Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2018 - Trường THPT Thực Hành

doc 2 trang thungat 2450
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2018 - Trường THPT Thực Hành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_ngu_van_ky_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_2018_truong.doc

Nội dung text: Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2018 - Trường THPT Thực Hành

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM KÌ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018 TRƯỜNG TRUNG HỌC THỰC HÀNH Môn thi: Ngữ văn ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề. ( Đề thi có 02 trang) Họ và tên thí sinh: Số báo danh: I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Cơ hội không bao giờ đến với ai, mà nó cũng không chờ đợi ai bao giờ. Nó bắt chúng ta phải đi tìm, phải cố gắng, phải nắm chặt lấy nó ngay khi chúng ta có thể. Điều cốt yếu cản trở chúng ta vươn tới cơ hội không phải là “điều kiện”, mà chính là cách suy nghĩ của chúng ta: “Tôi không có điều kiện, tôi không bằng người ta, tôi không thể vì ”[ ] Nếu không có tính chủ động trong cuộc sống, nếu chỉ biết chờ đợi vào “số phận” hay “phép màu” mà không có động lực để tự thay đổi một tình huống không hay thì bạn biết không, “phép màu” sẽ không bao giờ đến với bạn đâu. Người A nói: “Tôi không có điều kiện như người khác. Vì thế nên cơ hội sẽ không bao giờ đến với tôi”. Người B nói: “Tôi không có điều kiện như người khác. Vì thế tôi luôn đi tìm cơ hội cho mình”. Vậy theo bạn thì ai trong số họ sẽ là người thành công? (Trích Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới, NXB Thế giới, trang 171, 172). Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Câu 2. Theo tác giả, điều gì khiến “phép màu” sẽ không bao giờ đến với chúng ta? Câu 3. Theo anh/chị, tại sao tác giả cho rằng: Điều cốt yếu cản trở chúng ta vươn tới cơ hội không phải là “điều kiện”, mà chính là cách suy nghĩ của chúng ta: “Tôi không có điều kiện, tôi không bằng người ta, tôi không thể vì ”? Câu 4. Theo anh/chị, làm thế nào để chúng ta có thể nắm bắt được cơ hội? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau: “Kẻ bi quan luôn nhìn thấy khó khăn trong mọi cơ hội; người lạc quan luôn nhìn thấy cơ hội trong mọi khó khăn.” Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận hai khổ thơ sau: Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ 1
  2. Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. (Trích Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2016, trang 156) Từ đó, liên hệ với khổ thơ sau để bình luận về khát vọng của hai nhà thơ: Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm, Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! (Trích Vội vàng – Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, trang 23) Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 2