Đề thi môn Địa lý Lớp 12 - Khảo sát chất lượng học sinh THPT - Mã đề 137 - Năm học 2020-2021

pdf 4 trang thungat 12621
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Địa lý Lớp 12 - Khảo sát chất lượng học sinh THPT - Mã đề 137 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_mon_dia_ly_lop_12_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_thpt_m.pdf

Nội dung text: Đề thi môn Địa lý Lớp 12 - Khảo sát chất lượng học sinh THPT - Mã đề 137 - Năm học 2020-2021

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH PHÚ THỌ LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề: 137 Đề khảo sát có: 04 trang Câu 41: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cảng nào sau đây không phải là cảng biển? A. Nam Định. B. Cái Lân. C. Kiên Lương. D. Cam Ranh. Câu 42: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết hướng gió chính tại trạm khí tượng Hà Nội vào tháng 1 là hướng nào sau đây? A. Tây bắc. B. Tây nam. C. Đông nam. D. Đông bắc. Câu 43: Dân cư nước ta không có đặc điểm nào sau đây? A. Quy mô dân số lớn. B. Mật độ dân số thấp. C. Nhiều thành phần dân tộc. D. Phân bố không đồng đều. Câu 44: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết khai thác mangan có ở tỉnh nào sau đây? A. Cao Bằng. B. Hà Giang. C. Lào Cai. D. Lai Châu. Câu 45: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết tỉnh nào trồng nhiều cao su nhất trong các tỉnh sau đây? A. Kon Tum. B. Đắk Lắk. C. Đắk Nông. D. Gia Lai. Câu 46: Biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gạo nước ta là A. giảm các chi phí sản xuất. B. tăng cường khâu chế biến. C. nắm bắt thay đổi thị trường. D. trồng nhiều giống đặc sản. Câu 47: Quá trình đô thị hóa ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây? A. Diễn ra chậm chạp, trình độ cao. B. Các đô thị có quy mô khác nhau. C. Diễn ra chậm chạp, trình độ thấp. D. Phân bố các đô thị có sự phân hóa. Câu 48: Ô nhiễm môi trường nước ở vùng ven biển nước ta sẽ dẫn đến A. xuất hiện mưa a-xít. B. thủy sản giảm sút. C. cạn kiệt dòng chảy. D. biến đổi khí hậu. Câu 49: Vùng biển tiếp giáp với đất liền của nước ta là A. vùng tiếp giáp lãnh hải. B. nội thủy. C. lãnh hải. D. vùng đặc quyền kinh tế. Câu 50: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết quốc lộ nào sau đây nối hai vùng kinh tế Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ? A. Quốc lộ 1. B. Quốc lộ 7. C. Quốc lộ 8. D. Quốc lộ 2. Câu 51: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp Đà Nẵng và Nha Trang đều có ngành nào sau đây? A. Cơ khí. B. Đóng tàu. C. Điện tử. D. Dệt, may. Câu 52: Mùa bão ở Bắc Bộ tập trung chủ yếu vào những tháng nào sau đây? A. Tháng 10, 11 và 12. B. Tháng 6, 7 và 8. C. Tháng 4, 5 và 6. D. Tháng 8, 9 và 10. Câu 53: Hoạt động lâm sinh không phải là A. khoanh nuôi rừng. B. bảo vệ rừng. C. trồng rừng. D. chế biến gỗ. Câu 54: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết đảo Lý Sơn thuộc tỉnh nào sau đây? A. Kiên Giang. B. Quảng Nam. C. Quảng Ngãi. D. Khánh Hòa. Câu 55: Gió Tây khô nóng ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ nước ta có nguồn gốc từ khối khí A. phía bắc lục địa Á - Âu. B. nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương. C. chí tuyến Tây Thái Bình Dương. D. chí tuyến bán cầu Nam. Câu 56: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ? A. Long Xuyên. B. Rạch Giá. C. Cà Mau. D. Vũng Tàu. Trang 1/4 - Mã đề 137
  2. Câu 57: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây trồng nhiều mía nhất trong các tỉnh sau đây? A. Bình Thuận. B. Kiên Giang. C. Bình Định. D. Hậu Giang. Câu 58: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết khu kinh tế cửa khẩu Nậm Cắn thuộc tỉnh nào sau đây? A. Thanh Hóa. B. Quảng Bình. C. Nghệ An. D. Hà Tĩnh. Câu 59: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết các trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nào sau đây thuộc Đồng bằng sông Cửu Long? A. Long Xuyên, Cần Thơ và Biên Hòa. B. Long Xuyên, Cà Mau và Vũng Tàu. C. Long Xuyên, Cần Thơ và Cà Mau. D. Vũng Tàu, Long Xuyên và Cần Thơ. Câu 60: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đèo Ngang thuộc dãy núi nào sau đây? A. Giăng Màn. B. Hoành Sơn. C. Bạch Mã. D. Phu Luông. Câu 61: Biện pháp nào sau đây là chủ yếu để hạn chế rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp ở nước ta? A. Mở rộng diện tích trồng trọt. B. Đưa giống mới vào sản xuất. C. Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng. D. Quy hoạch vùng chuyên canh. Câu 62: Dải hội tụ nhiệt đới chạy theo hướng kinh tuyến vào đầu mùa hạ ở nước ta là mặt tiếp xúc giữa hai khối khí nào sau đây? A. Bắc Ấn Độ Dương và khối khí nóng phía Tây. B. Bắc Ấn Độ Dương và Tín phong bán cầu Nam. C. Tín phong bán cầu Nam và khối khí Cực đới. D. Bắc Ấn Độ Dương và Tín phong bán cầu Bắc. Câu 63: Cho bảng số liệu: LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2018 (Đơn vị: Nghìn người) Năm 2010 2014 2016 2018 Thành thị 14106,6 16525,5 17449,9 18071,8 Nông thôn 36286,3 37222,5 36995,4 37282,4 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 2010 - 2018, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Đường. B. Kết hợp. C. Miền. D. Tròn. Câu 64: Các nhân tố nào sau đây là chủ yếu tạo nên mùa mưa ở Trung Bộ nước ta? A. Gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió đông bắc và bão. B. Gió mùa Đông Bắc, gió Tây, áp thấp và dải hội tụ nhiệt đới. C. Tín phong bán cầu Bắc, gió tây nam, áp thấp nhiệt đới và bão. D. Tín phong bán cầu Bắc, gió Tây, bão và dải hội tụ nhiệt đới. Câu 65: Miền núi nước ta có mật độ dân số thấp chủ yếu là do A. giao lưu kinh tế giữa các vùng khó khăn, độ dốc lớn. B. kinh tế còn chậm phát triển, địa hình chia cắt mạnh. C. công nghiệp phát triển còn hạn chế, nhiều thiên tai. D. sản xuất nhỏ, có nhiều dân tộc ít người sinh sống. Câu 66: Hà Nội có nhiệt độ tối cao tuyệt đối cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là do A. chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió Tây khô nóng. B. chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời. C. hoạt động quanh năm của Tín phong bán cầu Bắc. D. hoạt động liên tục của gió mùa Tây Nam nóng ẩm. Trang 2/4 - Mã đề 137
  3. Câu 67: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2019 Quốc gia Bru-nây Cam-pu-chia In-đô-nê-xi-a Lào Diện tích (Nghìn km2) 5,8 181,0 1913,6 236,8 Dân số (Triệu người) 0,4 16,5 268,4 7,1 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh mật độ dân số của một số quốc gia năm 2019? A. In-đô-nê-xi-a cao hơn 4,7 lần Lào. B. Cam-pu-chia cao hơn 2 lần Bru-nây. C. Bru-nây cao hơn 2,4 lần Lào. D. In-đô-nê-xi-a cao hơn 3 lần Cam-pu-chia. Câu 68: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho nước ta thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài? A. Vị trí thuận lợi, xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa. B. Có lợi thế về tài nguyên, lao động, chính sách phát triển. C. Cơ sở hạ tầng được cải thiện, an ninh chính trị ổn định. D. Chính sách phát triển, cơ sở vật chất kĩ thuật cải thiện. Câu 69: Quá trình phân công lao động xã hội ở nước ta chậm chuyển biến, chủ yếu là do A. chưa sử dụng triệt để quỹ thời gian lao động. B. tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn cao. C. năng suất và thu nhập của lao động còn thấp. D. cơ sở hạ tầng kinh tế chưa phát triển đồng bộ. Câu 70: Vùng núi Trường Sơn Nam nước ta có đặc điểm nào sau đây? A. Có địa hình thấp và hẹp ngang. B. Địa hình chủ yếu đồi là núi thấp. C. Nhiều núi cao đồ sộ nhất nước. D. Sườn đông dốc, sườn tây thoải. Câu 71: Phân bố đô thị ở nước ta không đều giữa các vùng chủ yếu do sự khác nhau về A. trình độ dân trí, đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên. B. phát triển công nghiệp và dịch vụ, đặc điểm dân cư. C. quá trình công nghiệp hóa, trình độ phát triển kinh tế. D. mức độ tập trung dân cư, đặc điểm địa hình và khí hậu. Câu 72: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho trình độ lao động nước ta còn thấp? A. Khả năng tự học thấp, công nghiệp hóa diễn ra chậm. B. Giáo dục phát triển chưa đều, đa số dân cư ở nông thôn. C. Trình độ phát triển kinh tế thấp, đào tạo còn hạn chế. D. Cơ cấu dân số trẻ, vốn đầu tư cho đào tạo nghề còn ít. Câu 73: Nguồn thức ăn chủ yếu cho chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa ở nước ta hiện nay là từ A. công nghiệp chế biến. B. sản xuất lương thực. C. sản xuất thực phẩm. D. phụ phẩm thủy sản. Câu 74: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho lượng mưa phân bố không đều trên lãnh thổ nước ta? A. Vị trí địa lí, lãnh thổ hẹp ngang và kéo dài. B. Hoạt động của gió mùa và hướng các dãy núi. C. Tác động của dải hội tụ, frông và dòng biển. D. Tác động của hoàn lưu khí quyển và địa hình. Câu 75: Cho biểu đồ về giá trị xuất khẩu của một số quốc gia giai đoạn 2010 - 2018: (Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Trang 3/4 - Mã đề 137
  4. Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Cơ cấu giá trị xuất khẩu. B. Quy mô giá trị xuất khẩu. C. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu. D. Chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất khẩu. Câu 76: Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lớn hơn đồng bằng sông Hồng chủ yếu do tác động của A. lịch sử khai thác lãnh thổ, địa hình bờ biển và thềm lục địa. B. tổng lượng phù sa sông, khí hậu nóng ẩm và thềm lục địa. C. địa hình bờ biển, diện tích lưu vực sông và rừng ngập mặn. D. thềm lục địa, diện tích lưu vực và tổng lượng phù sa sông. Câu 77: Hiệu quả khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp chủ yếu là do A. phương tiện đánh bắt lạc hậu. B. nguồn lợi thủy sản suy giảm. C. tập trung đánh bắt ở ven bờ. D. thiếu lao động có trình độ cao. Câu 78: Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng nào sau đây? A. Hình thành các vùng chuyên canh lớn. B. Có nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời. C. Tăng tỉ trọng của công nghiệp chế biến. D. Giảm tỉ trọng của công nghiệp khai thác. Câu 79: Sự phân hóa độ muối ở vùng biển nước ta chủ yếu do tác động kết hợp của A. địa hình bờ biển, lượng mưa và dòng hải lưu. B. vị trí địa lí, gió hướng tây nam và sông ngòi. C. vị trí địa lí, hoàn lưu khí quyển và sông ngòi. D. địa hình bờ biển, chế độ nhiệt và lượng mưa. Câu 80: Cho biểu đồ: DIỆN TÍCH LÚA PHÂN THEO MÙA VỤ CỦA NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ NĂM 2019 (Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về diện tích lúa các vụ của nước ta năm 2019 so với năm 2005? A. Đông xuân tăng, mùa tăng. B. Mùa tăng, đông xuân giảm. C. Đông xuân tăng nhanh hơn hè thu. D. Hè thu tăng nhiều hơn đông xuân. HẾT Cán bộ coi khảo sát không giải thích gì thêm Họ và tên học sinh Số báo danh . Trang 4/4 - Mã đề 137