Đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Đức Thọ

doc 7 trang thungat 3640
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Đức Thọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Đức Thọ

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỨC THỌ ĐỀ THI THỬ TS VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: Ngữ văn. MÃ ĐỀ 01 Ngày thi: 26/5/2018. Thời gian làm bài: 90 phút. Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu. Ôi! Văn chương. Trong văn chương dòng dòng chứa chan lòng nhân từ. Chữ chữ bao dung, thương cảm, xót xa, đầy tiếc nuối Giọng thầy đầy trầm ấm nghe êm êm như ru như hát. Tôi còn nhớ thầy bảo rằng như thế nào mới được coi là văn chương. Như thế nào mới được xem một tác phẩm nghệ thuật hài hòa. Rồi thầy phân tích hình tượng “lúa níu anh trật dép” trong bài thơ Thăm lúa của nhà thơ Trần Hữu Thung. Lúa mà như người. Cây lúa có đời sống và dạt dào tình cảm như người. Trong tôi bắt đầu xuất hiện tình yêu văn chương từ khi đó. Ồ! Thì ra văn chương cũng có lời giải như toán học. Thậm chí có nhiều cách giải thông thoáng hơn toán. Đặc biệt, trong văn chương, mỗi người có một cách nhìn, một cách cảm rất khác nhau, phong phú và đa dạng. (Y Phương, Tôi đến đây và tôi ở lại, Văn học và tuổi trẻ, số 1(371) năm 2017) a) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. b) Đoạn văn thể hiện nội dung gì? c) Chỉ rõ ít nhất 02 phép tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn. d) Theo em, vì sao tác giả viết “Thì ra văn chương cũng có lời giải như toán học”? Câu 2: (3,0 điểm) Không phải ước mơ nào cũng có thể trở thành hiện thực nhưng con người sống cần phải biết ước mơ. Viết bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 3: (5,0 điểm) Cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt (Ngữ văn 9, tập một). HẾT Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
  2. PHÒNG GD&ĐT ĐỨC THỌ ĐỀ THI THỬ TS VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: Ngữ văn. MÃ ĐỀ 02 Ngày thi: 26/5/2018. Thời gian làm bài: 90 phút. Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu. Ôi! Văn chương. Trong văn chương dòng dòng chứa chan lòng nhân từ. Chữ chữ bao dung, thương cảm, xót xa, đầy tiếc nuối Giọng thầy đầy trầm ấm nghe êm êm như ru như hát. Tôi còn nhớ thầy bảo rằng như thế nào mới được coi là văn chương. Như thế nào mới được xem một tác phẩm nghệ thuật hài hòa. Rồi thầy phân tích hình tượng “lúa níu anh trật dép” trong bài thơ Thăm lúa của nhà thơ Trần Hữu Thung. Lúa mà như người. Cây lúa có đời sống và dạt dào tình cảm như người. Trong tôi bắt đầu xuất hiện tình yêu văn chương từ khi đó. Ồ! Thì ra văn chương cũng có lời giải như toán học. Thậm chí có nhiều cách giải thông thoáng hơn toán. Đặc biệt, trong văn chương, mỗi người có một cách nhìn, một cách cảm rất khác nhau, phong phú và đa dạng. (Y Phương, Tôi đến đây và tôi ở lại, Văn học và tuổi trẻ, số 1(371) năm 2017) a) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. b) Đoạn văn thể hiện nội dung gì? c) Chỉ rõ ít nhất 02 phép tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn. d) Theo em, vì sao tác giả viết “Trong tôi bắt đầu xuất hiện tình yêu văn chương từ khi đó”? Câu 2: (3,0 điểm) Không phải ước mơ nào cũng có thể trở thành hiện thực nhưng con người sống cần phải biết ước mơ. Viết bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 3: (5,0 điểm) Cảm nhận của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt (Ngữ văn 9, tập một). HẾT Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI THỬ MÔN NGỮ VĂN NGÀY 26.5.2018 I. Hướng dẫn chung: - Hướng dẫn chấm (HDC) có tính định hướng, vì vậy GV cần đọc hiểu kĩ đề và HDC (nắm chắc yêu cầu của đề và năng lực cần đánh giá) để đánh giá chính xác bài làm của học sinh; - Đây là căn cứ để đánh giá công bằng, khách quan bài làm của học sinh, vì vậy giám khảo không tùy tiện điều chỉnh HDC. - Nên xem Đề và HDC là tài liệu tham khảo cho định hướng ôn tập kiểu đề, kĩ năng làm bài cho học sinh. Qua các đề và bài thi thử, GV phát hiện và bổ sung cho học sinh những dạng kiến thức, kĩ năng còn thiếu, còn yếu để đảm bảo các em phủ hết kiến thức, kĩ năng trong chương trình đã được học. II. Hướng dẫn cụ thể: Câu Yêu cầu Điểm 1. Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu. 2.0 a. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. 0.5 b. Đoạn văn thể hiện nội dung: Bộc lộ những cảm nghĩ mới mẻ mà văn chương 0.5 đem đến cho người viết. (Cách diễn đạt khác có thể chấp nhận: bộc lộ tình yêu văn chương của người viết; bộc lộ những nhận thức đầu đời của người viết về văn chương; người viết bộc lộ cảm nhận về sự kì diệu của văn chương; ). c. Chỉ rõ được ít nhất 02 phép tu từ trong số các biện pháp sau: 0.25 (mỗi ý đúng được 0.25; làm hơn 02 ý không cộng thêm điểm) 0.25 - Liệt kê: bao dung, thương cảm, xót xa, đầy tiếc nuối - Điệp ngữ: như thế nào, như thế nào, ; văn chương, văn chương, - So sánh: lúa (như) người, văn chương (cũng có lời giải như) toán học. - Nhân hóa: “lúa níu anh trật dép”. d. Hướng giải thích đúng: Viết “Thì ra văn chương cũng có lời giải như toán Đề 01 học” bởi vì tác giả đã nhận ra được nhiều điều đúng đắn, thú vị từ văn chương, không kém thú vị so với toán học. 0.5 Giải thích không đúng như trên. 0.0 d. Hướng giải thích đúng: Viết “Trong tôi bắt đầu xuất hiện tình yêu văn chương 0.5 Đề 02 từ khi đó” bởi vì tác giả đã cảm nhận được thời điểm những vẻ đẹp kì diệu của văn chương thay đổi nhận thức của mình. Giải thích không đúng như trên. 0.0 2. Không phải ước mơ nào cũng có thể trở thành hiện thực nhưng con người 3.0 sống cần phải biết ước mơ. Viết bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ về ý kiến trên. a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ phần Mở bài, 0.25 Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài làm rõ vấn đề nghị luận, triển khai được các luận điểm; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. Thí sinh có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ
  4. và căn cứ xác đáng, có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: một vấn đề tư tưởng, đạo lý – con người 0.25 sống cần có mơ ước, lý tưởng. c. HS triển khai vấn đề thành các luận điểm cụ thể, rõ ràng. Thí sinh có thể 2.5 bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.Có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu và trình tự cơ bản sau: 0.25 c.1. Giới thiệu vấn đề nghị luận: con người sống cần có mơ ước, lý tưởng. c.1. Làm sáng tỏ vấn đề nghị luận - Giải thích: Ước mơ là những điều tốt đẹp mà con người thiết tha mong muốn làm được, mong muốn đi tới, đạt tới. Không phải ước mơ nào cũng có thể trở thành hiện thực: thực tế, trong rất nhiều mong muốn của con người, có nhiều 0.5 mong muốn không đạt được. Nhưng con người sống cần phải biết ước mơ: khẳng định ý nghĩa quan trọng của mơ ước đối với cuộc sống con người. => Qua hai vế tương phản, câu nói muốn nhấn mạnh: Dù có những ước mơ không thể trở thành hiện thực nhưng cuộc sống của con người luôn cần phải biết ước mơ. - Bàn luận: Ước mơ là động lực giúp con người vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống; nỗ lực thay đổi cuộc sống, làm nên giá trị của cuộc 0.5 sống. Ước mơ làm nên sức sống, góp phần tạo nên một thế giới tốt đẹp (Cần có dẫn chứng làm sáng rõ từng luận cứ). Khi không biết ước mơ, con người ta sẽ ra sao? Con người dễ bi quan trước khó khăn, trở ngại; chấp nhận thực tại, không vươn lên để thay đổi; sống thiếu niềm tin, không có hy vọng, (Cần có dẫn chứng làm sáng rõ từng luận cứ) - Liên hệ, mở rộng: Ước mơ gần gũi với lý tưởng sống, ước mơ là biểu hiện 0.5 của lý tưởng sống. Cần phân biệt ước mơ với những mong muốn viển vông, không thực tế; phân biệt ước mơ với những mong muốn không chính đáng, đi ngược lại các giá trị đạo đức, văn hóa, pháp luật. - Bài học nhận thức và hành động: Cần biết ước mơ để vươn tới thành công, hạnh phúc. (Ai đó nói rằng “Nhân loại nhờ có ước mơ mà trở nên vĩ đại”). Để 0.5 ước mơ thành hiện thực, chúng ta phải nỗ lực hành động trong thực tế. “Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có”(Lỗ Tấn). Khi mơ ước không thành hiện thực, con người cần giữ niềm tin vào cuộc sống, không từ bỏ những mục tiêu tốt đẹp để không ngừng phấn đấu làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. 0.25 c.3. Khẳng định vấn đề nghị luận. HS có thể khẳng định tầm quan trọng của vấn đề, thể hiện thái độ d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới 0.25 mẻ về vấn đề. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng 0.25 từ, đặt câu. 3. Cảm nhận của em về hình ảnh thơ trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt 5.0
  5. Mã đề 01 Cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt (Ngữ văn 9, tập một). a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ phần Mở bài, 0.25 Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài làm rõ vấn đề nghị luận, triển khai được các luận điểm - Cần thể hiện năng lực đọc hiểu qua việc trích dẫn và phân tích các dẫn chứng cụ thể (phân tích nội dung, các dấu hiệu nghệ thuật đặc sắc); Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: cảm nhận hình ảnh người bà trong bài 0.25 thơ. c. HS triển khai vấn đề thành các luận điểm cụ thể, rõ ràng. Có thể trình 4.0 bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau. Đây là hướng tham khảo: c.1. Giới thiệu vấn đề nghị luận: hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa. 0.5 c.2. Cảm nhận hình ảnh người bà - Xác định vị trí của hình ảnh Bếp lửa của Bằng Việt đã khắc hoạ rõ nét hình ảnh người bà trong ký ức của đứa cháu xa quê. Xuyên suốt mạch cảm xúc và bố cục của bài thơ, hình 0.25 ảnh người bà có vị trí quan trọng trong bài thơ, là đối tượng để người cháu bộc lộ nỗi nhớ, lòng kính yêu. Qua những tình cảm ấy, hình ảnh người bà hiện lên chân thực, gợi nhiều ý nghĩa sâu sắc. - Trình bày cảm nhận + Đó là người bà của những năm đói mòn đói mỏi, những năm kháng chiến, gia đình neo vắng, bà với cháu cùng nhau chống đỡ với nắng mưa, bom đạn, Cuộc đời bà đầy gian truân, vất vả. Một đời người lận đận, và trải 0.5 qua bao mưa nắng gian khó của cuộc đời. (phân tích dẫn chứng) + Đó là người bà tảo tần, nhẫn nại hi sinh khuya sớm nuôi dạy cháu nên người: bà kể chuyện, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học Cháu ở cùng bà, 1.0 bà bảo cháu nghe/ Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học - Các từ ngữ bà bảo, bà dạy, bà chăm đã diễn tả một cách sâu sắc thấm thía tấm lòng đôn hậu, tình yêu thương bao la, sự chăm chút của bà đối với đứa cháu sống xa bố mẹ. Bà luôn chở che cho cháu trong những ngày kháng chiến gian khổ, thiếu thốn. Bà yêu thương cháu hết mực: “Mấy chục năm rồi tâm tình tuổi nhỏ”. (phân tích dẫn chứng) + Bà là chỗ dựa tinh thần của cháu, của gia đình: năm giặc đốt làng bình yên. Tình cảm yêu thương của bà như ngọn lửa ấm nồng cháy mãi: Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh/ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên; Rồi sớm rồi chiều dai dẳng ; Trong tâm trí của đứa cháu yêu bà, bà luôn 1.0 là người nhóm lên niềm vui sự sống. Đó là ngọn lửa được nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà - ngọn lửa của sức sống, của lòng yêu thương, niềm tin. Bằng tình yêu thương của mình bà đã đem đến cho cháu, cho mọi người một nguồn tình cảm ấm áp, tràn đầy yêu thương.(phân tích dẫn chứng) Hình ảnh người bà luôn gắn với bếp lửa, ngọn lửa. Bà là người nhóm lửa cũng là người luôn giữ cho ngọn lửa ấm nóng và truyền cho ngọn lửa ấy toả
  6. sáng trong các thế hệ. - Đánh giá: Hình ảnh người bà được khắc họa bằng sự kết hợp nhiều yếu tố nghệ thuật. Bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm, tự sự và 0.25 miêu tả. Hình ảnh người bà gắn với hình ảnh bếp lửa chính là điểm tựa để triển khai dòng cảm xúc và suy nghĩ của tác giả. Bếp lửa trở thành tên gọi của bài thơ cảm động về tình bà cháu giản dị, thiêng liêng, qua đó thể hiện tình cảm gia đình, quê hương đất nước sâu sắc. c.3. Khẳng định vấn đề nghị luận. Khẳng định ý nghĩa của hình ảnh đối với 0.5 thành công của tác phẩm. d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải 0.25 mới mẻ về vấn đề. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, 0.25 đặt câu. Mã đề 02 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ phần Mở bài, 0.25 Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài làm rõ vấn đề nghị luận, triển khai được các luận điểm – Cần thể hiện năng lực đọc hiểu qua việc trích dẫn và phân tích các dẫn chứng cụ thể (phân tích nội dung, các dấu hiệu nghệ thuật đặc sắc); Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: cảm nhận hình ảnh bếp lửa trong bài 0.25 thơ. c. HS triển khai vấn đề thành các luận điểm cụ thể, rõ ràng. Có thể trình 4.0 bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: c.1. Giới thiệu vấn đề nghị luận: hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa. 0.5 c.2. Cảm nhận hình ảnh người bà - Xác định vị trí của hình ảnh Bếp lửa của Bằng Việt đã khắc hoạ ấn tượng hình ảnh bếp lửa trong ký ức của đứa cháu xa quê. Xuyên suốt mạch cảm xúc và bố cục của bài thơ, hình 0.25 ảnh bếp lửa có vị trí quan trọng trong bài thơ (xuất hiện 10 lần), là điểm tựa để người cháu bộc lộ nỗi nhớ, lòng kính yêu về bà. Hình ảnh gần gũi, giản dị đã trở thành một hình tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa. - Trình bày cảm nhận + Là hình ảnh thực, quen thuộc, gần gũi với mỗi người Việt Nam. Nó là hình ảnh của kỉ niệm ấu thơ gắn với bóng dáng một người bà cụ thể, có thật 1.0 của nhà thơ; gắn với những kỉ niệm, mốc thời gian lịch sử. Bếp lửa gắn với những khó khăn gian khổ của đời bà: Bếp lửa gợi ra thời gian dằng dặc bà phải chịu đựng vất vả (Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa). Bếp lửa gợi nhớ bà tần tảo trong tình thương vô bờ của đứa cháu ở cùng bà (Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc). + Bếp lửa còn tượng trưng cho lòng bà yêu thương, độ lượng, chở che, bao bọc cháu con vượt lên những năm tháng đói nghèo, chiến tranh, để trưởng 1.0 thành, khôn lớn. Bếp lửa là tình bà ấm nóng, bếp lửa là tay bà chăm chút. Bà nhóm lên bếp lửa là nhóm lên niềm vui, sự sống ( bếp lửa ấp iu nồng đượm; nhóm niềm yêu thương; nhóm tâm tình ). Bà nhóm lên tình yêu thương dành cho mọi người, cho cháu ( ngọn lửa lòng bà ủ sẵn; ngọn lửa chứa
  7. niềm tin dai dẳng ). Bếp lửa bà nhen không chỉ băng nhiên liệu ở ngoài mà còn được nhen lên từ ngọn lửa trong lòng bà: ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin Bà là người giữ lửa, truyền lửa của sự sống, của niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. - Bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn Người cháu xa quê luôn nhớ thương về gia đình, quê hương, đất nước qua hình ảnh bếp lửa (khổ 7). Bếp lửa bình dị mà thiêng liêng kỳ diệu. 0.5 Bằng Việt đã sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng để thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn đối với người bà thân yêu của mình. Trong hình ảnh bếp lửa ấy, người đọc còn cảm nhận rất rõ tình yêu gia đình, quê hương đất nước của nhà thơ. - Đánh giá: Bếp lửa đã xuất hiện 10 lần trong bài thơ cùng với sự hiện diện của người bà, là hình tượng nghệ thuật sóng đôi cùng người bà để làm nổi 0.25 bật lên vẻ đẹp của người bà. Với ý nghĩa như vậy, Bếp lửa trở thành tên gọi của bài thơ cảm động về tình bà cháu giản dị, thiêng liêng, qua đó thể hiện tình cảm gia đình, quê hương đất nước sâu sắc. c.3. Khẳng định vấn đề nghị luận. Khẳng định ý nghĩa của hình ảnh đối với 0.5 thành công của tác phẩm. d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải 0.25 mới mẻ về vấn đề. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, 0.25 đặt câu. - HẾT -