Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh Lớp 9 cấp THCS - Bảng B - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Nghệ An (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 2390
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh Lớp 9 cấp THCS - Bảng B - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Nghệ An (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_ngu_van_ky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_lop_9_cap.doc

Nội dung text: Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh Lớp 9 cấp THCS - Bảng B - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Nghệ An (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 CẤP THCS NĂM HỌC 2018 – 2019 Đề chính thức Môn thi: NGỮ VĂN - BẢNG B Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Đọc hiểu (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Đá san hô kê lên thành sân khấu Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa ( ) Những giai điệu ngang tàng như gió biển Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời (Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo, Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ máy bay, Nxb Tác phẩm mới, 1985) Câu 1. Xác định thể thơ. Câu 2. Tìm những từ cùng trường nghĩa với từ sân khấu. Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: Những giai điệu ngang tàng như gió biển/ Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi. Câu 4. Hình dung của em về hình ảnh người lính đảo Trường Sa qua đoạn thơ trên? Phần II. Làm văn (16.0 điểm) Câu 1. (6.0 điểm) Trong bức thư gửi thầy Hiệu trưởng ngôi trường con trai mình đang học, Tổng thống Abraham Lincoln có viết: Xin hãy giúp cho cháu thấy được thế giới kì diệu của sách. Trình bày suy nghĩ của em về thế giới kì diệu của sách. Câu 2. (10.0 điểm) Cảm nhận của em về giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ). Hết . Họ và tên thí sinh Số báo danh
  2. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 CẤP THCS NĂM HỌC 2018 – 2019 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN – BẢNG B (Hướng dẫn chấm này gồm 02 trang) A. YÊU CẦU CHUNG: 1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng, không chỉ đánh giá kiến thức và kĩ năng mà còn chú ý đến thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết; đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể, phát hiện những bài có ý kiến và giọng điệu riêng; chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục. 2. Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,5 điểm. B. YÊU CẦU CỤ THỂ: Phần Câu Nội dung Điểm I 1 Thể thơ: tự do 1.0 2 Các từ cùng trường nghĩa với từ sân khấu: cánh gà, phông màn, giai 1.0 điệu, lời ca 3 Chỉ ra một trong hai biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: 1.0 so sánh, đối lập 4 Hình ảnh người lính Trường Sa: cuộc sống khó khăn, gian khổ; tâm 1.0 hồn giàu cảm xúc, lạc quan yêu đời; vẻ đẹp rắn rỏi, ngang tàng II 1 Viết bài văn bàn về thế giới kì diệu của sách. 6.0 a. Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân 0.5 bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: thế giới kì diệu của sách 0.5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. * Thế giới kì diệu: Thế giới đầy phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn với 0.5 nhiều vẻ đẹp tươi mới * Thế giới kì diệu của sách: 2.5 - Mở ra một chân trời tri thức - Bồi dưỡng tâm hồn mỗi con người - Góp phần làm cho cuộc sống mỗi con người và cả xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp hơn -
  3. * Bài học về đọc sách: 1.0 - Coi trọng việc đọc sách - Biết lựa chọn loại sách phù hợp để đọc - Đọc sách phải biết suy ngẫm về những vấn đề mà sách đặt ra và không tách rời với việc trải nghiệm cuộc sống thực tế - d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về 0.5 vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng 0.5 từ, đặt câu. 2 Viết bài văn bàn về một tác phẩm văn học 10.0 a. Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân 1.0 bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giá trị nhân đạo của tác 1.0 phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các 7.0 thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. * Giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam 5.0 Xương: - Cảm thương, đau xót trước số phận đáng thương của người phụ nữ (Vũ Nương): cuộc hôn nhân bất bình đẳng; chồng đi lính, phải một mình nuôi con, chăm sóc mẹ chồng, gánh vác việc gia đình; chồng trở về thì bị nghi oan thất tiết, bị ruồng rẫy; cái chết bi thảm -> Mơ ước một cuộc sống tốt đẹp không bất công oan trái cho người phụ nữ (tưởng tượng ra thế giới thủy cung tươi đẹp để bù đắp cho số phận của Vũ Nương). - Trân trọng, ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến (khắc họa vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương): tư dung tốt đẹp; yêu chồng, thương con, hiếu thảo với mẹ chồng; đảm đang tháo vát; trọng danh dự và giàu vị tha - Phê phán chế độ phong kiến bất công: chiến tranh phi nghĩa, tư tưởng nam quyền (Trương Sinh độc đoán, hay ghen ) * Đánh giá chung: 2.0 - Giá trị nhân đạo sâu sắc ấy được Nguyễn Dữ chuyển tải bằng một hình thức kể chuyện vừa mang màu sắc thời đại vừa có những sáng tạo độc đáo của một thiên cổ kì bút: nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự và trữ tình, màu sắc truyền kì - Là yếu tố quan trọng mang lại giá trị nội dung tư tưởng sâu sắc, mang lại sức hấp dẫn đối với bạn đọc và tạo nên sức sống lâu bền cho tác phẩm. - Không chỉ thể hiện tấm lòng mà còn thể hiện tài năng, phong cách viết văn của cây bút nghìn đời Nguyễn Dữ. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về 0.5 vấn đề nghị luận.
  4. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng 0.5 từ, đặt câu. Hết