Đề thi môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Khảo sát chất lượng học kỳ I năm học 2019-2020 - Mã đề 132 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Khảo sát chất lượng học kỳ I năm học 2019-2020 - Mã đề 132 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_mon_giao_duc_cong_dan_lop_10_khao_sat_chat_luong_hoc.doc
Nội dung text: Đề thi môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Khảo sát chất lượng học kỳ I năm học 2019-2020 - Mã đề 132 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2019 - 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: GDCD – LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút ( không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 02 trang) Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: (Thí sinh làm bài vào tờ giấy thi và ghi rõ mã đề thi) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1: Phủ định biện chứng có những đặc điểm nào sau đây? A. Tính khách quan, tính phổ biến. B. Tính khách quan, tính kế thừa. C. Tính chủ quan, tính phổ biến. D. Tính chủ quan, tính kế thừa. Câu 2: Hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Văn hóa. B. Chính trị. C. Triết học. D. Đạo đức. Câu 3: Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật là A. phủ định biện chứng. B. phủ định của phủ định. C. phủ định siêu hình. D. phủ định có kế thừa. Câu 4: Theo quan điểm Triết học Mác – Lênin, hình thức vận động nào sau đây là cao nhất và phức tạp nhất? A. Vận động vật lí. B. Vận động xã hội. C. Vận động cơ học. D. Vận động hóa học. Câu 5: Chị D là sinh viên đại học, nói với H đang học lớp 10 rằng các chị học đại học nhiều lĩnh vực sâu hơn, tự học, tự nghiên cứu nhiều và vất vả hơn học sinh phổ thông. Tâm sự của chị D phản ánh nội dung nào dưới đây về quan hệ giữa chất và lượng? A. Lượng luôn ổn định trong mọi chất. B. Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới. C. Lượng biến đổi nhưng chất không đổi. D. Chất luôn ổn định dù lượng thay đổi. Câu 6: Khi đường tác động vào các cơ quan cảm giác, mắt sẽ cho ta biết đường có màu trắng, lưỡi cho ta biết đường có vị ngọt. Đây là biểu hiện của quá trình A. nhận thức cảm tính. B. nhận thức lí tính. C. nhận thức khái quát. D. nhận thức trừu tượng. Câu 7: Theo quan điểm Triết học Mác – Lênin, sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian là hình thức vận động A. xã hội. B. vật lý. C. cơ học. D. hóa học. Câu 8: Theo quan điểm Triết học Mác – Lênin, mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập A. vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. B. vừa chuyển hóa, vừa đấu tranh với nhau. C. vừa thống nhất, vừa hòa nhập với nhau. D. vừa xung đột nhau, vừa bài trừ nhau. Câu 9: Biện pháp nào sau đây không phù hợp với yêu cầu giải quyết mâu thuẫn theo quan điểm Triết học? A. Tố cáo hành vi tiêu cực. B. Chống lại những hủ tục lạc hậu. C. Tự phê bình và phê bình. D. Dĩ hòa vi quý. Trang 1/2 - Mã đề thi 132
- Câu 10: Trong điều kiện bình thường, nước tồn tại ở thể lỏng. Nếu tăng nhiệt độ lên 100 oC thì nước sẽ bốc hơi. Theo quan điểm Triết học, 100oC gọi là gì? A. Chất. B. Độ. C. Lượng. D. Điểm nút. Câu 11: Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của phủ định biện chứng? A. Ngư dân dùng mìn đánh bắt cá. B. Bạn H đang hái hoa, bẻ cành. C. Bão làm đổ cây cối. D. Quả trứng nở ra con gà. Câu 12: Theo quan điểm Triết học Mác – Lênin, mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng cách A. đấu tranh. B. hòa giải. C. thỏa hiệp. D. thương lượng. II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 13 (2,0 điểm): Phương pháp luận là gì? Phân biệt phương pháp luận biện chứng, phương pháp luận siêu hình và cho ví dụ minh họa. Câu 14 (3,0 điểm): a. Phát triển là gì? Cho ví dụ về sự phát triển trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, tư duy. b. Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra như thế nào? Từ đó, em rút ra bài học gì trong cuộc sống? Câu 15 (2,0 điểm): Em hãy nêu một vài ví dụ nói lên sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong cuộc sống. Bản thân em rút ra bài học gì trong quá trình học tập và rèn luyện? HẾT (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ côi thi không giải thích gì thêm) Trang 2/2 - Mã đề thi 132