Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT - Đề 13 - Năm học 2008-2009 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT - Đề 13 - Năm học 2008-2009 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_mon_ngu_van_ky_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_de_13_n.doc
Nội dung text: Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT - Đề 13 - Năm học 2008-2009 (Có đáp án)
- Sở Giáo dục - Đào tạo Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Trung học phổ thông Năm học 2008 - 2009 Đề 13 Môn: Ngữ văn Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Chọn phương án đúng và ghi vào bài làm. Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ “Nói với con”? A. Y PhươngB. Viễn PhươngC. Thanh HảiD. Hữu Thỉnh Câu 2: Tác phẩm nào sau đây không thuộc văn học thời kì trung đại? A. Hoàng Lê nhất thống chíB. Chuyện người con gái Nam Xương C. Chiếc lược ngàD. Truyện Kiều Câu 3: Câu thơ “Quá niên trạc ngoại tứ tuần - Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao” (Truyện Kiều - Nguyễn Du) tả nhân vật nào? A. Từ HảiB. Kim TrọngC. Sở KhanhD. Mã Giám Sinh Câu 4: Đoạn trích nào sau đây được coi là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong Truyện Kiều, đặc biệt là bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình? A. Cảnh ngày xuânB. Chị em Thúy Kiều C. Kiều ở lầu Ngưng Bích D. Mã Giám Sinh mua Kiều Câu 5:“Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa” (Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận) Hai câu thơ trên sử dụng phép tu từ nào? A. So sánhB. So sánh và ẩn dụC. So sánh và Hoán dụD. So sánh và Nhân hóa Câu 6: Ngôi kể của truyện “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê) giống với ngôi kể trong tác phẩm nào? A. Bến quêB. LàngC. Cố hươngD. Lặng lẽ Sa Pa Câu 7: Bài học mà Nguyễn Duy gợi nhắc qua bài thơ “ánh trăng” là gì? A. Ăn cây nào, rào cây ấyB. Gieo gió gặt bão C. Có công mài sắt, có ngày nên kimD. Uống nước nhớ nguồn Câu 8: Đề bài: Bàn về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” thuộc kiểu đề nghị luận nào? A. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống B. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí C. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ D. Nghị luận về một tác phẩm truyện, đoạn trích II. Tự luận (8,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu in dưới: “Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.” (Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Vũ Khoan; SGK Ngữ văn 9, tập hai - NXB Giáo dục, 2005) a. Cho biết nghĩa của yếu tố “thiên” trong “thiên niên kỉ”. b. Chỉ ra các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn. Câu 2 (2,0 điểm) Em hiểu gì về tác giả của “Hoàng Lê nhất thống chí”? Vì sao các tác giả này vốn trung thành với nhà Lê lại có thể viết rất thực và hay về người anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ? Câu 3 (5,0 điểm) Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) để thấy được lòng thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác kính yêu. Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Giám thị 1: Giám thị 2:
- 244 Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Trung học phổ thông Sở Giáo dục - Đào tạo Năm học 2008 - 2009 Thái Bình hớng dẫn chấm và biểu điểm môn ngữ văn (Gồm 02 trang) I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A C D C D C D B II. Tự luận: (8,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) a. Giải nghĩa: yếu tố thiên trong thiên niên kỉ có nghĩa là nghìn. b. Nêu các phép liên kết đợc sử dụng trong đoạn văn: - Phép lặp từ ngữ: thế kỉ, thiên niên kỉ. - Phép thế: từ nh vậy thay thế cho sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ và sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Cách cho điểm: * Giải nghĩa đúng: 0,25 điểm. * Nêu đủ hai phép liên kết và từ ngữ đợc sử dụng trong đó: 0,75 điểm. Lu ý: - Nếu nêu trọn vẹn một phép liên kết: 0,5 điểm. - Chỉ nêu tên hai phép liên kết mà không chỉ ra đợc từ ngữ liên kết: 0,5 điểm. - Chỉ nêu từ ngữ dùng để liên kết mà không gọi đợc tên phép liên kết: 0,25 điểm. Câu 2: (2,0 điểm) * HS nêu cách hiểu về tác giả của “Hoàng Lê nhất thống chí” (1,25 điểm). Cụ thể: - Tên tác giả: Ngô gia văn phái (0,5 điểm). - Nêu rõ: Ngô gia văn phái là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, trong đó có hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du (0,75 điểm). (Nếu HS chỉ nêu: Ngô gia văn phái là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì vẫn cho 0,5 điểm nhng nếu chỉ nêu tên một số tác giả chính thì không cho điểm). * HS lí giải vì sao các tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê nhng lại viết rất thực và hay về ngời anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ (0,75 điểm). Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhng cần nêu đợc: + Họ có ý thức tôn trọng lịch sử và ý thức dân tộc (họ không thể bỏ qua sự thực là ông vua nhà Lê hèn yếu đã cõng rắn cắn gà nhà và bản thân Quang Trung với phẩm chất, tài năng cùng những chiến công lừng lẫy là niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc) (0,5 điểm). + Họ có cái nhìn tiến bộ vợt qua những định kiến giai cấp, phản ánh trung thực về hình ảnh ngời anh hùng dân tộc (0,25 điểm). (Nếu HS chỉ nêu các lí do mà không giải thích cụ thể vẫn cho điểm tối đa). Câu 3: (5,0 điểm) A. Yêu cầu: - Niềm xúc động của nhà thơ khi đến viếng lăng Bác đợc thể hiện qua cách xng “con”, gọi “Bác”; qua hình ảnh “hàng tre” cùng các từ ngữ giàu cảm xúc. - Lòng thành kính và biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác đợc thể hiện qua những hình ảnh ẩn dụ và sáng tạo: hình ảnh “mặt trời”; hình ảnh “dòng ngời”, “tràng hoa”; cách nói thật trân trọng “bảy mơi chín mùa xuân” - Niềm xúc động pha lẫn nỗi xót đau, cùng những suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng viếng Bác thể hiện qua các hình ảnh thơ giản dị và những hình ảnh ẩn dụ sâu xa: “vầng trăng”, “trời xanh”; cách bộc lộ cảm xúc trực tiếp “mà sao nghe nhói ở trong tim”. - Tâm trạng lu luyến và niềm mong ớc thiết tha của nhà thơ muốn đợc ở mãi bên Ngời đợc thể hiện qua điệp ngữ “muốn làm”; các hình ảnh thơ giản dị và giàu ý nghĩa: con chim, bông hoa, cây tre. * Với giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa thiết tha tự hào pha nỗi xót đau cùng những hình ảnh thơ sáng tạo, giàu ý nghĩa biểu tợng , bài thơ đã thể hiện niềm xúc động và lòng thành kính sâu sắc của nhà thơ với Bác Hồ. Đó cũng là tình cảm của ngời dân miền Nam, ngời dân Việt Nam hớng về Bác kính yêu.