Đề thi kiểm tra Chuyên đề lần 3 môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 628 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liễn Sơn

doc 1 trang thungat 1880
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra Chuyên đề lần 3 môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 628 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liễn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_kiem_tra_chuyen_de_lan_3_mon_sinh_hoc_lop_10_ma_de_62.doc

Nội dung text: Đề thi kiểm tra Chuyên đề lần 3 môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 628 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liễn Sơn

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN 3 TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN NĂM HỌC 2018-2019 – MÔN SINH HỌC 10 MÃ ĐỀ: 628 Thời gian làm bài: 45 phút Họ, tên thí sinh: SBD: I. Trắc nghiệm (3 đ) Câu 1: Một gen có 150 chu kì xoắn. Tính tổng số nuclêôtit của gen là A. 2500 Nu B. 2400 Nu C. 1200 Nu D. 3000 Nu Câu 2: Trong cơ thể , loại tế bào nào sau đây có LNC hạt phát triển mạnh nhất? A. Biểu bì B. Bạch cầu C. Cơ D. Hồng cầu Câu 3: Yếu tố để phân chia vi khuẩn thành 2 loại Gram dương và Gram âm là cấu trúc và thành phần hoá học của A. vùng tế bào. B. vùng nhân. C. thành tế bào. D. màng. Câu 4: Trên các mào của ti thể chứa loại enzim nào? A. Quang hợp B. Hô hấp C. Thủy phân D. Tiêu hóa Câu 5: Cấu trúc mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền là A. protein. B. mARN. C. rARN. D. ADN. Câu 6: Hoàn thành cấu trúc đoạn AND sau: Mạch 1: 3’- G - A - A - X - X - T - G -5’ Mạch 2: A. 3’ - X - T - T - G - G - A -X-5’ B. 5’- X - T - T - G - G - A -X- 3’ C. 3’- X - T - T - X - X - G -G- 5’ D. 5’- G - T - A - X - X - G - G -3’ Câu 7: Bào quan nào sau đây không có màng bao bọc A. Không bào B. Ti thể C. Lục lạp D. Ribôxôm Câu 8: Một phân tử ADN có 2400 nuclêôtit thì chiều dài của ADN là : A. 5100 Ao. B. 1020 Ao. C. 4080 Ao. D. 2040 Ao. Câu 9: Tế bào nhân sơ được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là: A. Màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân B. Tế bào chất, vùng nhân, các bào quan C. Nhân phân hoá, các bào quan, màng sinh chất D. Màng sinh chất, các bào quan, vùng nhân Câu 10: Bào quan nào chỉ có ở tế bào thực vật? A. Lục lạp B. Bộ máy Gongi C. Lizôxôm D. Ti thể Câu 11: Khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận lại có thể nhận biết các cơ quan “lạ” và đào thải các cơ quan đó là nhờ A. glicôprôtêin B. colestêrôn C. photpholipit D. cacbohidrat Câu 12: Thành phần hoá học của nhiễm sắc thể trong nhân tế bào là : A. ARN và gluxit B. ADN và ARN C. ADN và prôtêin D. Prôtêin và lipit II. Tự luận (7 đ) Câu 1. Hãy nêu sự khác biệt giữa vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động? Câu 2. Tại sao muốn giữ rau tươi lâu ta phải thường xuyên vẩy nước vào rau? Câu 3. Trình bày cấu trúc chức năng và cơ chế tác động của enzim? Câu 4. Tại sao ăn thịt bò khô với nộm (gỏi) đu đủ thì lại dễ tiêu hóa hơn là khi ăn thịt bò khô riêng? Câu 5: Một gen có 900 chu kì xoắn. a. Tính tổng số nuclêotit của gen. b. Tính chiều dài của gen. HẾT Trang 1/1 - Mã đề thi 628