Đề thi môn Hóa học Lớp 12 - Kỳ thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia - Mã đề T03

pdf 4 trang thungat 6670
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Hóa học Lớp 12 - Kỳ thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia - Mã đề T03", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_mon_hoa_hoc_lop_12_ky_thi_thu_tot_nghiep_thpt_quoc_gi.pdf

Nội dung text: Đề thi môn Hóa học Lớp 12 - Kỳ thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia - Mã đề T03

  1. Biên soạn: LNMT – Group Luyện đề ĐH 2021 & Hóa học THPT Lê Lợi Luyện đề ĐH 2021 ĐỀ THI THỬ THPTQG Học Hóa cùng LNMT Mã đề: T03 Đề gồm: 04 trang Thời gian: 50’ Câu 1: Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của A. ancol B. amin C. xeton D. anđehit Câu 2: Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2? A. Etyl axetat. B. Propyl axetat. C. Vinyl axetat. D. Phenyl axetat. Câu 3: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là A. tơ visco. B. tơ nilon-6,6. C. tơ tằm. D. tơ capron. Câu 4: Kim loại nào sau đây có tính khử yếu hơn Mg? A. Na. B. Ca. C. K. D. Fe. Câu 5: Thành phần chính của quặng boxit là A. FeCO3. B. Fe2O3.nH2O. C. Fe3O4. D. Al2O3. Câu 6: Alanin có công thức là A. NH2CH2COOH. B. C6H5NH2. C. CH3OH. D. C6H5OH. Câu 7: Phát biểu không đúng là A. Chất béo tan nhiều trong dung môi hữu cơ. B. Dầu ăn và dầu bôi trơn máy có cùng thành phần nguyên tố. C. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước. D. Chất béo là trieste của glixerol và axit béo. Câu 8: Cặp ion cùng tồn tại trong dung dịch là A. Ba2+, SO42-. B. H+, OH-. C. Na+, NO3-. D. Ca2+, CO32-. Câu 9: Khí X được dùng nhiều trong ngành sản xuất nước giải khát và bia rượu. Tuy nhiên, việc gia tăng nồng độ khí X trong không khí là một trong những nguyên nhân làm trái đất nóng lên. Khí X là A. N2. B. O2. C. H2. D. CO2. Câu 10: Crom(III) hiđroxit có màu gì? A. Màu vàng. B. Màu lục xám. C. Màu đỏ thẫm. D. Màu trắng. Câu 11: Kim loại nào sau đây không phản ứng với nước ở điều kiện thường: A. Na. B. K. C. Ba. D. Be. Câu 12: Nilon–6,6 là một loại A. tơ axetat. B. tơ poliamit. C. polieste. D. tơ visco. Câu 13: Cho 2a mol bột Fe vào dung dịch chứa 5a mol AgNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các muối nào? A. Fe(NO3)3 và AgNO3. B. Fe(NO3)3. C. Fe(NO3)2 và AgNO3. D. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3. Câu 14: Dung dịch nào sau đây hòa tan được Cu? A. Dung dịch HNO3 loãng. B. Dung dịch H2SO4 loãng. C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch KOH. Câu 15: Công thức thạch cao nung là: A. CaSO4.2H2O. B. CaSO4.H2O. C. CaSO4. D. CaCO3 1
  2. Biên soạn: LNMT – Group Luyện đề ĐH 2021 & Hóa học THPT Lê Lợi Câu 16: Cho dãy các chất: Ag, Fe3O4, Na2CO3 và Fe(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng được với dd H2SO4 loãng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 17: Cho kết tủa Fe(OH)3 vào dung dịch chất X, thu được dung dịch FeCl3. Chất X là A. HCl. B. H2SO4. C. NaOH. D. NaCl. Câu 18: Thủy phân hoàn toàn một tripeptit (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm alanin và glyxin theo tỉ lệ mol là 2 : 1. Số tripeptit thỏa mãn là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần 2,52 lít O2 (ở đktc), thu được 1,8 gam nước. Giá trị của m là A. 2,60. B. 6,75. C.3,15. D. 5,00. Câu 20: Điều nào sau đây không đúng khi nói về metyl acrylat? A. Không tác dụng với dung dịch nước brom. B. là hợp chất este. C. Là đồng phân của vinyl axetat. D. Có công thức phân tử C4H6O2. Câu 21: Cho hình vẽ thiết bị chưng cất thường. Vai trò của nhiệt kế trong khi chưng cất là A. Đo nhiệt độ của nước sôi. B. Đo nhiệt độ của chất đang chưng cất. C. Đo nhiệt độ của ngọn lửa. D. Đo nhiệt độ sôi của hỗn hợp chất trong bình cầu. Câu 22: Trộn bột kim loại X với bột sắt oxit (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng để hàn đường ray tàu hỏa. Kim loại X là: A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. Al. Câu 23: Cho dãy các chất sau: (1) glucozo, (2) metyl fomat, (3) vinyl axetat, (4) axetanđehit. Số chất trong dãy có phản ứng tráng gương là A. 3. B. 4. C. 1 D. 2. Câu 24: Sắt là kim loại phổ biến và được con người sử dụng nhiều nhất. Trong công nghiệp, oxit sắt được luyện thành sắt diễn ra trong lò cao được thực hiện bằng phương pháp A. điện phân. B. nhiệt luyện. C. nhiệt nhôm. D. thủy luyện. Câu 25: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3. (b) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2. (c) Sục hỗn hợp NO2 và O2 vào nước. (d) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2. (e) Cho FeO vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. (g) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl. Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa khử là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 26: Tên của quặng chứa FeCO3, Fe2O3, Fe3O4, FeS2 lần lượt là: A. hematit, pirit, manhetit, xiđerit. B. xiđerit, manhetit, pirit, hematit. C. pirit, hematit, manhetit, xiđerit. D. xiđerit, hematit, manhetit, pirit. 2
  3. Biên soạn: LNMT – Group Luyện đề ĐH 2021 & Hóa học THPT Lê Lợi Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X chứa 4 amin no, đơn chức, hở cần a mol O2 (đktc). Biết sản phẩm cháy có x mol CO2 (đktc) và 42,3 gam H2O. Giá trị của a+x là: A. 4,15 B. 3,185 C. 5,154 D. 4,375 Câu 28: Để khử hoàn toàn 35,2 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần vừa đủ 7,28 lít khí CO (đktc). Khối lượng sắt thu được là: A. 31 gam. B. 34 gam. C. 32 gam. D. 30 gam. Câu 29: Cho 0,02 mol CH3COOC6H5 vào 500 ml dung dịch NaOH 0,1M đun nóng. Sau phản ứng hoàn toàn đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m là A.2,84. B. 3,96. C. 1,64. D. 4,36. Câu 30: Hòa tan hoàn toàn 13,7 gam hỗn hợp X chứa Na, Ca và Al trong nước (dư) thu được 11,2 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa 23,5 gam chất tan. Phần trăm khối lượng của Al có trong X gần nhất với: A. 31,5% B. 38,8% C. 32,6% D. 39,4% Câu 31: Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M; K2CO3 0,2M vào 100 ml dung dịch HCl 0,2M; NaHSO4 0,6M và khuấy đều thu được V lít CO2 thoát ra (đktc) và dung dịch X. Thêm vào dung dịch X 100 ml dung dịch KOH 0,6M; BaCl2 1,5M thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V và m là A. 1,0752 và 22,254. B. 0,448 và 25,8. C. 0,448 và 11,82. D. 1,0752 và 20,678. Câu 32: Dung dịch X chứa glyxin và axit glutamic có cùng nồng độ mol/l. Cho V1 lít dung dịch X tác dụng vừa đủ với V2 lít dung dịch NaOH 1,5M thu được 400 ml dung dịch Y. Cộ cạn Y thu được 34,56 gam muối khan. Nồng độ mol/l của axit glutamic trong V1 lít dung dịch X là A. 0,75. B. 0,60. C. 0,80. D. 0,50 Câu 33: Cho sơ đồ phản ứng: (1) X + O2 → axit cacboxylic Y1 (2) X + H2 → ancol Y2. (3) Y1 + Y2 → Y3 + H2O Biết Y3 có công thức phân tử là C6H10O2. Tên gọi của X là A. anđehit propionic. B. anđehit metacrylic. C. anđehit axetic. D. anđehit acrylic. Câu 34: Lấy 34,46 gam hỗn hợp X gồm các triglixerit X, cho tác dụng hoàn toàn với 0,1 mol H2 thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được CO2 và 2,09 mol H2O. Mặt khác, Y tác dụng được tối đa với 0,05 mol Br2 trong dung dịch. Nếu cho Y tác dụng vừa đủ với KOH thì thu được glixerol và m gam muối. Giá trị của m là A. 37,50. B. 37,70. C. 35,78. D. 35,58. Câu 35: Cho các phát biểu sau (a) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH thu được natri axetat và anđehit fomic. (b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (c) Ở điều kiện thường anilin là chất khí. (d) Tinh bột thuộc loại polisaccarit. (e) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2. (f) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 36: Tiến hành điện phân dung dịch chứa x mol Cu(NO3)2 và y mol NaCl bằng điện cực trơ, với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 2895 giây thì dừng điện phân, thu được 3
  4. Biên soạn: LNMT – Group Luyện đề ĐH 2021 & Hóa học THPT Lê Lợi dung dịch X. Cho 0,125 mol bột Fe vào dung dịch X, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra 0,504 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc); đồng thời còn lại 5,43 gam rắn không tan. Tỉ lệ x : y gần nhất là: A. 1,95. B. 1,90. C. 1,75. D. 1,80. Câu 37: Hỗn hợp A gồm ankan X, anken Y, amin no đơn chức mạch hở Z. Tỷ khối của A so với H2 bằng 14,7. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít A thu được 9,856 lít CO2 và 0,56 lít N2 (các thể tích khí đo ở đktc). Tổng số nguyên tử có trong Y là A. 6 B. 9 C. 12 D. 15. Câu 38: Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm FexOy, Fe và Cu bằng dung dịch chứa 1,8 mol HCl và 0,3 mol HNO3, sau phản ứng thu được 5,824 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X chứa (m + 60,24) gam chất tan. Cho a gam Mg vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được (m –6,04) gam chất rắn và hỗn hợp Y gồm hai khí (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí) có tỉ khối so với He bằng 4,7. Giá trị của a gần nhất với A. 23,0. B. 24,0. C. 21,0. D. 22,0. Câu 39 Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm 3 este X, Y, Z (đều mạch hở và chỉ chứa chức este, Z chiếm phần trăm khối lượng lớn nhất trong P) thu được lượng CO2 lớn hơn H2O là 0,25 mol. Mặt khác m gam P phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 22,2 gam 2 ancol hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon và hỗn hợp T gồm 2 muối. Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa đủ 0,275 mol O2 thu được CO2, 0,35 mol Na2CO3 và 0,2 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Z trong A là A. 45,20%. B. 50,40%. C. 62,10%. D. 42,65%. Câu 40: Tiến hành 2 thí nghiệm sau : Thí nghiệm 1 : Bước 1 : Cho vào ống nghiệm một giọt dung dịch CuSO4 bão hòa và 2ml dung dịch NaOH 30%. Bước 2 : Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch, giữ lại kết tủa. Bước 3 : Thêm khoảng 4ml lòng trắng trứng vào ống nghiệm, dùng đũa thủy tinh khuấy đều. Thí nghiệm 2 : Bước 1 : Lấy khoảng 3ml lòng trắng trứng cho vào ống nghiệm. Bước 2 : Nhỏ từ từ 3ml dung dịch CuSO4 bão hòa vào. Bước 3 : Thêm khoảng 5ml dung dịch NaOH 30%, khuấy đều. Cho các phát biểu sau: a, Sau bước 2, ở thí nghiệm 2, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa. b, Sau bước 1, ở thí nghiệm 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa mãu xanh. c, Các phản ứng ở các bước 3 xảy ra nhanh hơn khi đun nóng. d, Sau bước 3, ở cả hai thí nghiệm, hỗn hợp thu được sau khi khuấy có amuf tím. Số phát biểu không đúng là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Thí sinh không sử dụng tài liệu trong thời gian làm bài 4