Đề thi môn Ngữ văn Lớp 12 - Kỳ thi khảo sát kiến thức THPT lần 2 năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

doc 2 trang thungat 1750
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Lớp 12 - Kỳ thi khảo sát kiến thức THPT lần 2 năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_ngu_van_lop_12_ky_thi_khao_sat_kien_thuc_thpt_lan.doc

Nội dung text: Đề thi môn Ngữ văn Lớp 12 - Kỳ thi khảo sát kiến thức THPT lần 2 năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT LẦN 2 NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Chứng ái kỉ, hay còn gọi là bệnh tự yêu mình (tên tiếng Anh: narcissistic personality disorder) được xem là một dạng rối loạn nhân cách khi một người có biểu hiện tự cao, ảo tưởng, thiếu đồng cảm với người khác. Các chuyên gia đang cảnh báo về “đại dịch ái kỉ” sẽ bùng phát nhất là khi công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay. Danny Bowman, 19 tuổi, sống ở Anh, bị nghiện chụp ảnh selfie và có hôm cậu dành đến 10 tiếng trong ngày để chụp được 200 tấm ảnh của mình trên iPhone. Cậu luôn giữ điện thoại trong tay để có thể chụp ảnh mình bất cứ lúc nào và đăng lên Facebook, mong muốn nhận được lời khen từ bạn bè, tuy nhiên nó suýt nữa lấy đi sinh mạng của anh. Tuy nhiên, dù đã thử ở mọi góc cạnh, Danny nhận ra mình vẫn không có được gương mặt hoàn hảo cho tấm ảnh hoàn hảo. Thậm chí một số phản hồi còn chê bai cậu. Trong một phút tuyệt vọng, Danny đã tự tử, nhưng may mắn được mẹ cứu kịp. Tiến sĩ David Veal, một nhà tâm thần học phụ trách chữa trị cho Danny, cho biết trường hợp của Danny khiến ta không thể phủ nhận tính nghiêm trọng của vấn đề. “Đây không đơn thuần là sự phù phiếm nữa. Nó là một căn bệnh tâm lí dẫn tới tỉ lệ tự tử rất cao”. Việc gắn liền đời sống mình với mạng xã hội không còn xa lạ với giới trẻ Việt ngày nay. Điều này liệu có góp phần tạo nên một thế hệ trẻ tự yêu mình, ít hòa nhập với xã hội ? (Theo Bệnh ái kỉ, nguy cơ tiềm ẩn từ mạng xã hội - Báo điện tử Tinhta.net, ngày 24/12/2015) Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên. Tác dụng của việc sử dụng các phương thức biểu đạt đó? (1.0 điểm) Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên? (0.5 điểm) Câu 3. Theo anh/chị, vì sao các chuyên gia đưa ra cảnh báo: “đại dịch ái kỉ” sẽ bùng phát nhất là khi công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay? (1.0 điểm) Câu 4. Nêu ít nhất một bài học mà anh/chị đã rút ra cho mình sau khi đọc văn bản trên. (0.5 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về Chứng ái kỉ của con người trong xã hội hiện đại. Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau, từ đó nhận xét về phong cách nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu. “Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
  2. Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ ” (Từ ấy - Tố Hữu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr 44) “Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy. Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi Thương nhau chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.” (Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.110, 111) Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ; SBD: .