Đề thi môn Ngữ văn Lớp 12 - Kỳ thi học sinh giỏi cấp trường - Năm học 2014-2015 - Trường THPT Lộc Phát
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Lớp 12 - Kỳ thi học sinh giỏi cấp trường - Năm học 2014-2015 - Trường THPT Lộc Phát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_mon_ngu_van_lop_12_ky_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_na.docx
Nội dung text: Đề thi môn Ngữ văn Lớp 12 - Kỳ thi học sinh giỏi cấp trường - Năm học 2014-2015 - Trường THPT Lộc Phát
- SỞ GD & ĐT LÂM ĐỒNGKỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THPT LỘC PHÁT NĂM HỌC 2014 – 2015 Môn thi: NGỮ VĂN – THPT Thời gian: 180 phút (không kể thời gian chép đề) Câu 1 (8,0 điểm) HAI HẠT LÚA Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy, Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự chọn lựa của hạt giống thứ hai. (Nguồn Internet) Nếu bạn là một trong hai hạt lúa, khi đứng trước cánh đồng cuộc đời bao la này, bạn sẽ lựa chọn sự tồn tại của mình theo cách nào? Câu 2 (12,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Bằng chất liệu ngôn từ, nhà văn không những tái tạo được những cái hữu hình mà còn tái tạo được những cái vô hình, những cái mỏng manh, mơ hồ nhất mà các loại hình nghệ thuật khác bất lực”. (Theo Lý luận văn học – Hà Minh Đức, NXBGD, 2003, trang 85) Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy chọn phân tích một vài tác phẩm thơ, văn mà anh/ chị đã học, đã đọc trong chương trình Ngữ văn THPT để làm rõ cách hiểu của mình. Hết .