Đề thi môn Ngữ văn Lớp 12 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Lâm Đồng

doc 5 trang thungat 2630
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Lớp 12 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Lâm Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_ngu_van_lop_12_ky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh.doc

Nội dung text: Đề thi môn Ngữ văn Lớp 12 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Lâm Đồng

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề kiểm tra có 01 trang) Câu 1: (8,0 điểm) DẶN CON Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn. Nhà mình sát đường, họ đến Có cho thì có là bao Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào. Con chó nhà mình rất hư Hễ thấy ăn mày là cắn Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán. Mình tạm gọi là no ấm Biết đâu cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này Trần Nhuận Minh Đọc bài thơ trên, anh/chị có suy nghĩ gì? Câu 2:(12điểm) Thạch Lam từng tâm sự rằng: Công việc của nhà văn là phát biểu cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người khác trông nhìn và thưởng thức. Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua các sáng tác của một nhà văn Việt Nam. Hết Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: Số báo danh: . Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: .
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm thi. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT. II. Đáp án và thang điểm Câu 1 ( 8 điểm ) 1. Đề bài: Đọc bài thơ Dặn con - Trần Nhuận Minh; anh/chị có suy nghĩ gì? 2.Đáp án: a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Luận điểm sáng rõ, lí lẽ thuyết phục, văn phong trong sáng. b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo tính thiết thực, hợp lí, chặt chẽ và thuyết phục. Cần làm rõ các ý chính sau: - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Dặn con của Trần Nhuận Minh là một bài thơ thấm thía bởi đề cập đến một cách ứng xử rất mực chân tình với những người bất hạnh quanh ta. Nội dung cần bàn luận: Lời dặn con của người cha - Cách đối xử với người bất hạnh: + Đồng cảm và sẻ chia: Hiểu được nguyên nhân tình cảnh hiện tại mà người khác phải chịu đựng.(Tội trời đày: số phận bất hạnh, do không may ). Đặt mình vào tình cảnh họ để cảm thông (quan tâm cần tế nhị, đúng lúc, đối với hành khất hỏi quê hương là điều khiến họ dễ chạnh ) + Tránh thái độ kì thị, khinh miệt, thương hại (trong trường hợp này thương hại cũng giống như khinh miệt) - Ý nghĩa của cách đối xử trên: + Giảm bớt khó khăn về vật chất, cũng như giảm bớt cả những tổn thương về tinh thần cho những người vốn đã bất hạnh đau khổ. Đó là biểu hiện của tình thương, tình người. + Thương người cũng chính là thương mình. Cái sâu sắc của người cha khi dạy con là lòng nhân ái.
  3. - Đánh giá: + Người cha thấu hiểu lẽ đời và giàu tình người. + Chú ý đến việc hoàn thiện nhân cách và vun đắp vẻ đẹp tình người cho tâm hồn người con -> Nếu những bậc làm cha mẹ đều chú ý nuôi dạy con cái như thế thì xã hội sẽ có những thế hệ trẻ biết sống một cách khoan dung và nhân ái. - Liên hệ – rút ra bài học. + Tự nhìn nhận đánh giá lại bản thân mình qua hành vi ứng xử với người bất hạnh xung quanh. + Cần điều chỉnh cách sống, cách ứng xử để thể hiện là một người có tình cảm, có văn hóa - Khẳng định vấn đề nghị luận. Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Tuy nhiên, nếu học sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận. 3.Biểu điểm: Thang 8 điểm/ 20 điểm Điểm 8: Đáp ứng được các yêu cầu trên, cảm nhận sâu sắc, dẫn chứng chọn lọc phong phú và chính xác; văn viết có cảm xúc. Có thể còn một vài sai sót nhỏ Điểm 6: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên. Nắm chắc tác phẩm. Dẫn chứng khá chọn lọc và chính xác; diễn đạt tương đối tốt. Có thể còn một vài sai sót. Điểm 4: Hiểu được yêu cầu cơ bản của đề. Tỏ ra nắm được nội dung chính của tác phẩm nhưng phân tích cón vài lúng túng.Đã nêu được khoảng một nửa số ý ở mục 2, dẫn chứng tạm đủ có chỗ chưa chọn lọc, hoặc chưa thật chính xác. Câu, chữ, diễn đạt tạm được. Điểm 2: Chưa hiểu đề. Chưa nắm được tác phẩm. Phân tích quá sơ sài hoặc kể lung tung. Diễn đạt quá kém, chữ viết cẩu thả, nhiều lỗi. Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc viết nhưng không giải quyết được gì gắn với yêu cầu đề ra. Câu 2 ( 12 điểm ) 1.Đề bài: Thạch Lam từng tâm sự rằng: Công việc của nhà văn là phát biểu cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người khác trông nhìn và thưởng thức. Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua các sáng tác của một nhà văn Việt Nam. 2.Đáp án: a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học; biết cách phân tích, cảm nhận về một tư tưởng trong tác phẩm tự sự. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp thông thường b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo các ý sau đây: * Nêu được vấn đề cần nghị luận. * Giải thích ngắn gọn + Khái niệm cái Đẹp - Cái Đẹp là phạm trù trung tâm của mĩ học. Tuy định nghĩa về nó có nhiều quan điểm khác nhưng điều thống nhất ở điểm: Cái đẹp gắn liền ý niệm về điều mong ước, về cái có tính
  4. lí tưởng. Nó biểu hiện sự hoàn thiện, hài hòa của sự vật, hiện tượng con người trên các phương diện nội dung, hình thức. - Cái Đẹp có trong nhiều lĩnh vực: thiên nhiên, đời sống, lao động Riêng đối với văn chương, đây là lĩnh vực đặc thù của sáng tạo và thể hiện cái Đẹp. Hướng tới cái Đẹp, tìm kiếm và phản ánh nó là mục đích của các nhà văn. Bởi nói như Biê-lin-xki: Cái Đẹp là điều kiện không thiếu được của nghệ thuật, nếu thiếu cái Đẹp thì không thể có nghệ thuật. + Giải thích nhận định - Vốn là nhà văn tài hoa của Tự lực văn đoàn, Thạch Lam thấu hiểu sâu sắc, đặc thù của nghề cầm bút. Khi nêu ý kiến: Công việc của nhà văn che lấp của sự vật có nghĩa ông đòi hỏi người sáng tác phải có khám phá tinh tế, phát hiện cái Đẹp ẩn giấu cả ở những chỗ tưởng chừng không có gì là đẹp: Thạch Lam muốn nhấn mạnh là vẻ đẹp bề sâu tâm hồn con người  yêu cầu xác đáng về nghề văn, nghề đòi hỏi sự sáng tạo, khám phá không ngừng. - Không phải ngẫu nhiên Đốt-tôi-ép-xki khẳng định: Cái đẹp cứu vớt con người. Tương tự như vậy, Thạch Lam nêu lên giá trị to lớn của tác phẩm văn học chứ đựng cái Đẹp đem đến cho con người bài học trông nhìn và thưởng thức . Một mặt nó giúp người ta nhận ra vẻ đẹp mặt khác khơi dậy những rung cảm thẩm mĩ. - Tuy có tác động to lớn như vậy song cái Đẹp không thể là cứu cánh của văn chương. Nếu chạy theo nó đơn thuần, nhà văn sẽ xa rời cuộc sống. Phản ánh những vẻ đẹp của hiện thực, người cầm bút phải giúp người đọc hiểu đúng về con người, sự vật, hiện tượng hơn. * Chứng minh: Lựa chọn các sáng tác của Nam Cao + Giới thiệu khái quát về nhà văn Nam Cao - Là nhà văn có nhân cách và có ý thức trách nhiệm với ngòi bút. - Ông có những quan điểm nghệ thuật đúng đắn trong việc sáng tạo, tìm tòi. - Vì vậy, dù ở đề tài nào, Nam Cao cũng có gắng phát hiện vẻ đẹp tâm hồn con người dưới sự soi sáng của lí tưởng nhân đạo. + Ở đề tài người nông dân nghèo - Chí Phèo: Nhân vật Chí Phèo, nhân vật thị Nở -> Cần phân tích làm nổi bật việc Nam Cao đã phát hiện và khám phá vẻ đẹp tâm hồn ở những người có vẻ ngoài xấu xí, u mê, cằn cỗi. - Lão Hạc: Nghèo khổ, rách rưới nhưng lương thiện, thương con, nhân hậu -> niền tin vào bản chất tốt đẹp ở người dân lao động nghèo khổ. + Ở đề tài người trí thức nghèo Đời thừa: Nam Cao đi sâu khám phá thế giới nội tâm của nhân vật, phản ánh sự đấu tranh, day dứt của nhân vật để bảo vệ nhân cách, nhân phẩm * Lý giải Nam Cao có: - trách nhiệm, ý thức đối với ngòi bút. - tư tưởng nhân đạo -> Nhà văn không chỉ phản ánh cái Đẹp mà phải sản sinh ra cái Đẹp. Có như vậy, tác phẩm văn chương mới thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của người đọc. - Đánh giá chung về vấn đề được nghị luận . 3.Biểu điểm: Thang 12 điểm/ 20 điểm Điểm 10 -12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, không có sai sót về diễn đạt.
  5. Điểm 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót về diễn đạt. Điểm 6: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót về diễn đạt. Điểm 4: Đáp ứng được một phần các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả. Điểm 2: Không đáp ứng các yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả. Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc viết nhưng không giải quyết được gì gắn với yêu cầu đề ra. HẾT Đơn vị: trường THPT Bùi Thị Xuân - Đà Lạt.