Đề thi môn Ngữ văn Khối 12 - Học kỳ II - Năm học 2020-2021

docx 1 trang thungat 7900
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Khối 12 - Học kỳ II - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_mon_ngu_van_khoi_12_hoc_ky_ii_nam_hoc_2020_2021.docx

Nội dung text: Đề thi môn Ngữ văn Khối 12 - Học kỳ II - Năm học 2020-2021

  1. ĐỀ THI HỌC KỲ II - Năm học: 2020 - 2021 Khối 12 Môn: NGỮ VĂN Thời gian 120 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ THI CHÍNH THỨC I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản sau: [ ] Ốc ruốc là loại ốc nhỏ nhất mà tôi từng thấy. Ốc ruốc nhỏ bằng hạt nút áo, vô số màu sắc khác nhau được trang trí bởi đủ loại đường vân. Nhìn vô thúng ốc ruốc chẳng khác nào đang ngắm một tấm thảm màu được khảm bởi hằng hà những hạt tròn sặc sỡ, óng ánh. Chiếc cọ kỳ diệu của thiên nhiên đã vẽ lên vỏ ốc những nét tuyệt đẹp - mỗi vỏ ốc là một hình trang trí hoàn chỉnh để tạo nên một thế giới hội họa trong thúng ốc. Ốc ruốc nhỏ nên thịt ốc có chút xíu, cỡ bằng nửa que tăm, "nhét không đủ dính kẽ răng". So với ốc bươu, ốc ruốc giống như hạt mè đặt cạnh hạt mít. Nhưng chính điều này làm nên cái thú lể ốc ruốc. Ốc ruốc sau khi ngâm nước một đêm cho "nhả" cát, xong trụng nước sôi cho chín, trộn thêm gia vị gồm muối, sả, lá chanh, dầu, ớt bột , lập tức trở thành một món ăn vừa cay cay vừa beo béo vừa mằn mặn, hương vị đậm đà thơm ngon khó tả. [ ] (Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nhấm nháp ốc ruốc mà mê mà ghiền, báo Tuổi Trẻ, 16/5/2021) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. Câu 2. Chỉ ra một phép tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó. Câu 3. Sự bình dị, gần gũi được thể hiện qua những hình ảnh và từ ngữ nào? Câu 4. Anh/chị có nghĩ rằng sự mộc mạc là cầu nối của sự chân thật hay không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. (2 điểm) Dựa vào nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) để nói về sự bình dị trong cuộc sống đời thường. Câu 2. (5 điểm) Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài, có đoạn A Sử trói đứng Mị, bản chất lang thú của hắn đang dần được bộc lộ, biết Mị định đi chơi xuân, A Sử lạnh lùng hỏi “Mày muốn đi chơi à?” rồi bước tới trói đứng Mị vào cột. Hàng loạt những hành động lạnh lùng liên tiếp được thực hiện một cách thuần thục “bước lại”, “nắm Mị”, “trói hai tay Mị”, “trói đứng Mị vào cột”, “quấn luôn tóc lên cột”. Phân tích nhân vật A Sử trong tình huống này và nhận định về bút pháp nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài khi khắc họa hình ảnh A Sử. HẾT Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.