Đề thi môn Ngữ văn Lớp 12 - Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2014-2015 - Trường PT Dân tộc nội trú tỉnh

doc 4 trang thungat 3160
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Lớp 12 - Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2014-2015 - Trường PT Dân tộc nội trú tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_ngu_van_lop_12_ky_thi_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_nam.doc

Nội dung text: Đề thi môn Ngữ văn Lớp 12 - Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2014-2015 - Trường PT Dân tộc nội trú tỉnh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH Trường PT Dân tộc nội trú tỉnh Năm học: 2014 - 2015 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ: CÂU 1: (8 điểm) “ Kiến thức nhờ nhận nhiều mà có, trái tim nhờ cho đi mà giàu” Suy nghĩ của anh - chị về câu nói trên. CÂU 2: (12 điểm) “ Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”.(Nguyễn Văn Siêu) Suy nghĩ của anh (chị)về nhận định trên. HẾT
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH Trường PT Dân tộc nội trú tỉnh Năm học: 2014 - 2015 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN I/ CÂU 1:(8 điểm) 1. Yêu cầu về kỹ năng: - Thí sinh nắm vững kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội, vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bình luận để làm rõ yêu cầu đề bài - Bố cục rõ ràng, mạch lạc; luận cứ, luận chứng thuyết phục - Hành văn chuẩn xác và truyền cảm; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp 2. Yêu cầu về kiến thức: - Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đạt những yêu cầu cơ bản sau: 2.1 Giải thích - Kiến thức: là những hiểu biết của con người về thế giới khách quan và bản thân mỗi con người - Trái tim: là điểm xuất phát của tâm hồn con người - Nội dung câu nói: Hãy cứ nhận kiến thức để có vốn hiểu biết sâu rộng và cho đi những gì tốt đẹp nhất trong trái tim để làm giàu tâm hồn của con người 2.2 Bình luận - Kiến thức trong cuộc sống là vô hạn, con người không dễ gì cùng một lúc khám phá được cho nên ta phải luôn luôn có tinh thần học hỏi để làm giàu cho vốn hiểu biết của mình - Trái tim là biểu hiện thế giới tâm hồn của con người, là nơi chứa đựng những gì tốt đẹp nhất mà con người có được trong quá trình sống, trải nghiệm. - Khi ta cho đi nghĩa là ta nhận lại ở người khác tất cả những gì tốt đẹp của thế giới này nên tâm hồn ta càng giàu có hơn - Phê phán những biểu hiện của lối sống ích kỷ, vô cảm 2.3 Bài học nhận thức và hành động - Câu nói gợi cho ta nhiều bài học quý giá về đạo làm người; về lối sống đẹp: cho đi nghĩa là ta đã nhận lại - Cần có những hành động thiết thực để làm giàu kiến thức và làm giàu cho tâm hồn của mình
  3. BIỂU ĐIỂM - Điểm 7 - 8: : Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, văn giàu cảm xúc, ý sâu sắc và sáng tạo - Điểm 5 - 6: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, diễn đạt khá tốt, văn trôi chảy, ít mắc lỗi - Điểm 3 - 4: Hiểu và nắm được cơ bản yêu cầu của đề song phân tích chưa sâu, vẫn còn một số lỗi về điễn đạt - Điểm 1 - 2: Nêu một vài kiến thức, chưa lý giải thoả đáng, mắc nhiều lỗi câu và điễn đạt - Điểm 0: sai lạc nội dung và phương pháp II/ CÂU 2:(12 điểm) 1. Yêu cầu về kỹ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học - Luận điểm, luận cứ rõ ràng, thuyết phục; có khả năng khái quát tổng hợp vấn đề - Nêu được những suy nghĩ của mình về hai quan niệm văn chương, chọn dẫn chứng phân tích làm rõ vấn đề - Hành văn chuẩn xác và truyền cảm; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp 2. Yêu cầu về kiến thức: 2.1 Giải thích: - “Văn chương chỉ chuyên chú văn chương”: văn chương coi trọng đến mức tôn thờ mặt hình thức nghệ thuật. Đó là loại văn chương không đáng thờ -” Văn chương chuyên chú con người”: văn chương quan tâm đến số phận con người. Lấy con người làm đối tượng sáng tác và sáng tác để phục vụ con người. Đó là thứ văn chương đáng thờ 2.2 Bình luận - “Văn chương chỉ chuyên chú văn chương”: Đó là thứ văn chương chỉ lo trau chuốt cho cái đẹp hình thức; săn tìm cái đẹp hào nhoáng bên ngoài mà không mấy chú ý đến nội dung tư tưởng, đến số phận con người, đến trách nhiệm của người nghệ sĩ đối với cuộc đời -” Văn chương chuyên chú con người”: Đây là thứ văn chương thấm nhuần tinh thần nhân văn, nhân đạo cao cả. Đó là văn chương chân chính phục vụ con người, gắn bó với cuọc đời. Văn chương là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ. - Tác phẩm văn học phải có sự thống nhất hài hoà giữa nội dung và hình thức. Ý kiến của Nguyễn Văn Siêu tiêu biểu cho quan điểm nghệ thuật chính thống 2.3 Chứng minh
  4. - Văn chương chỉ chuyên chú văn chương chủ yếu có ở các nghệ sĩ đi theo quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật Quan điểm sáng tác này là của các nghệ sĩ thuộc trào lưu văn học lãng mạn thời tiền chiến , tác phẩm của họ minh chứng cho thứ văn chương chỉ chuyên chú văn chương. - Văn chương chuyên chú con người là văn chương thuộc quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh như: Nguyễn Đình Chiểu, Nam Cao, Hồ Chí Minh BIỂU ĐIỂM - Điểm 11 - 12 : Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, văn giàu cảm xúc, cảm thụ sâu sắc và sáng tạo - Điểm 9 - 10: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, diễn đạt khá tốt, văn trôi chảy, ít mắc lỗi - Điểm 7 - 8: Hiểu và nắm được yêu cầu của đề, bố cục mạch lạt, còn mắc một vài lỗi nhỏ - Điểm 5 - 6: Hiểu và nắm được cơ bản yêu cầu của đề song phân tích chưa sâu, vẫn còn một số lỗi về điễn đạt - Điểm 3 - 4: Hiểu đề song khai thác còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt - Điểm 1 - 2: Nêu một vài kiến thức, chưa lý giải thoả đáng, mắc nhiều lỗi câu và điễn đạt - Điểm 0: sai lạc nội dung và phương pháp