Đề thi khảo sát môn Lịch sử - Kỳ thi vào Lớp 10 THPT - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thanh Am

docx 7 trang thungat 2180
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát môn Lịch sử - Kỳ thi vào Lớp 10 THPT - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thanh Am", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_mon_lich_su_ky_thi_vao_lop_10_thpt_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Đề thi khảo sát môn Lịch sử - Kỳ thi vào Lớp 10 THPT - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thanh Am

  1. TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KHẢO SÁT Năm học 2018 - 2019 KÌ THI VÀO LỚP 10 THPT Môn: Lịch sử Thời gian: 60 phút Câu 1. Cuộc cách mạng xanh diễn ra trong lĩnh vực nào? A. Nông nghiệp B. Khoa học tư bản C. Công nghệ thông tin D. Thông tin liên lạc và giao thông Câu 2. Ai là Chủ tịch đầu tiên của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa? A. Mao Trạch Đông. B. Tưởng Giới Thạch. C. Hồ Cẩm Đào. D. Tập Cận Bình. Câu 3. Mục tiêu của ASEAN là xây dựng quan hệ hợp tác phát triển giữa các nước thành viên trên những lĩnh vực nào? A. Kinh tế - văn hóa. B. Kinh tế - chính trị. C. Kinh tế - quân sự. D. Văn hóa - chính trị. Câu 4. Từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, châu lục nào được ví như “Lục địa bùng cháy” của phong trào cách mạng? A. Châu Á. B. Châu Âu. C. Châu Phi. D. Mĩ La-tinh. Câu 5. Nước nào lần đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng? A. Mĩ. B. Liên xô. C. Ấn Độ. D. Triều Tiên Câu 6. Sự kiện nào được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Mĩ tiến hành cuộc Chiến tranh Triều Tiên. B. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. C. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. D. Nhật Bản tiến hành một loạt các cải cách dân chủ. Câu 7. Tên viết tắt của liên minh Châu Âu là A. EU. B. AU. C. EC. D. EEC. Câu 8. Sự kiện nào đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng? A. Cuộc bãi công của thợ máy Ba Son (8/1925). B. Cuộc bãi công của công nhân nhà máy dệt Nam Định. C. Cuộc bãi công của công nhân nhà máy rượu Hà Nội. D. Cuộc bãi công của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng. Câu 9. Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam trong năm 1929 là A. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn. B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Hội Phục Việt, Tân Việt Cách mạng đảng. C. Việt Nam Quốc dân đảng, An Nam Cộng sản đảng, Tân Việt Cách mạng đảng. D. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Việt Nam Quốc dân đảng. Câu 10. Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là A. Báo Thanh niên. B. Báo Người cùng khổ. C. Báo Nhân đạo. D. Báo Búa liềm. Câu 11.Văn kiện không được thông qua trong hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản? A. Chính cương vắn tắt. B. Sách lược vắn tắt. C. Điều lệ tóm tắt . D. Luận cương chính trị. Câu 12. Tháng 10/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành A. Đảng Cộng sản Đông Dương. B. Đông Dương Cộng sản đảng. C. Đảng Lao động Việt Nam. D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
  2. Câu 13. Mùa hè năm 1936, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập mặt trận nào? A. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương. B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. C. Mặt trận Dân tộc Đông Dương. D. Mặt trận Việt Minh. Câu 14. Sự kiện nào có ý nghĩa mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai của thực dân Pháp? A. Xả súng vào đám đông ngày 2-9-1945 khi nhân dân Sài Gòn- Chợ Lớn tổ chức mít tinh mừng ngày Độc lập. B. Đánh úp trụ sở Ủy ban Nhân dân Nam bộ và cơ quan Tự vệ thành phố Sài Gòn. C. Quấy nhiễu nhân ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (6-1-1946) D. Câu kết với thực dân Anh. Câu 15. Đặc điểm đấu tranh của giai cấp tư sản Việt Nam giai đoạn 1919-1925 là A. chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế nhưng dễ thỏa hiệp với Pháp B. chủ yếu đòi quyền lợi về chính trị C. chủ yếu đấu tranh dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang D. dễ thỏa hiệp với Pháp Câu 16. Tháng 6/1950, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh họp quyết định mở Chiến dịch Biên giới thu đông nhằm mục tiêu gì? A. Đánh tan cuộc tấn công mùa đông của quân Pháp ở Việt Bắc. B. Tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực địch, khai thông biên giới Việt – Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. C. Phá tan âm mưu bao vây Việt Bắc của thực dân Pháp, tạo đà cho cuộc kháng chiến đi lên. D. Bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến ở Việt Bắc, mở rộng con đường liên lạc với Trung Quốc. Câu 17. Khi quân Pháp rút khỏi nước ta, điều khoản nào của Hiệp định Giơ-ne-vơ chưa được thực hiện? A. Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc. B. Để lại quân đội ở miền Nam. C. Để lại cố vấn quân sự khoác áo dân sự. D. Bồi thường chiến tranh. Câu 18. Trong thời kì 1954 – 1975, sự kiện nào đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? A. Phong trào “Đồng Khởi”. B. Phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” C. Phong trào “ Tìm Mỹ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt”. D. Phong trào “Phá ấp chiến lược”. Câu 19. Đại hội nào của Đảng ta mở đầu cho công cuộc đổi mới đất nước? A. Đại hội V (1982). B. Đại hội VI (1986). C. Đại hội VII (1991). D. Đại hội VIII (1996). Câu 20. Sau Đại thắng mùa xuân 1975, miền Bắc còn phải thực hiện nhiệm vụ quốc tế đối với A. Lào và Campuchia. B. Trung Quốc. C. Cu-ba. D. Các nước Đông Nam Á. Câu 21. Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Vì Pháp bại trận, muốn bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra. B. Vì Pháp thắng trận, nhưng đất nước bị tàn phá nặng nề, muốn bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra. C. Vì Pháp muốn chuẩn bị cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
  3. D. Vì Pháp sợ các nước đế quốc khác sẽ nhảy vào đánh chiếm Việt Nam. Câu 22. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929), nền kinh tế Việt Nam A.về cơ bản vẫn trong tình trạng lạc hậu. B. có sự chuyển biến rất nhanh và mạnh về cơ cấu. C. phát triển độc lập với kinh tế Pháp. D. có đủ khả năng cạnh tranh với nền kinh tế Pháp. Câu 23. Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng? A. Nhân dân thật sự nắm chính quyền ở một số huyện thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. B. Giành chính quyền trong cả nước. C. Quần chúng nhân dân được tuyên truyền, giáo dục ý thức chính trị. D. Công nhân được chia ruộng đất. Câu 24. Sự kiện nào có ý nghĩa đánh dấu sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới? A. Hội đồng tương trợ kinh tế (viết tắt là SEV) ra đời. B. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (viết tắt là NATO) ra đời. C. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va ra đời. D. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu. Câu 25. Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” vì A. 17 nước ở lục địa này tuyên bố độc lập. B. ở lục địa này diễn ra 14 cuộc xung đột và nội chiến. C. các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đát nước, phát triển kinh tế, xã hội. D. Liên minh châu Phi (viết tắt là AU) ra đời. Câu 26. Điểm khác nhau giữa cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra ở Anh vào thế kỉ XVIII với cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra vào thế kỉ XX là A. Khoa học là lực lượng sản xuất trực tiếp. B. Có nhiều phát minh quan trọng. C. Nhiều máy móc mới ra đời. D. Nâng cao năng suất lao động. Câu 27. “Chiến tranh lạnh” là gì? A. Là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. B. Là xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. C. Là xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phep phái. D. Là cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng của các dân tộc. Câu 28. Nội dung quan trọng nhất của Hội nghị I-an-ta là A. phân chia khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ. B. thành lập Liên hợp quốc. C. tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”. D. xác lập một trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm. Câu 29. Tính chất của cuộc khởi nghĩa Nam Kì (1940) là A. khởi nghĩa từ tự phát chuyển thành tự giác. B. khởi nghĩa tự phát. C. khởi nghĩa từ tự giác sau chuyển thành tự phát. D. khởi nghĩa tự giác. Câu 30.Nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là A. do sự đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân tộc Việt Nam. B. do chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh. C. Sự chuẩn bị chu đáo của toàn Đảng, toàn dân trong suốt 15 năm. D. có Đảng Cộng sản lãnh đạo, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 31. Vì sao, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951), Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương xây dựng ở mỗi nước Đông Dương một đảng riêng ?
  4. A. Để phù hợp với điều kiện riêng cụ thể của mỗi nước. B.Vì xu thế phát triển của thế giới. C. Vì sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản. D. Vì nguyện vọng của nhân dân ba nước Đông Dương. Câu 32. Chính sách nào của Mĩ – Diệm gây khó khăn đối với cách mạng miền Nam từ năm 1954 đến năm 1959 ? A. Phế truất Bảo Đại đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống. B. Gạt hết quân Pháp để độc chiếm miền Nam. C. Đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, ra luật “10-59”, công khai chém giết. D. Thực hiện chính sách “đả thực”, “bài phong”, “diệt cộng”. Câu 33. Ưu thế về quân sự trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ là gì ? A. Nhiều máy bay. B. Nhiều xe tăng. C. Quân số đông, vũ khí hiện đại. D. Thực hiện nhiều chiến thuật mới. Câu 34.Thực chất hành động phá hoại Hiệp định Pa-ri năm 1973 của chính quyền Sài Gòn là A. củng cố niềm tin cho binh lính Sài Gòn. B. hỗ trợ cho chiến lược “chiến tranh đặc biệt tăng cường” ở Lào. C. thực hiện chiến lược phòng ngự “quét và giữ”. D. tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Câu 35. Điểm khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế nước ta trước và sau thời điểm đổi mới là A. chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. B. chuyển từ nền kinh tế thị trường sang nền kinh tế tập trung bao cấp. C. xóa bỏ nền kinh tế tập trung bao cấp, hình thành nền kinh tế mới. D. xóa bỏ nền kinh tế thị trường, hình thành nền kinh tế mới. Câu 36. Trong đường lối đổi mới (1986), Đảng ta chọn đổi mới kinh tế là trọng tâm vì A. hàng hóa trên thị trường khan hiếm. B. nhu cầu giải quyết việc làm cho nhân dân. C. đất nước đang khủng hoảng kinh tế trầm trọng. D. do đất nước thiếu lương thực trầm trọng. Câu 37. Mục tiêu hoạt động nổi bật của Liên minh châu Âu và Hiệp hội các nước Đông Nam Á có điểm giống nhau là A. liên minh kinh tế. B. liên minh chính trị. C. liên minh quân sự. D. liên minh văn hóa. Câu 38. Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919- 1925 là gì? A.Sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam. B.Truyền bá Chủ nghĩa Mác- Lênin về Việt Nam. C.Chuẩn bị về mặt tư tưởng- chính trị cho sự thành lập Đảng. D.Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. Câu 39. Điểm giống nhau giữa “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” mà Mĩ thực hiện ở Việt Nam là A. chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ. B. đều lấy quân Ngụy Sài Gòn làm lực lượng chủ yếu. C. đều lấy quân đội Mĩ làm lực lượng chủ yếu. D. đều lấy quân đồng minh làm lực chủ yếu. Câu 40. Một trong những bài học kinh nghiệm cơ bản được Đảng ta rút ra trong thời kì đầu đổi mới là A. huy động cả hệ thống chính trị vào công cuộc đổi mới. B. tranh thủ sự giúp đỡ của các nước trong khu vực.
  5. C. duy trì môi trường hòa bình để xây dựng đất nước. D. đẩy mạnh quan hệ đối ngoại hòa bình. HẾT
  6. TRƯỜNG THCS THANH AM ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT Năm học 2018 - 2019 KÌ THI VÀO LỚP 10 THPT Môn: Lịch sử Thời gian: 60 phút Mã đề thi 01 Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp A A A D A A A A A A D A A B A B A A B A án Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp B A A A A A A A A D A C C D A C A D A A án BGH Tổ, nhóm chuyên môn Người ra đề Lê Thị Ngọc Anh Vũ Thu Hường Nguyễn Thị Thu Huyền