xem là cội nguồn của các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta? A. Hiếu học. B. Hiếu thảo. C. Yêu nước. D. Đoàn kết. Câu 2: Nguyên nhân nào sau đây là cơ bản gây nên sự hủy hoại thiên nhiên, môi trường? A. Ý thức người dân. B. Khai thác khoáng sản bừa bãi. C. Chặt phá rừng. D. Xả rác bừa bãi. Câu 3: Người có lòng nhân nghĩa là người như thế nào? A. Có lòng yêu quê hương, đất nước. B. Có lòng thương người. C. Có trách nhiệm đối với xã hội. D. Có lòng thương người và đối xử với người khác theo lẽ phải. Câu 4: Việc làm và biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện lối sống hòa nhập? A. Chủ động tham gia mọi sinh hoạt tập thể. B. Chỉ kết bạn với người cùng sở thích. C. Coi thường mọi người. D. Thích chỉ huy người khác. Câu 5: Cuối câu chuyện cổ tích “Tấm Cám”, Tấm đã trừng phạt mẹ con Cám thích đáng, điều đó thể hiện A. vì bảo vệ lợi ích cá nhân. B. diệt cỏ diệt tận gốc. C. vì sự thù ghét cá nhân. D. cái thiện đấu tranh chống cái ác. Câu 6: Chủ nghĩa duy vật biện chứng là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan và phương pháp luận nào? A. Duy vật và siêu hình. B. Duy tâm và biện chứng. C. Duy vật và biện chứng. D. Duy tâm và siêu hình. Câu 7: Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là A. sự vật hiện tượng được giữ nguyên trạng thái cũ. B. sự vật, hiện tượng bị biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. C. sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới. D. sự vật, hiện tượng bị tiêu vong. Câu 8: Dân tộc H'Mông vùng Tây Bắc có tục “cúng vía” cho người già và trẻ con mới sinh ra, vì cho rằng nếu hồn bị “lạc vía” thì người sẽ bị ốm đau triền miên. Quan niệm đó thuộc thế giới quan nào? A. Thế giới quan tôn giáo. B. Thế giới quan duy vật. C. Thế giới quan thần thoại. D. Thế giới quan duy tâm. Câu 9: Học sinh tham gia các hoạt động mua tăm tre, quyên góp ủng hộ người khuyết tật. Việc làm trên thuộc biểu hiện nào của lòng yêu nước? A. Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước B. Lòng tự hào dân tộc chính đáng C. Tình yêu thương đối với đồng bào. D. Cần cù, sáng tạo trong lao động. Câu 10: Sự vận động nào dưới đây không phải là sự phát triển? A. Hạt thóc nảy mầm → cây mạ → cây lúa. B. Nước → đun sôi →bốc hơi → mây → mưa → nước. C. Nền văn minh nông nghiệp → văn minh công nghiệp → văn minh hậu công nghiệp. D. Học Tiểu học → THCS → THPT → Đại học→ Sau đại học. Câu 11: Để không bị phá sản, anh A đã liên kết làm ăn với anh B. Việc liên kết làm ăn giữa anh A và anh B được gọi là Trang 1/2 - Mã đề thi 123
  2. A. nhân nghĩa. B. hòa nhập. C. hợp tác. D. nghĩa vụ. Câu 12: Trong gia đình nọ, người chồng cho rằng mình là người trụ cột trong gia đình và có quyền quyết định mọi việc lớn mà không phải hỏi ý kiến ai. Theo em người chồng đó đã vi phạm nguyên tắc nào của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay? A. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. B. Một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng. C. Vợ chồng chung thủy, tôn trọng lẫn nhau. D. Các thành viên trong gia đình phải tôn trọng, yêu thương nhau. Câu 13: Các dịch bệnh hiểm nghèo có tác động tiêu cực như thế nào? A. Uy hiếp đến sự sống của nhân loại. B. Ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của động, thực vật. C. Gây khó khăn cho hoạt động nghiên cứu của các nhà khoa học. D. Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển văn hóa, giáo dục. Câu 14: Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của tình yêu chân chính? A. Có sự trung thực, chân thật. B. Tự trọng và tôn trọng lẫn nhau. C. Luôn hờn dỗi nhau. D. Biết hi sinh vì nhau. Câu 15: Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động A. theo chiều hướng tuần hoàn. B. theo chiều hướng tiến lên. C. theo chiều hướng khác nhau. D. theo chiều hướng đi xuống. Câu 16: Nhận biết đường có màu trắng, vị ngọt dựa vào giai đoạn nào của nhận thức? A. Nhận thức cảm tính. B. Nhận thức lí tính. C. Nhận thức máy móc . D. Nhận thức bên ngoài II. TỰ LUẬN: 6 điểm Câu 1: 1 điểm Đạo đức là gì? Lấy ví dụ? Câu 2: 2 điểm Là học sinh trung học phổ thông em cần phải làm gì để giữ gìn danh dự của mình? Câu 3: 3 điểm Tình huống: Tổ dân phố nhà Hà tiến hành lễ tiễn quân nhân trong khu phố chuẩn bị nhập ngũ tại nhà văn hóa. Mọi người trong khu vực háo hức tham gia, trong đó có bố mẹ Hà, tất cả đều tất bật vui như ngày hội. Hà phàn nàn với bố mẹ rằng mọi người thật phí thời gian vì theo Hà như thế là “ ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, thanh niên bây giờ phải biết ăn chơi mới đúng mốt chứ đi bộ đội thì có gì oai mà phải người đưa tiễn. Bố Hà buồn lắm vì thấy con gái mình sống thật ích kỷ. Câu hỏi: a. Suy nghĩ của Hà trong tình huống trên là đúng hay sai? Vì sao? b. Hãy nêu một số việc làm của bản thân em, để góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc? Hết (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 123