Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho năm học mới môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 357 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho năm học mới môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 357 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_khao_sat_kien_thuc_chuan_bi_cho_nam_hoc_moi_mon_lich.doc
Nội dung text: Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho năm học mới môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 357 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KHẢO SÁT KIẾN THỨC CHUẨN BỊ CHO NĂM TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN HỌC MỚI 2019 - 2020 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP: 12 (Đề thi gồm có 04 trang) (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề) Mã đề: 357 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh hưởng đến Việt Nam? A. Nhật Bản và Trung Quốc B. Anh và Pháp C. Ấn Độ và Trung Quốc D. Các nước ở khu vực Đông Nam Á Câu 2: Điểm giống nhau của cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười? A. Giành được chính quyền về tay nhân dân lao động. B. Đưa nước Nga phát triển lên con đường xã hội chủ nghĩa. C. Cách mạng do Đảng Bôn sê vich và Lê nin lãnh đạo. D. Lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa. Câu 3: Điểm khác của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương là A. Hưởng ứng chiếu Cần vương B. Chống thực dân Pháp, chống triều đình nhà Nguyễn C. Là phong trào nông dân chống Pháp, không thuộc phạm trù phong trào Cần vương D. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình Câu 4: Để tối đa hóa nguồn lợi nhuận, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột nào? A. Phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa B. Phương thức bóc lột thực dân C. Phương thức bóc lột tiền tư bản chủ nghĩa D. Phương thức bóc lột phong kiến Câu 5: Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào ở Việt Nam tăng nhanh về số lượng? A. Tư sản dân tộc. B. Tầng lớp tiểu tư sản. C. Công nhân. D. Nông dân. Câu 6: Con đường cứu nước đầu thế kỉ XX ở Việt Nam là A. cứu nước theo tư tưởng phong kiến. B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. C. cách mạng vô sản. D. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ. Câu 7: Trước nguy cơ xâm lược từ tư bản phương Tây, yêu cầu lịch sử đặt ra cho triều Nguyễn là gì? A. Thực hiện chính sách “cấm đạo” triệt để B. Cải cách – duy tân đất nước để tự cường, cải thiện đời sống nhân dân C. “Đóng cửa” không giao thương với phương Tây để tránh những tác động tiêu cực D. Tăng cường liên kết với các nước trong kv để tăng tiềm lực Câu 8: Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? A. Khởi nghĩa Hương Khê. B. Khởi nghĩa Yên Thế. C. Khởi nghĩa Ba Đình. D. Khởi nghĩa Bãi Sậy. Câu 9: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) diễn ra đầu tiên ở A. Pháp. B. Đức. C. Anh. D. Mĩ. Câu 10: Người đứng đầu trong phái chủ chiến của triều đình Huế là A. Nguyễn Trường Tộ. B. Phan Thanh Giản. C. Tôn Thất Thuyết. D. Phan Đình Phùng. Câu 11: Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng ( từ tháng 8/1958 đến tháng 2/1859 ) đã A. làm thất bại âm mưu “ chinh phục từng gói nhỏ ” của Pháp. B. bước đầu làm thất bại âm mưu “ chinh phục từng gói nhỏ ” của Pháp. C. làm thất bại hoàn toàn âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh ” của Pháp. D. bước đầu làm thất bại âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh ” của Pháp. Câu 12: Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) giữa Pháp và triều đình nhà Nguyễn được kí kết trong hoàn cảnh nào? Trang 1/4 - Mã đề thi 357
- A. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta dâng cao, quân Pháp vô cùng bối rối B. Giặc Pháp chiếm đại đồn Chí Hòa và đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì một cách nhanh chóng C. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta đang gặp khó khăn D. Triều đình bị tổn thất nặng nề, sợ hãi trước sức mạnh của quân Pháp Câu 13: Những hoạt động yêu nước đầu tiên của Nguyễn Tất Thành ở Pháp có tác dụng A. Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga B. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yếu nước của Việt kiều ở Pháp C. Làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng của Người D. Là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam Câu 14: Trong quá trình chiến tranh thế giới thứ nhất, thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô Viết đánh dấu A. thắng lợi toàn diện của CNXH. B. thất bại hoàn toàn của phe Liên minh. C. chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. D. bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới. Câu 15: Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là A. khởi nghĩa Ba Đình. B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế. C. khởi nghĩa Hương Khê. D. khởi nghĩa Bãi Sậy. Câu 16: Nội dung nào thể hiện đường lối cứu nước của Phan Châu Trinh? A. Tiến hành khởi nghĩa vũ trang, khôi phục độc lập cho nước Việt Nam B. Tiến hành cải cách nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp đánh đổ ngôi vua C. Dựa vào Nhật để đánh Pháp giành độc lập dân tộc D. Tiến hành chống Pháp và phong kiến dựa vào tầng lớp nhân dân, giành độc lập dân tộc Câu 17: Dưới tác động của chương trình khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam hình thành các lực lượng mới nào? A. Công nhân, tư sản, tiểu tư sản. B. Nông nhân, tư sản, tiểu tư sản. C. Nông dân, địa chủ phong kiến, tư sản. D. Nông dân, công nhân, tiểu tư sản. Câu 18: Trung Quốc Đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào? A. Nông dân B. Tư sản. C. Tiểu tư sản. D. Công nhân. Câu 19: Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia A. phong kiến lệ thuộc vào nước ngoài. B. nửa thuộc địa nửa phong kiến. C. thuộc địa. D. phong kiến độc lập, có chủ quyền. Câu 20: Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Đà Nẵng là A. biến Đà Nẵng thành thị trường độc chiếm của Pháp B. để chia cắt đất nước ta C. chiếm Đà Nẵng để lập một tô giới riêng của Pháp. D. thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. Câu 21: Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất công nhân Việt Nam tiếp thu được tư tưởng nào để chuyển sang đấu tranh tự giác? A. Tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn. B. Tư tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng. C. Tư tưởng chủ nghĩa Mác- lênin. D. Tư tưởng yêu nước của dân tộc ta. Câu 22: Trong Hiến pháp mới năm 1889 của Nhật, thể chế mới là? A. Quân chủ chuyên chế. B. Cộng hòa. C. Quân chủ lập hiến. D. Liên bang Câu 23: Nội dung chủ yếu của chiếu Cần vương là A. Kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước vì vua mà đứng lên kháng chiến B. Kêu gọi quần chúng nhân dân đứng lên kháng chiến C. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp D. Kêu gọi tiến hành cải cách về chính trị, xã hội Câu 24: Vì sao Thái Lan vẫn giữ được độc lập tương đối vào thế kỉ XIX? A. Được Mĩ bảo trợ về quân sự. Trang 2/4 - Mã đề thi 357
- B. Sự chiến đấu anh dũng của nhân dân. C. Địa hình nhiều sông ngòi, đồi núi khó xâm nhập. D. Vì đã thực hiện chính sách ngoại giao khôn khéo và mềm dẻo. Câu 25: Nền công nghiệp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có vai trò như thế nào? A. Có vai trò chính trong việc bù đắp những tổn thất, thiếu hụt do chiến tranh của chính quốc B. Cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của chiến tranh C. Phải gánh đỡ những tổn thất, thiếu hụt của chính quốc D. Tránh sự phụ huộc vào nền công nghiệp chính quốc Câu 26: Tính chất của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ (1885 – 1908) là A. phong trào dân tộc. B. phong trào độc lập. C. phong trào dân sinh. D. phong trào dân chủ. Câu 27: Cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần vương? A. Khởi nghĩa Yên Thế. B. Khởi nghĩa Ba Đình. C. Khởi nghĩa Bãi Sậy. D. Khởi nghĩa Hương Khê. Câu 28: Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga là A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ. B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. C. Cách mạng văn hóa. D. Cách mạng vô sản. Câu 29: Đế quốc đầu tiên buộc Chính phủ Nhật Bản kí Hiệp ước bất bình đẳng là A. đế quốc Pháp. B. đế quốc Mĩ. C. đế quốc Anh. D. đế quốc Đức. Câu 30: Thành phần xuất thân của giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu từ A. Tầng lớp tư sản B. Tầng lớp tiểu tư sản C. Tầng lớp địa chủ nhỏ. D. Giai cấp nông dân Câu 31: Điểm khác biệt trong phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất so với các nước khác ở châu Á là A. Chủ yếu đấu tranh bằng biện pháp bạo động B. Chủ yếu đấu tranh bằng biện pháp cải cách. C. Chủ yếu đấu tranh bằng biện pháp ôn hòa. D. Chủ yếu đấu tranh bằng biện pháp kinh tế. Câu 32: Hệ quả lớn nhất trong chính sách cai trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là A. Cơ cấu kinh tế ít nhiều có sự biến chuyển, cơ cấu xã hội biến đổi sâu sắc B. Phong trào yêu nước phát triển mạnh C. Công nghiệp phát triển D. Nền kinh tế phát triển rõ rệt Câu 33: Một phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp của nhân dân ta diễn ra khắp Bắc Kì, Trung Kì những năm cuối thế kỉ XIX là A. Phong trào Cần vương B. Phong trào cải cách – duy tân đất nước C. Phong trào nông dân Yên Thế D. Phong trào “tị địa” Câu 34: Để tiến hành cuộc Duy tân 1868, Thiên hoàng Minh Trị dựa vào tầng lớp nào? A. Đaimyô. B. Samurai. C. Nông dân . D. Thợ thủ công. Câu 35: Tổ chức hoặc phong trào nào sau đây không gắn liền với tên tuổi của Phan Bội Châu? A. Hội Duy Tân. B. Phong trào Duy Tân. C. Phong trào Đông Du. D. Việt Nam Quang phục hội. Câu 36: Qua công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phương thức sản xuất nào từng bước du nhập vào Việt Nam? A. Phương thức sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp B. Phương thức sản xuất thực dân C. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa D. Phương thức sản xuất phong kiến Câu 37: Xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất mang tính chất A. xã hội phong kiến B. xã hội thuộc địa. C. xã hội thuộc địa nửa phong kiến D. xã hội tư bản chủ nghĩa. Câu 38: Yêu cầu lịch sử dân tộc Việt Nam đặt ra đầu thế kỉ XX là gì? A. Đưa người ra nước ngoài học tập để chuẩn bị cho công cuộc cứu nước lâu dài B. Thống nhất các lực lượng chống Pháp, đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất C. Phải tìm ra một con đường cứu đúng đắn Trang 3/4 - Mã đề thi 357
- D. tất cả các yêu cầu trên Câu 39: Tính chất của cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là gì? A. Cách mạng tư sản triệt để. B. Cách mạng tư sản không triệt để. C. Cách mạng vô sản. D. Chiến tranh đế quốc. Câu 40: Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam? A. Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt được kí kết. B. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng. C. Sau khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai D. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế. HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 357