Đề thi môn Hóa học - Kỳ thi khảo sát kiến thức THPT lần 2 - Mã đề 418 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

doc 4 trang thungat 1430
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Hóa học - Kỳ thi khảo sát kiến thức THPT lần 2 - Mã đề 418 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_hoa_hoc_ky_thi_khao_sat_kien_thuc_thpt_lan_2_ma_d.doc

Nội dung text: Đề thi môn Hóa học - Kỳ thi khảo sát kiến thức THPT lần 2 - Mã đề 418 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT LẦN 2 NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: HÓA HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi có 04 trang) Mã đề thi 418 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. Câu 41: Trong các chất cho dưới đây, chất có tính bazơ là A. HNO3. B. NH3. C. CO2. D. CO. Câu 42: Sắt không phản ứng với dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch H2SO4 loãng. B. Dung dịch CuSO4. C. Dung dịch HNO3 đặc nóng. D. Dung dịch H2SO4 đặc nguội. Câu 43: Cho các chất sau: ancol etylic, axetilen, anđehit fomic, axit axetic, axeton. Số chất phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng tạo kết tủa là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 44: Đun nóng 215 gam axit metacrylic với 100 gam ancol metylic thu được m gam este. Biết hiệu suất phản ứng este hóa đạt 60%. Giá trị của m là A. 200. B. 150. C. 175. D. 125. Câu 45: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,46 gam Na và 0,62 gam Na2O vào nước, thu được 200 gam dung dịch NaOH có nồng độ a%. Giá trị của a là A. 0,6. B. 0,4. C. 1,2. D. 0,8. Câu 46: Công thức phân tử của glucozơ là A. C6H12O6. B. (C6H10O5)n. C. C2H6O. D. C12H22O11. Câu 47: Cr không phản ứng với A. dung dịch H2SO4 đặc, nguội. B. dung dịch CuSO4. C. dung dịch HCl. D. dung dịch H2SO4 loãng. Câu 48: Trong các chất cho dưới đây, chất điện li mạnh là A. NaOH. B. H2O. C. CO2. D. H2S. Câu 49: Xà phòng hóa chất béo bằng dung dịch NaOH, đun nóng, thu được sản phẩm gồm A. axit cacboxylic và glixerol. B. axit béo và glixerol. C. muối natri của axit béo và etylen glicol. D. muối natri của axit béo và glixerol. Câu 50: Anilin không có tính chất nào sau đây? A. Phản ứng với HCl trong dung dịch. B. Phản ứng cháy trong oxi. C. Phản ứng với dung dịch Br2. D. Làm quỳ tím hóa xanh. Câu 51: Chất gây hiệu ứng nhà kính là A. H2. B. CO. C. CO2. D. SO2. Câu 52: Sau phản ứng điều chế, khí T có lẫn hơi nước được dẫn qua bình làm khô (chứa các hạt NaOH rắn) rồi thu vào bình chứa theo hình vẽ sau: Khí T được sinh ra từ phản ứng nào sau đây? A. Nhiệt phân KClO3 có mặt MnO2. B. Cho Zn vào dung dịch H2SO4 loãng. C. Cho CaCO3 vào dung dịch HCl. D. Cho Al4C3 vào nước. Câu 53: Hợp chất nào dưới đây có tính chất lưỡng tính? A. KOH. B. Al(OH)3. C. NaOH. D. Mg(OH)2. Câu 54: Ancol etylic không phản ứng với A. CuO, t0. B. NaOH. C. HCl. D. Na. Trang 1/4 - Mã đề thi 418
  2. Câu 55: Kim loại có tính chất hóa học cơ bản là A. tính oxi hóa. B. tính khử. C. tính bazơ. D. tính axit. Câu 56: Cho các chất sau: N2, C, O2, S, P. Số chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 57: Trong các chất cho dưới đây, chất phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 là A. benzen. B. etilen. C. axetilen. D. buta-1,3-đien. Câu 58: Kim loại mềm nhất là A. Al. B. Mg. C. Fe. D. Cs. Câu 59: Hòa tan hoàn toàn 1,44 gam kim loại R hóa trị II bằng 250ml dung dịch H2SO4 0,3M. Để trung hòa axit dư, cần dùng 60ml dung dịch NaOH 0,5M. Kim loại R là A. Zn. B. Fe. C. Mg. D. Ni. Câu 60: X là một –amino axit no, chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 13,1 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, ta thu được 16,75 gam muối của X. X có công thức cấu tạo nào sau đây? A. CH3CH(NH2)COOH. B. H2N[CH2]5COOH. C. CH3[CH2]3CH(NH2)COOH. D. H2N[CH2]3COOH. Câu 61: Cho các mệnh đề sau: (1) Sắt có hóa trị I và II. (2) Sắt phản ứng với oxi có khả năng tạo ra ba loại oxit. (3) Fe(OH)3 và Fe(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính. (4) Muối sắt (II) vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. (5) Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 thu được Fe(NO2)2 và O2. (6) FeCl3 chỉ có tính oxi hóa. Số mệnh đề đúng là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 62: Nung nóng hỗn hợp gồm 1,8 gam Al và m gam một oxit kim loại (không có không khí), sau một thời gian thu được 9,0 gam chất rắn X. Biết X tác dụng với tối đa 0,29 mol H2SO4 (đặc, nóng), thu được 2,24 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tổng số các nguyên tử trong phân tử oxit ban đầu là A. 7. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 63: Nung m gam hỗn hợp A gồm Al và Fe3O4 trong môi trường không có không khí đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp X (giả sử chỉ có phản ứng khử oxit sắt thành sắt). Chia X thành hai phần. Phần một tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,176 lít khí. Tách lấy phần không tan cho tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 1,008 lít khí. Phần hai tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 6,552 lít khí. Các thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m là A. 22,02. B. 23,04. C. 22,08. D. 24,06. Câu 64: X là một peptit có 16 mắt xích được tạo từ các - amino axit cùng dãy đồng đẳng với glyxin. Để đốt cháy m gam X cần dùng 45,696 lít O2. Nếu cho m gam X tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH rồi cô cạn cẩn thận thì thu được hỗn hợp rắn Y. Đốt cháy Y trong bình chứa 12,5 mol không khí, toàn bộ khí sau phản ứng cháy được ngưng tụ hơi nước thì còn lại 271,936 lít hỗn hợp khí Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc, trong không khí có 1/5 thể tích O2 còn lại là N2. Giá trị của m là A. 41,0. B. 42,8. C. 46,2. D. 38,1. Câu 65: Cho các phát biểu sau: (1) Tơ nilon-6,6 kém bền với nhiệt, với axit và kiềm. (2) Poliacrilonitrin được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (3) Ở điều kiện thường, các amino axit đều tồn tại ở thể rắn. (4) Amilopectin là polisaccarit có mạch phân nhánh. (5) Thủy phân chất béo có xúc tác axit vô cơ, được sản phẩm glixerol và axit béo. (6) Anilin không làm quỳ tím đổi màu. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Trang 2/4 - Mã đề thi 418
  3. Câu 66: Nhỏ từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch gồm a mol NaOH và b mol NaAlO2. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa Al(OH)3 vào số mol HCl được biểu diễn theo đồ thị sau: Số mol Al(OH)3 0,03 0 0,16 Số mol HCl Tỉ lệ a : b tương ứng là A. 4 : 5. B. 4 : 3. C. 5 : 4. D. 2 : 3. Câu 67: Cho hỗn hợp gồm Al và Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn gồm hai kim loại và dung dịch chỉ chứa hai muối. Hai muối đó là A. FeSO4 và CuSO4. B. Al2(SO4)3 và Fe2(SO4)3. C. Al2(SO4)3 và CuSO4. D. Al2(SO4)3 và FeSO4. Câu 68: Hòa tan hoàn toàn 35,8 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2 và Al vào dung dịch chứa 0,78 mol H2SO4 loãng. Sau phản ứng, thu được dung dịch Y chỉ chứa 100,04 gam muối sunfat trung hòa và 0,14 mol hỗn hợp khí Z (gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí). Tỉ khối của Z so với H2 bằng 5. Khối lượng của Al trong X là A. 8,1 gam. B. 5,4 gam. C. 10,8 gam. D. 2,7 gam. Câu 69: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp T gồm tetrapeptit Y và pentapeptit Z cần vừa đủ dung dịch NaOH chỉ thu được (m+23,7) gam muối của glyxin và alanin. Đốt cháy hoàn toàn lượng muối trên bởi oxi, thu được Na2CO3 và hỗn hợp G gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp G qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 84,06 gam và có 7,392 lít khí N2 (đktc) thoát ra khỏi bình. Phần trăm khối lượng của Y trong T gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 55%. B. 56%. C. 53%. D. 54%. Câu 70: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 320ml dung dịch KHSO4 1M. Sau phản ứng, thu được dung dịch Y chứa 59,04 gam muối trung hòa và 0,896 lít NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Y phản ứng vừa đủ với 0,44 mol NaOH. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong X có giá trị nào sau đây? A. 20%. B. 76%. C. 73,47%. D. 73%. Câu 71: Hòa tan 14 gam hỗn hợp 2 muối MCO3 và N2CO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A và 0,672 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 13,66. B. 14,33. C. 14,66. D. 13,33. Câu 72: Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường: (1) Cho Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2. (2) Cho FeCl3 vào dung dịch NaOH. (3) Cho mẩu Na vào dung dịch KCl. (4) Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn điện cực. (5) Cho mẩu K dư vào dung dịch CrCl3. (6) Sục khí CO2 dư vào dung dịch gồm NaOH và NaAlO2. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm có tạo ra hiđroxit kim loại là A. 5. B. 4. C. 3. D. 6. Câu 73: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ, no đơn chức, mạch hở (chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 20ml dung dịch NaOH 2M, thu được một muối và một ancol. Đun nóng lượng ancol thu được với axit H 2SO4 đặc ở 170°C, thu được 0,015 mol anken (là chất khí ở điều kiện thường). Nếu đốt cháy lượng X như trên rồi cho sản phẩm qua bình đựng CaO dư thì khối lượng bình tăng 7,75 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tổng phân tử khối của hai chất trong X là 164. B. Khối lượng của chất có phân tử khối lớn hơn trong X là 2,55 gam. C. Một chất trong X có 3 công thức cấu tạo phù hợp với điều kiện bài toán. D. Thành phần phần trăm khối lượng các chất trong X là 49,5% và 50,5%. Câu 74: Cho 7,65 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 (trong đó Al chiếm 60% khối lượng) tan hoàn toàn trong dung dịch Y gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và m gam hỗn hợp khí T Trang 3/4 - Mã đề thi 418
  4. (trong T có 0,015 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 93,2 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản ứng với NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,935 mol. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 1,5. B. 3,0. C. 2,5. D. 1,0. Câu 75: Cho 3,62 gam hỗn hợp Q gồm hai este đơn chức X và Y tác dụng vừa đủ 100ml dung dịch NaOH 0,6M, thu được hỗn hợp Z gồm các chất hữu cơ và nước. Mặt khác, khi hóa hơi 3,62 gam Q thu được thể tích hơi bằng thể tích của 1,6 gam khí oxi ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Làm bay hơi hỗn hợp Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 5,64. B. 3,48. C. 2,34. D. 4,56. Câu 76: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, Z và T. Chất X Y Z T Thuốc thử Quì tím không đổi màu không đổi màu không đổi màu Không đổi màu Dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ không có kết tủa Ag không có kết tủa không có kết tủa Cu(OH)2, lắc nhẹ Cu(OH)2 không tan dung dịch xanh lam dung dịch xanh lam Cu(OH)2 không tan Nước brom Kết tủa trắng không có kết tủa không có kết tủa Không có kết tủa Các chất X, Y, Z và T lần lượt là A. phenol, glucozơ, glixerol, etanol. B. anilin, glucozơ, glixerol, anđehit fomic. C. fructozơ, glucozơ, axetanđehit, etanol. D. glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol. Câu 77: Cho các mệnh đề sau: (1) Etilen làm mất màu dung dịch Br2. (2) Stiren có thể trùng hợp tạo polime. (3) Toluen không làm mất màu dung dịch brom. (4) But-1-in có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa màu vàng. (5) Tất cả các loại hiđrocacbon đều có thể cháy được trong khí oxi tạo CO2 và H2O. (6) Đốt cháy anken thu được số mol khí cacbonic bằng số mol nước. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 6. D. 5. Câu 78: Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm H2NCH2CH2COOH và CH3CH(NH2)COOH tác dụng với V (ml) dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là A. 250. B. 200. C. 100. D. 150. Câu 79: Cho dãy các chất sau: triolein, glucozơ, etyl propionat, amilozơ. Số chất trong dãy bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường axit là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 80: Dẫn 4,032 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm C2H2, C2H4, CH4 lần lượt qua bình 1 chứa dung dịch AgNO3 dư trong NH3, rồi qua bình 2 chứa dung dịch Br2 dư trong CCl4. Ở bình 1 thấy xuất hiện 7,2 gam kết tủa, còn khối lượng bình 2 tăng thêm 1,68 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,3 gam hỗn hợp X ở trên, rồi cho sản phẩm cháy qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thì thu được kết tủa có khối lượng là A. 6 gam. B. 7 gam. C. 9 gam. D. 8 gam. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh: Số báo danh: Trang 4/4 - Mã đề thi 418