Đề thi môn Sinh học - Kỳ thi khảo sát đội tuyển học sinh giỏi Khối 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Yên Lạc 2

pdf 5 trang thungat 3680
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Sinh học - Kỳ thi khảo sát đội tuyển học sinh giỏi Khối 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Yên Lạc 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_mon_sinh_hoc_ky_thi_khao_sat_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi.pdf

Nội dung text: Đề thi môn Sinh học - Kỳ thi khảo sát đội tuyển học sinh giỏi Khối 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Yên Lạc 2

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI KSCL ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI KHỐI 11 TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 ĐỀ THI MÔN SINH HỌC NĂM HỌC 2017 - 2018 Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề. Đề thi gồm: 2 Trang. Câu 1. (1,0 điểm) a. Trình bày chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ở nhóm động vật có xương sống? b. Khi huyết áp giảm hoặc tăng thì hoạt động của tim và hệ mạch sẽ thay đổi như thế nào? Câu 2. (1,0 điểm) Điểm bù ánh sáng quang hợp là gì? Điểm bù ánh sáng ở cây ưa sáng và cây ưa bóng khác nhau như thế nào? Giải thích. Câu 3. (1,0 điểm) a. Vì sao phải tách chiết sắc tố bằng dung môi hữu cơ? b. Dựa vào nguyên tắc nào để tách được các nhóm sắc tố ra khỏi hỗn hợp? Câu 4. (1,0 điểm) a. Trình bày các nguồn cung cấp nitơ cho cây xanh? Người ta thường khuyên rằng: "Rau xanh vừa tưới phân đạm xong không nên ăn ngay". Hãy giải thích lời khuyên đó? b. Quan sát màu sắc lá của 1 số cây thấy lá không có màu xanh nhưng vẫn sống bình thường. Giải thích và chứng minh quan điểm giải thích của mình? Câu 5. (1,0 điểm) Cân bằng nội môi là gì? Trình bày chức năng các cơ quan trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi? Câu 6. (1,0 điểm) Hãy cho biết các phát biểu sau đây là đúng hay sai và giải thích? a. Máu chảy trong động mạch luôn luôn là máu đỏ tươi và giàu oxi. b. Nhờ sự đàn hồi của thành động mạch mà huyết áp được duy trì tương đối ổn định trong suốt quá trình lưu thông trong cơ thể. c. Người lớn có chu kì tim ngắn hơn trẻ em. d. Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ. Câu 7. (1,0 điểm) Cơ chế nào đảm bảo cho sự vận chuyển nước và muối khoáng trong mạch gỗ theo một chiều từ rễ lên lá? Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống có thể tiếp tục đi lên được không? Giải thích? Câu 8. (1,0 điểm) Vai trò của thoát hơi nước là gì? Giải thích tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và những cây thân thảo? Câu 9. (1,0 điểm) Dựa vào thuyết quang chu kì hãy giải thích các biện pháp kĩ thuật sau: a. Thắp đèn ban đêm cho các vườn hoa cúc vào mùa thu? b. Thắp đèn ban đêm ở các vườn Thanh long vào mùa đông?
  2. Câu 10. (1,0 điểm) Tương quan tỷ lệ các phitôhoocmôn sau đây có ảnh hưởng như thế nào tới sự sinh trưởng và phát triển của cây xanh? - Auxin/Xitôkinin; - Axit Abxixic/Gibêrelin; - Auxin/Êtilen; - Xitôkinin/Axit Abxixic. hết Họ và tên thí sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Số báo danh: . . . . . . . . .
  3. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI KSCL ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI KHỐI 11 TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 ĐÁP ÁN MÔN SINH HỌC NĂM HỌC 2017 - 2018 Đề thi gồm: 3 Trang. Câu Đáp án Điểm a. Chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ở nhóm động vật có xương sống: - Tiến hóa theo hướng từ cấu tạo đơn giản đến cấu tạo phức tạp: Từ tim 2 ngăn ở cá, tốc độ máu chảy trung bình đến tim 3 ngăn ở lưỡng cư, tốc độ máu chảy tương đối nhanh đến tim 3 ngăn và 1 vách ngăn hụt ở bò sát( trừ cá sấu) đến tim 4 ngăn ở thú vói tốc độ máu chảy rất nhanh 0.25đ - Tiến hóa theo hướng từ máu pha nhiều (ở lưỡng cư) đến máu pha ít (ở bò sát) đến máu không pha (ở chim và thú) 0.25đ Câu 1 b. Khi huyết áp tăng hoặc giảm - Khi huyết áp giảm Thụ quan áp lực ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh phát xung thần kinh Trung khu điều hòa tim mạch ở hành não Tim đập nhanh, mạch co lại huyết áp trở về trạng thái bình thường 0.25đ - Khi huyết áp tăng Thụ quan áp lực ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh phát xung thần kinh Trung khu điều hòa tim mạch ở hành não Tim đập chậm, mạch giãn ra huyết áp trở về trạng thái bình thường 0.25đ - Điểm bù ánh sáng quang hợp: Cường độ ánh sáng giúp cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau. 0.25đ - Cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng. 0.25đ Câu 2 Nguyên nhân: Cây ưa bóng có lục lạp to, nhiều hạt diệp lục hơn cây ưa sáng nên hấp thu ánh sáng tích cực, hiệu quả Có điểm bù ánh sáng thấp, thích nghi với cường độ chiếu sáng tương đối yếu. 0.5đ a. Tách sắc tố bằng dung môi hữu cơ vì sắc tố chỉ tan trong dung môi hữu cơ, không tan trong nước. 0,5đ Câu 3 b. Dựa vào nguyên tắc mỗi loại sắc tố có khả năng tan trong dung môi hữu cơ khác nhau. Ví dụ: diệp lục tan trong dung môi axeton, carotenoit tan trong benzen. 0,5đ a. Có 4 nguồn cung cấp nitơ cho cây:(kể tên được 3/4 có thể cho điểm tuyệt đối) 0.25đ + Từ những cơn giông: N2 + O2 -> NO2 ( tia lửa điện) Câu 4 − + Từ xác của động vật, thực vật: RNH2 -> NH3 -> 3 + Từ sự cố định của vi sinh vật: N2 + NH3 -> 2NH3 − + + Từ sự cung cấp của con người: muối 3 , 4
  4. - Vì: − + Khi tưới phân đạm -> cung cấp nguồn ion 3 − + + Mới tưới đạm cây hút 3 chưa kịp biến đổi thành 4 > người ăn - − vào NO 3 bị biến đổi thành 2 > gây ung thư 0.25đ b. Giải thích: Cây vẫn có khả năng quang hợp do vẫn có diệp lục nhưng chúng không có màu xanh vì diệp lục bị các sắc tố phụ át đi. 0.25đ - Chứng minh: Nhúng lá đó vào nước nóng -> sắc tố phụ tan hết và lá có màu xanh. 0.25đ - Cân bằng nội môi: Là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. 0.25đ - Chức năng các bộ phận trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi: + Bộ phận tiếp nhận kích thích: là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. Bộ phận này tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong, ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển. 0.25đ + Bộ phận điều khiển: là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận Câu 5 này có chức năng điều khiển các hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn. 0.25đ + Bộ phận thực hiện: là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu dựa trên tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn từ bộ phận điều khiển để tăng hoặc giảm hoạt động nhằm đưa môi trường trở về trạng thái cân bằng, ổn định. 0.25đ a) Sai. Máu trong động mạch phổi là máu đỏ thẫm, giàu CO2 0.25đ b) Sai. Càng xa tim hệ mạch càng phân nhánh, tiết diện càng lớn, ở mao mạch tiết diện rất lớn nên huyết áp giảm 0.25đ c) Sai. Trẻ em có chu kì tim ngắn hơn. Trẻ em có tỉ lệ S/V lớn tiêu hao Câu 6 năng lượng để duy trì thân nhiệt cao để đáp ứng nhu cầu cơ thể tim phải đập nhanh hơn, do đó chu kì tim ngắn hơn người lớn 0.25đ d) Đúng. Do máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên máu không đi xa đến các cơ quan và bộ phận ở xa tim kích thước cơ thể phải nhỏ 0.25đ - Cơ chế đảm bảo cho sự vận chuyển theo một chiều từ rễ lên lá: + Lực đẩy của rễ - Áp suất rễ: Nhờ hoạt động hô hấp mạnh của rễ tạo nên sự chênh lệch về ASTT của miền lông hút (có ASTT cao) với dung dịch đất(có ASTT thấp) tạo nên sự chênh lệch sức hút nước của các tế bào rễ theo hướng tăng dần từ ngoài vào trong. 0.25đ Câu 7 + Lực hút của lá: Do quá trình thoát hơi nước ở lá diễn ra liên tục làm cho khí khổng mở, CO2 khuếch tán vào để thực hiện quang hợp gây nên sự tăng dần ASTT của các tế bào từ ngoài vào trong, từ rễ lên lá tạo lực kéo cột nước lên. 0.25đ + Lực trung gian: Gồm lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ, lực trung gian này lớn
  5. hơn tác dụng trọng lục của khối lượng cột nước. 0.25đ - Nếu ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể di chuyển ngang theo các lỗ bên vào ống mạch gỗ bên cạnh và tiếp tục di chuyển lên trên. 0.25đ - Vai trò của thoát hơi nước: (Trả lời hết các vai trò mới cho điểm) 0.5đ + Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ có vai trò giúp vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá và đến các bộ phận khác ở trên mặt đất của cây. + Thoát hơi nước có tác dụng hạ nhiệt độ của lá cây giúp nhiệt độ lá luôn ở mức thuận lợi cho hoạt động của các enzim. Câu 8 + Thoát hơi nước giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá cần cho quang hợp. - Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và những cây thân 0.5đ thảo: Vì những cây này thường thấp nên dễ bị trạng thái bão hòa hơi nước do đó khi áp suất rễ đẩy nước từ rễ lên lá theo dòng mạch gỗ thì nước không thoát thành hơi mà đọng lại thành giọt ở mặt dưới lá nơi có nhiều khí khổng và tập trung ở đầu cuối của lá. a. - Cúc là cây ngày ngắn ra hoa vào mùa thu, vì mùa thu thời gian ban đêm bắt đầu dài hơn ban ngày thích hợp cho cúc nở hoa. 0.25đ - Thắp đèn vào mùa thu nhằm rút ngắn thời gian ban đêm, để Cúc không ra hoa. Cúc ra hoa chậm vào mùa đông có cuống dài hơn đoá hoa to, đẹp hơn và bán được giá hơn. 0.25đ Câu 9 b. - Thanh long là cây ngày dài ra hoa vào mùa hè có thời gian ban đêm ngắn hơn ban ngày. 0.25đ - Mùa đông ban đêm dài hơn ban ngày, Thanh long không ra hoa. Để Thanh long có thể ra hoa trái vụ vào mùa đông, phải thắp đèn ban đêm để rút ngắn thời gian đêm dài > cây ra hoa. 0.25đ - Auxin/Xitôkinin: Điều chỉnh sự tái sinh rễ, chồi và ưu thế ngọn. Nếu tỉ lệ nghiêng về auxin thì rễ hình thành mạnh hơn và tăng ưu thế ngọn. Còn ngược lại, chồi bên hình thành mạnh, giảm ưu thế ngọn. 0.25đ - Axit Abxixic/Gibêrelin: Điều chỉnh sự ngủ nghỉ và nảy mầm của hạt. Nếu Câu tỉ lệ nghiêng về axit abxixic thì hạt ngủ, nghỉ. Ngược lại thì nảy mầm. 0.25đ 10 - Auxin/Êtilen: Điều chỉnh sự xanh, chín quả. Nếu nghiêng về auxin thì quả xanh. Ngược lại, thúc đẩy quả chín. 0.25đ - Xitôkinin/Axit Abxixic: Điều chỉnh sự trẻ hoá, già hoá. Nếu nghiêng về xitôkinin thì trẻ hoá và ngược lại. 0.25đ hết