Đề thi môn Lịch sử - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2018 - Mã đề 235 - Sở GD&ĐT Kiên Giang

doc 4 trang thungat 2050
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Lịch sử - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2018 - Mã đề 235 - Sở GD&ĐT Kiên Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_lich_su_ky_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_2018_ma_de_2.doc

Nội dung text: Đề thi môn Lịch sử - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2018 - Mã đề 235 - Sở GD&ĐT Kiên Giang

  1. SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi thành phần: LỊCH SỬ (Đề có 4 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ tên: Số báo danh: Mã đề 235 Câu 1: Mục đích cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) của thực dân Pháp ở Việt Nam là A. để tăng cường sức mạnh kinh tế của Pháp. B. bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra. C. bù vào thiệt hại trong cuộc khai thác lần thứ nhất. D. để thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở Việt Nam. Câu 2: Thuận lợi cơ bản nhất của Việt Nam sau đại thắng mùa Xuân năm 1975 là A. nhân dân phấn khởi với chiến thắng mới giành được. B. đất nước đã được hoàn toàn độc lập, thống nhất. C. có miền Bắc hoàn toàn giải phóng, phát triển kinh tế. D. các nước trên thế giới tiếp tục ủng hộ cách mạng Việt Nam. Câu 3: Nguyên nhân nào làm cho khả năng phòng thủ đất nước của nước ta bị suy giảm trước nguy cơ xâm lược của các nước phương Tây vào giữa thế kỷ XIX? A. Sự chi phối của triều đình nhà Thanh ở Trung Quốc. B. Nhân dân không tin tưởng, ủng hộ triều đình nhà Nguyễn. C. Chính sách nhu nhược, đầu hàng của nhà Nguyễn. D. Chính sách đối nội, đối ngoại sai lầm của nhà Nguyễn. Câu 4: Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau năm 1954 được Đảng Lao động Việt Nam xác định là A. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. B. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế. C. chống lại chính sách đàn áp, khủng bố của chính quyền Mỹ - Diệm. D. đánh bại chiến tranh xâm lược của Mỹ - Diệm. Câu 5: Mục tiêu của các cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật trong lịch sử đều nhằm A. giải quyết những đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất. B. đáp ứng nhu cầu vật chất ngày càng cao của con người. C. giải quyết vấn đề bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường. D. đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người về văn hóa, tinh thần. Câu 6: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Đồng minh vào miền Bắc nước ta làm nhiệm vụ giải giáp quân đội phát xít Nhật là A. Trung Hoa Dân quốc. B. Anh và Trung Hoa Dân quốc. C. Mỹ. D. Anh. Câu 7: Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ nào dưới đây? A. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc. B. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. C. Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản. D. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. Câu 8: Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người. B. kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mỹ. C. hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới. D. hòa bình, trung lập tích cực trong quan hệ quốc tế. Câu 9: Phương pháp đấu tranh được Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra trong thời kì 1936 -1939 là A. bí mật, hợp pháp, nửa hợp pháp. B. công khai, hợp pháp và bí mật. C. công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. D. công khai, bí mật, bất hợp pháp. Câu 10: Sau khi xé bỏ Hòa ước Véc-xai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu gì? A. Tấn công xâm lược Liên Xô. B. Thành lập một nước Đại Đức gồm toàn bộ châu Âu. C. Chuẩn bị xâm lược các nước Tây Âu. D. Chuẩn bị chiếm vùng Xuy - Đét và Tiệp Khắc. Trang 1/4 - Mã đề 235
  2. Câu 11: Thái độ của thực dân Pháp sau khi Gác-ni-ê bị giết trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất (21-12-1873) như thế nào? A. Hoang man, lo sợ tìm cách thương lượng. B. Kêu gọi trả thù, củng cố dã tâm xâm chiếm Bắc Kỳ. C. Ép nhà Nguyễn ký Hiệp ước giao 6 tỉnh Nam Kỳ cho Pháp. D. Rút quân và từ bỏ âm mưu xâm chiếm Bắc Kỳ. Câu 12: Nội dung nào không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Áp dụng thành tựu cách mạng khoa học kĩ thuật. B. Các công ty, tập đoàn tư bản Mỹ có sức sản xuất và cạnh tranh cao. C. Mỹ có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú. D. Phát động chiến tranh lạnh, thành lập các khối quân sự. Câu 13: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh lạnh là A. sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa Liên Xô và Mỹ. B. sự đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. C. sự đối đầu giữa hai cường quốc Mỹ và Liên Xô. D. sự phân chia thế giới theo thể chế hai cực Ianta. Câu 14: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân miền Nam Việt Nam không tác động đến việc A. Mỹ phải tuyên bố "phi Mỹ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam. B. Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc. C. Mỹ chấp nhận đàm phán để bàn về chấm dứt chiến tranh Việt Nam. D. Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam. Câu 15: Một Nghị quyết của Hội đồng bảo an được thông qua với điều kiện A. được tất cả các thành viên tán thành. B. được 2/3 số thành viên đồng ý. C. được quá nửa số thành viên của Hội đồng tán thành. D. được sự nhất trí của 5 Ủy viên thường trực. Câu 16: Bài học kinh nghiệm có ý nghĩa nhất của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883- 1892) là A. xây dựng căn cứ kháng chiến. B. lối đánh du kích ở đồng bằng. C. xây dựng lực lượng kháng chiến. D. xây dựng khối đoàn kết toàn dân. Câu 17: Việc duy trì phương thức bóc lột phong kiến bên cạnh phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) ở Việt Nam đã làm thay đổi vị trí và vai trò của các giai cấp A. địa chủ và tư sản. B. nông dân và công nhân. C. địa chủ và công nhân. D. địa chủ và nông dân. Câu 18: Từ những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, 5 nước sáng lập tổ chức ASEAN phải chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo là do A. tác động của xu thế toàn cầu hóa trên toàn thế giới. B. chiến lược kinh tế hướng nội bộc lộ nhiều hạn chế, cần phải thay đổi. C. cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược của ba nước Đông Dương đã kết thúc. D. nhân dân trong nước biểu tình phản đối, đề nghị thay đổi. Câu 19: Báo “Thanh niên” và tác phẩm “Đường Kách mệnh” đã trang bị lí luận nào cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam? A. Cách mạng dân tộc, dân chủ. B. Chủ nghĩa Mác - Lênin. C. Cách mạng giải phóng dân tộc. D. Cách mạng vô sản. Câu 20: Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng vai trò của Mặt trận Việt Minh từ khi thành lập đến Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Góp phần xây dựng lực lượng chính trị hùng hậu cho việc giành chính quyền. B. Phối hợp với lực lượng Đồng minh tham gia giành chính quyền. C. Cùng với Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đứng lên giành chính quyền. D. Tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và tập dượt quần chúng đấu tranh. Câu 21: Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có hạn chế trong việc xác định Trang 2/4 - Mã đề 235
  3. A. phương pháp, hình thức đấu tranh cách mạng. B. vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản. C. quan hệ giữa cách mạng Đông Dương với cách mạng thế giới. D. nhiệm vụ và lực lượng tham gia cách mạng. Câu 22: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, các chiến dịch của quân đội và nhân dân Việt Nam đều nhằm A. phá âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của giặc Pháp. B. củng cố và mở rộng căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc. C. tiêu diệt một bộ phận sinh lực của thực dân Pháp. D. hỗ trợ chiến tranh du kích trong vùng tạm bị chiếm. Câu 23: Nội dung nào dưới đây không phải là một trong những “di chứng” của cuộc Chiến tranh lạnh? A. Chủ nghĩa khủng bố quốc tế. B. Xung đột sắc tộc, tôn giáo. C. Chủ nghĩa li khai. D. Xung đột biên giới, lãnh thổ quốc gia. Câu 24: Mục tiêu nào không được Đảng, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt ra khi quyết định chủ động mở chiến dịch Biên giới năm 1950? A. Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. B. Nhanh chóng giành thế chủ động về chiến lược. C. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch. D. Khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới. Câu 25: Hình thức đấu tranh nào dưới đây gắn với phong trào yêu nước của các sĩ phu Việt Nam đầu thế kỷ XX? A. Dùng biện pháp cải cách yêu cầu thực dân Pháp trả độc lập. B. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị, ngoại giao. C. Đấu tranh đơn thuần bằng vũ trang. D. Đấu tranh chủ yếu bằng hình thức chính trị. Câu 26: Bài học kinh nghiệm về nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1930 - 2000) là A. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. B. sự lãnh đạo đúng đắn, linh hoạt, chủ động của Đảng. C. xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân. D. truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc và quốc tế. Câu 27: Điểm khác biệt về phương pháp trong buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành so với các nhà cách mạng trước đó là A. tranh thủ sự giúp đỡ từ bên ngoài. B. tiếp thu tư tưởng "Tự do - bình đẳng - bác ái" của cách mạng Pháp. C. quá trình khảo sát và lựa chọn. D. tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ Nhật Bản và Trung Quốc. Câu 28: Điểm khác biệt của Nhật Bản so với Mỹ trong phát triển khoa học-kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. đi sâu vào ứng dụng công nghiệp dân dụng. B. chú trọng xây dựng các công trình giao thông. C. đầu tư buôn bán quân trang, quân dụng. D. coi trọng và đầu tư cho các phát minh. Câu 29: Đâu là điểm khác biệt trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ so với các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Giai cấp lãnh đạo. B. Hình thức đấu tranh. C. Khuynh hướng đấu tranh. D. Tổ chức lãnh đạo. Câu 30: Trong xu thế toàn cầu hóa, vấn đề sống còn đặt ra đối với Việt Nam là gì? A. Đoàn kết nhân dân, phát huy sức mạnh nội lực. B. Mở rộng hợp tác toàn diện với khu vực và quốc tế. C. Nắm bắt cơ hội, vượt qua thử thách, phát triển mạnh mẽ. D. Tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Câu 31: Từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu, bài học kinh nghiệm rút ra cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay là A. xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. B. cải tổ, đổi mới kinh tế - xã hội trước tiên, sau đó mới cải tổ, đổi mới chính trị. C. kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, không chấp nhận đa nguyên chính trị. D. thực hiện chính sách “đóng cửa” nhằm hạn chế ảnh hưởng từ bên ngoài. Trang 3/4 - Mã đề 235
  4. Câu 32: Sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929 chứng minh điều gì? A. Sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam so với phong trào đấu tranh của các tầng lớp giai cấp khác. B. Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, các tầng lớp khác kết thành làn sóng dân tộc dân chủ ngày càng sâu rộng. C. Điều kiện lịch sử đã chín muồi để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Xu thế tất yếu khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản. Câu 33: Trong công cuộc đổi mới đất nước (từ tháng 12 - 1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác vì A. đẩy mạnh phát triển đất nước và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. B. chủ động hội nhập quốc tế, tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại từ bên ngoài. C. tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế để thực hiện thành công công cuộc đổi mới. D. phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước và xu thế của thời đại. Câu 34: Nhận xét nào dưới đây là đúng khi nói về việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Pháp? A. Là một giải pháp an toàn đối với Pháp và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. B. Là một sự nhân nhượng nguy hiểm về không gian của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. C. Là một giải pháp ngoại giao cần thiết đối với Pháp và phù hợp với tình hình Việt Nam lúc bấy giờ. D. Là một sự nhân nhượng thiếu nguyên tắc để giữ vững chủ quyền dân tộc. Câu 35: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951)? A. Đảng tích lũy được một số kinh nghiệm lãnh đạo đấu tranh công khai, hợp pháp. B. Có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. C. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với cuộc kháng chiến toàn quốc. D. Đánh dấu bước phát triển mới của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Câu 36: Điểm giống nhau trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954 - 1960) với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước (1976 - 1986) là A. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. B. xây dựng kinh tế thị trường. C. Nhà nước nắm độc quyền về kinh tế. D. xây dựng kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Câu 37: Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) là A. kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng, tiến công và nổi dậy. B. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. C. kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao. D. kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao. Câu 38: Nhận xét nào dưới đây không đúng về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Đây là cuộc cách mạng mang tính dân chủ điển hình. B. Đây là cuộc cách mạng diễn ra với sự kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. C. Đây là cuộc cách mạng diễn ra với sự kết hợp khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị. D. Đây là cuộc cách mạng đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa. Câu 39: Nhận định nào không đúng về tác động của Hội nghị Ianta đối với bán đảo Triều Tiên? A. Lãnh thổ Triều Tiên chịu sự chiếm đóng của Mỹ và Liên Xô. B. Miền Nam Triều Tiên phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. C. Vĩ tuyến 38 là ranh giới chia cắt hai miền Triều Tiên. D. Triều Tiên bị chia cắt thành hai quốc gia riêng biệt. Câu 40: Nhận định nào đúng nhất về vai trò của hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam? A. Hậu phương đã đem lại quyền lợi cho nhân dân, động viên khích lệ chiến sĩ ngoài chiến trường. B. Hậu phương vững mạnh là nền móng để xây dựng nền kinh tế của một nhà nước mới, độc lập. C. Hậu phương là nhân tố thường xuyên mang tính quyết định thắng lợi của chiến tranh nhân dân. D. Hậu phương đã cung cấp sức người, sức của cho quân đội Việt Nam mở các chiến dịch quyết định. HẾT Trang 4/4 - Mã đề 235