Đề thi khảo sát lần 2 môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 400 - Trường THPT Gia Bình Số 1

docx 5 trang thungat 2600
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát lần 2 môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 400 - Trường THPT Gia Bình Số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_lan_2_mon_vat_ly_lop_11_ma_de_400_truong_thp.docx

Nội dung text: Đề thi khảo sát lần 2 môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 400 - Trường THPT Gia Bình Số 1

  1. TRƯỜNG THPT GIA BÌNH SỐ 1 ĐỀ THI KHẢO SÁT LỚP 11 LẦN 2 NĂM 2018 TỔ VẬT LÍ – CN Môn thi: VẬT LÍ (Đề thi gồm 04 trang) Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề. Mã đề thi 400 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: . PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1: Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. q1> 0 và q2 0. D. q1.q2 > 0 Câu 2: Chiều của lực Lorenxơ phụ thuộc vào A. Chiều chuyển động của hạt mang điện. C. Dấu của hạt mang điện. B. Chiều của đường sức từ. D. Cả 3 yếu tố trên Câu 3: Suật điện động của một acqui là 6V, công của lực lạ khi dịch chuyển điện lượng 0,8C bên trong nguồn điện từ cực âm tới cực dương của nó là : A. 4,5J. B. 0,25J. C. 4,8J. D. 5,6J. Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Từ trường đều là từ trường có A. Các đường sức song song và cách đều nhau. B. Cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau. C. Lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau. D. Các đặc điểm bao gồm cả phương án A và B. Câu 5: Giữa hai bản kim loại đặt song song, nằm ngang, tích điện bằng nhau, trái dấu có một điện áp U1=1000 V. Khoảng cách giữa 2 bản tụ là d=1 cm. Ở chính giữa 2 bản có 1 giọt thủy ngân nằm lơ lửng. Đột nhiên, điện áp giữa hai bản giảm xuống chỉ còn là U 2=995 V, cho g=10 m/s2. Sau thời gian bao lâu giọt thủy ngân rơi đến bản dưới? A. 0,6 B. 0,5s C. 0,9 s D. 0,45s Câu 6: Môi trường nào dưới đây không chứa các điện tích tự do ? A. Nước biển. B. Nước sông. C. Nước mưa. D. Nước cất. Câu 7: Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q >0, tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng r là: Q Q A. E 9.109 C. E 9.109 r 2 r Q Q B. E 9.109 D. E 9.109 r 2 r Câu 8 : Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với: Trang 1/4- Mã đề thi 400
  2. A.Tốc độ biến thiên từ thông qua mạch ấy. B.Độ lớn từ thông qua mạch. C.Điện trở của mạch. D. Diện tích của mạch. Câu 9: Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên 3 lần thì lực tương tác tĩnh điện điện giữa chúng sẽ : A. tăng 3 lần. B. giảm 3 lần. C. tăng 9 lần. D. giảm 9 lần. Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Hạt tải điện trong chất khí chỉ có các các iôn dương và ion âm. B. Dòng điện trong chất khí tuân theo định luật Ôm. C. Hạt tải điện cơ bản trong chất khí là electron, iôn dương và iôn âm. D. Cường độ dòng điện trong chất khí ở áp suất bình thường tỉ lệ thuận với hiệu điện thế. Câu 11: Trường hợp nào một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường nhưng nó không chịu tác dụng của lực từ không ? A. Dây đặt vuông góc với đường cảm ứng từ B. Dây đặt song song với đường cảm ứng từ C. Dây đặt tại vị trí hợp với đường cảm ứng từ một góc 45o D. Không có trường hợp nào. Câu 12: Công của dòng điện có đơn vị là: A. J/s B. J C. W D. kVA Câu 13: Khi sử dụng điện, dòng điện Fuco sẽ xuất hiện trong: A. Bàn là điện. B. Bếp điện. C. Quạt điện. D. Siêu điện. Câu 14: Biết một số điện ở chợ Ngụ(xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) giá là 5000đ. Giả sử có một hộ gia đình tiêu thụ điện năng trong một tháng là 36.107 (J) thì hết bao nhiêu tiền? A. 300000đ B. 400000đ C. 500000đ D. 450000đ Câu 15: Một mạch điện gồm nguồn điện có suất điện động 3V và điện trở trong 1 Ω. Biết điện trở ở mạch ngoài lớn gấp 2 điện trở trong. Dòng điện trong mạch chính là A. 0,5 A. B. 1 A. C. 2 A. D. 3 A. Câu 16: Một tụ điện có điện dung 2nF được tích điện đến hiệu điện thế 450V thì điện tích của tụ là: A. 9.10-8.C B. 9.10-6.C C. 900nC D. Đáp án khác Câu 17: Tổng số proton và electron của một nguyên tử có thể là số nào sau đây? A. 16. B. 13. C. 15. D. 11. Câu 18: Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ A. Giảm đi. C. Tăng lên. B. Không thay đổi. Trang 2/4- Mã đề thi 400
  3. D. Ban đầu tăng lên theo nhiệt độ nhưng sau đó lại giảm dần. Câu 19: Một khung dây tròn gồm 24 vòng dây, mỗi vòng có dòng điện cường độ 0,5A chạy qua. Theo tính toán thì cảm ứng từ ở tâm khung dây bằng 6,3.10-5 T. Nhưng khi đo thì thấy cảm ứng từ tại tâm khung dây bằng 4,2.10-5 T. Kiểm tra lại các vòng dây có một số vòng bị quấn nhầm( chiều dòng điện của các vòng này ngược chiều với chiều dòng điện của đa số vòng trong khung). Số vòng bị quấn nhầm là? A. 12 B. 4 C. 6 D. 8 Câu 20: Cho véctơ pháp tuyến của mặt phẳng vòng dây vuông góc với các đường sức từ, thì khi độ lớn cảm ứng từ tăng 2 lần, thì từ thông sẽ? A. Tăng 2 lần. B. Tăng 4 lần C.Giảm 2 lần D. Bằng 0. Câu 21: Khi cho nam châm chuyển động gần một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ A.Cơ năng. B. Nhiệt năng C. Quang năng D. Hóa năng Câu 22: Máy phát điện hoạt động theo nguyên tắc dựa trên: A. Hiện tượng mao dẫn. B. Hiện tượng cảm ứng điện từ. C. Hiện tượng điện phân. D. Hiện tượng phản xạ ánh sáng. Câu 23: Một bình điện phân đựng dung dịch AgNO 3, cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là I = 1(A). Cho AAg=108 (g), nAg= 1, hằng số Faraday F = 96500C/mol. Lượng bạc bám vào catốt trong thời gian 16 phút 5 giây là: A.1,08 (mg). B. 1,08 (g). C. 0,54 (g). D. 0,54 (mg). Câu 24: Điều kiện để có dòng điện là : A. Chỉ cần có các vật dẫn điện nối liền với nhau tạo thành mạch điện kín. B. Chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn. C. Chỉ cần có hiệu điện thế. D. Chỉ cần có nguồn điện. Câu 25: Một đoạn dây dẫn mang dòng điện 1,5 A chịu một lực từ 5 N. Sau đó cường độ dòng điện thay đổi thì lực từ tác dụng lên đoạn dây là 20 N. Cường độ dòng điện lúc sau là? A. 6A. B. 5 A. C. 4A. D. 3 A. Trang 3/4- Mã đề thi 400
  4. PHẦN II: TỰ LUẬN (4 điểm) Bài 1(2,5 điểm): Cho một electron chuyển động với vận tốc 10 6m/s trong từ trường đều, theo phương cắt các đường sức từ, từ trường có độ lớn cảm ứng từ là B = 10-4 T. Biết điện tích, khối lượng electron lần lượt là q = -1,6.10-19 C, m = 9,1.10-31 kg. a. Tính lực Lorenxo tác dụng lên electron trong trường hợp α bằng: 00, 300, 900, 1800. b. Tính động năng của electron? c. Trong trường hợp electron chuyển động tròn đều, hãy tính bán kính quỹ đạo, tần số, chu kỳ quay? d. Tính công của lực Lorenxo khi α bằng 900. Bài 2(1điểm): Một khung dây phẳng, diện tích 20 (cm 2), gồm 10 vòng dây đặt trong từ trường đều. Vectơ cảm ứng từ làm thành với mặt phẳng khung dây một góc 60 0 và có độ lớn B = 2.10 -4 (T). Người ta làm cho từ trường giảm đều đến không trong khoảng thời gian 0,02 (s). Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong khoảng thời gian từ trường biến đổi trên? Bài 3(0.5 điểm): Cho mạch điện như hình bên: Biết R 1=R2=R3=R, đèn Đ có điện trở Rđ = kR với k là hằng số dương. R x là một biến trở, với mọi R x đèn R 1 R Đ luôn sáng. Nguồn điện có hiệu điện thế U không đổi, đặt vào A và A + x U C D B. Bỏ qua điện trở các dây nối. B - R2 R3 Điều chỉnh R x để công suất tiêu thụ trên đèn bằng 9W. Tìm công suất trên R2 theo k. . . .HẾT . Trang 4/4- Mã đề thi 400
  5. Trang 5/4 – Mã đề thi 100