Đề thi môn Hóa - Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 trường THPT chuyên - Năm học 2019-2020

doc 2 trang thungat 5330
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Hóa - Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 trường THPT chuyên - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_hoa_ky_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_truong_thpt_chuy.doc

Nội dung text: Đề thi môn Hóa - Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 trường THPT chuyên - Năm học 2019-2020

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU TRƯỜNG THPT CHUYÊN – TRƯỜNG ĐH VINH Đề chính thức NĂM HỌC 2019 - 2020 (Đề thi gồm hai trang) Môn thi chuyên: HOÁ HỌC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (3,0 điểm) 1. Có sơ đồ chuyển hoá sau: X® Y ® Z ® Y ® X. Biết X là đơn chất phi kim của nguyên tố T; Y, Z là hợp chất gồm hai nguyên tố trong đó chứa T. Dung dịch chất Y làm quỳ tím hoá đỏ. Z là muối kali, trong đó kali chiếm 52,35% (về khối lượng). Xác định công thức các chất X, Y, Z và viết phương trình hoá học biểu diễn dãy chuyển hoá trên. 2. Mỗi hỗn hợp gồm 2 khí sau đây có thể tồn tại được hay không? a. H2, O2. b. O2, Cl2. c. SO2, O2. d. HCl, CO2. Nếu có tồn tại hãy cho biết điều kiện, nếu không tồn tại thì hãy giải thích rõ nguyên nhân. 3. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau. a. Sục khí NO2 vào dung dịch Ca(OH)2. b. Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. c. Dẫn khí Cl2 qua dung dịch I2. d. Nung nóng Mg và SiO2 trong bình kín. Câu 2. (3,0 điểm) 1. Viết phương trình hoá học xảy ra (nếu có) trong các thí nghiệm sau: a. Cho dung dịch chứa a mol Ca(HCO3)2 vào dung dịch chứa 1,5a mol KOH. b. Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch Na2CO3. c. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch KHSO4. d. Cho hỗn hợp Cu, Fe3O4 có số mol bằng nhau vào dung dịch HCl dư. 2. Tách các chất sau ra khỏi hỗn hợp với điều kiện nguyên chất và không làm thay đổi khối lượng mỗi chất: Al2O3, Al, Cu, CuO. Viết các phương trình hoá học xảy ra. Câu 3. (3,0 điểm) 1. Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết mỗi khí có trong hỗn hợp khí X gồm: C 2H4, C2H2, CO2, SO2. 2. Cho sơ đồ chuyển hoá sau: (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Tinh bột ¾ ¾® A ¾ ¾® B ¾ ¾® C ¾ ¾® D ¾ ¾® Metan ¾ ¾® E ¾ ¾® C2H3Cl ¾ (¾8)® PVC poli(vinylclorua) Chọn các chất A, B, C, D, E thích hợp. Viết các phương trình hoá học xảy ra, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có). Câu 4. (3,0 điểm) 1. Có 3 ống nghiệm: Ống 1 đựng 2 ml nước cất, ống 2 đựng 2 ml dầu ăn (dầu thực vật), ống 3 đựng 2 ml dung dịch brom. Cho vào mỗi ống nghiệm 1 ml benzen, lắc kĩ. Sau đó để yên, quan sát chất lỏng trong mỗi ống nghiệm, giải thích? 2. Trong phòng thí nghiệm chỉ có dung dịch H 2SO4 đặc, dung dịch NaOH, nước cất, phôi bào đồng. Dụng cụ thí nghiệm có đủ. a. Trình bày cách tiến hành thí nghiệm, cho biết hiện tượng quan sát được và giải thích khi:  Cho Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng.  Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng. b. Nếu sơ ý có bạn học sinh nào đó để H 2SO4 đặc rơi vào tay, khi đó em sẽ xử lý tình huống này như thế nào? 3. Trong một buổi dã ngoại, em quan sát thấy một người nông dân bón vôi và đạm ure cho lúa cùng một lúc. Bằng kiến thức hoá học em thấy việc làm đó có đúng không? Em góp ý gì cho người nông dân đó. 1/2
  2. Câu 5. (4,0 điểm) 1. Cho 37 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe 3O4 tác dụng với 500 gam dung dịch HNO 3 loãng, khuấy đều. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí NO sản phẩm khử duy nhất ở (đktc), dung dịch Y và còn lại 2,92 gam kim loại. a. Viết các phương trình hoá học xảy ra. b. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch HNO3 đã dùng. c. Tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch Y. 2. Cho m gam hỗn hợp Na, Na2O, Al, Al2O3 vào nước thu được dung dịch X và 6,72 lít H2 (ở đktc). Cho từ từ dung dịch HCl vào X, số mol kết tủa tạo thành phụ thuộc vào số mol HCl theo đồ thị bên. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của m? Câu 6. (4,0 điểm) 1. Hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon mạch hở A, B (A thuộc một trong ba dãy đồng đẳng ankan, anken hoặc ankin). B phản ứng với dung dịch brom dư theo tỷ lệ 1:1. Cho 6,72 lít khí H 2 (đktc) vào X rồi dẫn toàn bộ hỗn hợp qua ống sứ đựng Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y gồm hai khí. Đốt cháy Y rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào dung dịch Ba(OH)2 dư, kết thúc phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa, đồng thời khối lượng dung dịch giảm 23,04 gam. a. Xác định công thức phân tử của A và B (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). b. Tính thành phần phần trăm về thể tích của A và B trong X. 2. Hỗn hợp E gồm axit panmitic (C 15H31COOH), axit stearic (C17H35COOH) và chất béo X. Đốt cháy m gam E cần vừa đủ 14,75 mol O2 thu được 10,3 mol CO2. Mặt khác m gam hỗn hợp E tác dụng vừa đủ với 600 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được a gam hỗn hợp 2 muối. Tính giá trị của a. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. (Biết: K = 39; Na = 23; Cl = 35,5; C = 12; H = 1; O = 16; Fe = 56; Cu = 64; Al = 27; Ba = 137) HẾT Họ và tên: Số báo danh:  Thí sinh được dùng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Giám thị không phải giải thích gì thêm. 2/2