Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT - Đề 8 - Năm học 2010-2011 - Sở GD&ĐT Hưng Yên (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 3210
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT - Đề 8 - Năm học 2010-2011 - Sở GD&ĐT Hưng Yên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_ngu_van_ky_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_de_8_na.doc

Nội dung text: Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT - Đề 8 - Năm học 2010-2011 - Sở GD&ĐT Hưng Yên (Có đáp án)

  1. Đề 8 Sở giáo dục và đào tạo kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt Hng yên Năm học 2010 – 2011 Môn thi: ngữ văn đề Thi chính thức Thời gian làm bài:120 phút (Đề thi có 02 trang) I. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm) Đọc kỹ các câu hỏi dới đây và chọn đáp án đúng (A, B, C hoặc D) chép vào bài làm. Câu 1. Trong các từ sau đây, từ nào là từ tợng thanh? A. Lấp lánh B. Long lanh C. Lanh lảnh D. Loang loáng Câu 2. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận đợc sáng tác vào năm: A. 1948 B. 1958 C. 1968 D. 1978 Câu 3. Nhận xét nào sau đây đúng với nội dung chính của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê? A. Tác phẩm phản ánh cuộc sống gian khổ ở Trờng Sơn trong những năm chống Mỹ. B. Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong ở Trờng Sơn. C. Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của những chiến sĩ lái xe ở Trờng Sơn. D. Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của những ngời lính công binh trên đờng Trờng Sơn. Câu 4. “Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ” là ph- ơng châm hội thoại nào? A. Phơng châm về lợng B. Phơng châm về chất C. Phơng châm cách thức D. Phơng châm lịch sự Câu 5. Hai câu thơ sau đợc trích trong bài thơ nào, của ai? “ Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa ” A. Quê hơng - Tế Hanh B. Viếng lăng Bác – Viễn Phơng C. ánh trăng - Nguyễn Duy D. Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải Câu 6. Biện pháp tu từ nào đợc sử dụng chủ yếu trong hai câu thơ: “ Vân Tiên tả đột hữu xông, Khác nào Triệu Tử phá vòng Đơng Dang ” (Trích Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu) A. So sánh B. Nói giảm, nói tránh C. ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 7. Tác phẩm Tôi và chúng ta của Lu Quang Vũ đợc viết theo thể loại nào? A. Truyện ngắn B. Tuỳ bút C. Tiểu thuyết D. Kịch Câu 8. Văn nghị luận có các yếu tố đặc trng nào dới đây?
  2. A. Lập luận, luận điểm, dẫn chứng. B. Tự sự, lập luận, miêu tả. C. Biểu cảm, miêu tả, dẫn chứng. D. Miêu tả, tự sự, biểu cảm. II. Phần tự luận: Câu 1: (3,0 điểm) a. Chép lại chính xác 3 câu thơ cuối trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. b. Dựa vào đoạn thơ vừa chép, hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch (khoảng từ 8 đến 10 câu) trong đó có một câu sử dụng thành phần cảm thán (gạch chân thành phần cảm thán đó) với câu chủ đề sau đây: “Đoạn thơ đã thể hiện rất thành công vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội.” Câu 2: (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ: “ Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cời ngọc thốt đoan trang Mây thua nớc tóc tuyết nhờng màu da. Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn: Làn thu thuỷ nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nớc nghiêng thành, Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai. Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm ” (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) Hết Thí sinh không đợc sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Sở giáo dục và đào tạo kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt Hưng yên Năm học 2010 – 2011 Môn thi: ngữ văn đề Thi chính thức Hướng dẫn chấm thi (Bản hướng dẫn chấm thi gồm 02 trang) I. Phần trắc nghiệm(2,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
  3. Đáp án C B B C D A D A * Lưu ý: Nếu thí sinh chỉ ghi chữ cái của các đáp án đúng vẫn cho điểm tối đa (0,25 điểm) II. Phần tự luận: Câu 1: (3,0 điểm) a. Chép lại chính xác 3 câu thơ cuối trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. “Đêm nay rừng hoang sương muối 1,0 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới điểm Đầu súng trăng treo.” * Lưu ý: - Nếu sai từ 01 đến 02 lỗi (chính tả, từ ngữ) thì trừ 0,25 điểm. - Nếu sai từ 03 đến 04 lỗi (chính tả, từ ngữ) thì trừ 0,5 điểm. - Các trường hợp còn lại, giám khảo linh hoạt cho điểm. b. * Về hình thức: - Viết đủ số câu theo yêu cầu. - Viết đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch, có câu văn chứa thành phần 1,0 cảm thán (nếu không có câu văn chứa thành phần cảm thán trừ 0,25 điểm). điểm - Diễn đạt sáng rõ, chữ viết sạch sẽ, mắc không quá 03 lỗi chính tả. * Về nội dung: - Làm nổi bật được vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội trong đoạn thơ: những người lính sát cánh bên nhau vượt lên sự khắc nghiệt của thiên nhiên, cùng 0,5 đ chung mục đích chiến đấu bảo vệ quê hương và nền hoà bình, độc lập. - Thấy được sự thành công của Chính Hữu trong việc sử dụng hình ảnh, từ ngữ vừa giản dị, chân thực vừa gợi cảm đặc biệt là hình ảnh đầu súng trăng 0,5 treo, một hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn và giàu chất thơ. (Khuyến khích những bài viết sáng tạo) Câu 2: (5,0 điểm) a. Yêu cầu về kỹ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận phân tích một đoạn thơ. - Bài làm có kết cấu chặt chẽ; bố cục rõ ràng; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ viết rõ ràng. b. Yêu cầu về kiến thức: Dựa trên sự hiểu biết về tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du và đoạn thơ, thí sinh cần phân tích để làm nổi bật cái hay, cái đẹp của đoạn thơ. Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau (miễn là hợp lý), song cần đảm bảo được các ý cơ bản sau: * Về nội dung: - Thấy được vẻ đẹp tươi tắn, lộng lẫy mà thuỳ mị, đoan trang, phúc hậu của Thuý Vân. Đó là vẻ đẹp nằm trong khuôn khổ, chuẩn mực của tạo hoá khiến cho thiên nhiên phải thua, phải nhường. Vẻ đẹp ấy như ngầm dự báo một số phận êm đềm, bình lặng. - Làm nổi bật được vẻ đẹp toàn diện, lí tưởng của Thuý Kiều:
  4. + Nàng có vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà. Vẻ đẹp ấy như vượt lên trên khuôn khổ chuẩn mực của tạo hoá khiến thiên nhiên phải ghen, phải hờn. + Nàng có sự thông minh thiên bẩm. + Nàng là người có nhiều tài năng: cầm, kì, thi họa. - Vẻ đẹp và tài năng của Kiều như ngầm dự báo một số phận nhiều sóng gió. * Về nghệ thuật: - Thấy được nghệ thuật tả người đặc sắc qua bút pháp miêu tả ước lệ tượng trưng, ẩn dụ, nhân hoá, so sánh, nghệ thuật đòn bẩy, điển tích điển cố - Sử dụng ngôn ngữ trang trọng , hình ảnh đặc sắc - Qua nghệ thuật tả người để ngầm dự báo tượng lai số phận * Đánh giá tài năng và thái độ ngợi ca, trân trọng con người của Nguyễn Du. 3. Cách cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, dẫn chứng phong phú, phân tích sâu sắc, diễn đạt tốt, có thể còn một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 4: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, dẫn chứng phong phú, diễn đạt tốt, có thể còn một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt. - Điểm 3 : Đáp ứng được khoảng một nửa số ý trên, diễn đạt tương đối tốt, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ. - Điểm 1- 2: Năng lực cảm nhận, phân tích còn yếu, trình bày sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. (Khuyến khích những bài làm sáng tạo, trình bày sạch đẹp) Hết