Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

pdf 5 trang thungat 2290
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2017_2018_co_dap_a.pdf

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2017 – 2018 Câu 1. (2 điểm) Đọc đoạn trích sau Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên: - Cơm sôi rồi, chắt nước dùm cái! – Nó cũng lại nói trổng. Tôi lên tiếng mở đường cho nó: - Cháu phải gọi “ Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy. Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên: - Cơm sôi rồi, nhão bây giờ! Anh Sáu vẫn ngồi im ( ) a. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào, do ai sáng tác b. Xác định câu chứa hàm ý trong đoạn trích trên. Cho biết hàm ý của câu nói là gì? Câu 2. ( 3 điểm) Viết một bài văn ngắn ( khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu ngạn ngữ Hi Lạp: Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa trái lại ngọt ngào. Câu 3. ( 5 điểm) Phân tích và cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ 1
  2. GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1 a. Đoạn trích trên được trích từ văn bản “ Chiếc lược ngà”, do nhà văn Nguyễn Quang Sáng sáng tác b. – Câu chứa hàm ý là: “ Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!” - Hàm ý: Muốn và giục anh Sáu chắt nước thật nhanh cho mình, không thì cơm sẽ nhão mất Câu 2 Mở bài: dẫn dắt, giới thiệu cậu ngạn ngữ và khái quát vấn đề mà câu ngạn ngữ đưa ra cho chúng ta bàn luận Thân bài 1. Giải thích ( từ khóa, từ khó) - “ Chùm rễ đắng cay”: vất vả, khó khăn, thử thách - “ Hoa trái ngọt ngào”: thành quả nhất định đạt được sau những khó khăn. 2. Bàn luận * Vì sao “học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa trái lại ngọt ngào”? ( lí lẽ) - Trên con đường chinh phục thành công trong học tập không chỉ toàn thuận lợi, mà còn có cả những chông gai, trở ngại muốn tới đích thành công thì phải vượt qua được những “ chùm rễ đắng cay”, những thử thách, khó khăn đó thì mới mong gặt hái được “ quả ngọt”. * Biểu hiện ( dẫn chứng) - Nhà bác học Đác – uyn trước đó từng bị giáo viên của mình nhận xét là ông “ quá chậm để có thể bắt đầu học mọi thứ”, thậm chí từng bị đuổi việc vì bị cho rằng không có năng lực vượt qua khó khăn, nỗ lực, kiên trì tự học để phát minh ra chiếc bóng đèn điện cho toàn nhân loại 2
  3. - Thầy Nguyễn Ngọc Ký trải qua đau đớn, gian nan khi tập viết bằng chân nhà giáo ưu tú, nhà văn, người truyền cảm hứng cho bao lứa thanh – thiếu niên 3. Mở rộng, nâng cao - Phê phán những thái độ đối lập: còn nhiều trường hợp muốn đạt được thành công trong học vấn nhưng còn chưa nỗ lực phấn đấu, nhiều người còn dùng những mánh khóe để có được kết quả học tập một cách gian lận - Liên hệ với những câu nói cùng chung ý nghĩa + Sự học như đi thuyền trên dòng nước ngược, không tiến ắt phải lùi + Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng Kết bài - Rút ra bài học kinh nghiệm và liên hệ bản thân Câu 3 Mở bài: giới thiệu về tác giả, tác phẩm và về nhân vật Vũ Nương ( mở bài) - Nguyễn Dữ là một trí thức học rộng tài cao, người Hải Dương sống khoảng TK XVI, tác giả của Truyền kì mạn lục” - áng thiên cổ tùy bút của muôn đời. - “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong hai mươi chương truyện của tác phẩm này - Vũ Nương là nhân vật chính, trung tâm đại diện cho vẻ đẹp truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, góp phần thể hiện ý đồ nghệ thuật và nội dung tư tưởng của ông. Thân bài: Phân tích và cảm nhận nhân vật Vũ Nương 1. Giới thiệu chung: Vũ Nương là một người tư dung tốt đẹp ( nhan sắc xinh đẹp, phẩm chất cao quý). Trương Phi – con nhà hào phú mến vì dung hạnh, xin mẹ trăm lạng vàng cưới về làm vợ. Vẻ đẹp toàn diện này được thông qua lời giới thiệu của chính tác giả ở phần đầu truyện. 2. Phân tích + cảm nhận * Là người mẹ, người vợ đảm đang, người con dâu hiếu thảo 3
  4. - Khi Trương Sinh đi lính, một mình gánh vác, quán xuyến gia đình, một mình nuôi dạy con thơ và chăm sóc mẹ già. Mẹ chồng ốm thì thuốc thang ân cần, nâng giấc đỡ đần, cầu cúng thần phật. Lời trăng trối của bà cụ trước khi mất -> cảm tạ chân thành tới con dâu -> tô đậm hơn lòng hiếu thảo của Vũ Nương. Nàng còn là người nết na thủy chung ,giữ gìn khuôn phép để gia đình không thất hòa - Chồng đi lính: tâm sự, lo lắng, chỉ mong chồng trở về bình yên chứ không màng công danh. Giữ gìn dung hạnh trong suốt 3 năm trời ròng rã, bỏ cả điểm trang, máy áo rét gửi người ải xa Khi chồng trở về, Vũ Nương đối mặt với nỗi oan về sự thất tiết. Nàng dùng lời lẽ dịu dàng khuyên chồng để giữ vững hạnh phúc gia đình. * Giàu lòng vị tha - Bị nghi oan song chưa một lời trách móc chồng, chỉ van xin thanh minh để chồng hiểu và mong muốn biết nguyên nhân cái oan. - Dưới thủy cung sẵn sàng tha thứ cho chồng. (chi tiết gửi thiếp hoa vàng cho Phan Lang nhờ đưa cho Trương Sinh, kêu lập đàn giải oan => chứng tỏ nàng hoàn toàn tha thứ cho chồng) => Chị mang phẩm chất truyền thống của người phụ nữ Việt Nam . - Tuy nhiên chị lại phải chịu một số phận bất hạnh, phải chịu cảnh sống cô đơn, vất vả cả về mặt thể xác lẫn tinh thần. Do lời nói ngây thơ của con nhỏ mà chị bị chồng nghi oan, đuổi ra khỏi nhà, sau cùng phải trẫm mình trên sông Hoàng Giang. Sau này khi sống dưới thủy cung có được cuộc sông đầy đủ nhưng chị vẫn không thực sự hạnh phúc bởi nỗi nhớ chồng con đau đáu, khôn nguôi. Ta không khỏi thương cảm và xót xa cho nàng! 3. Bình luận mở rộng - Vũ Nương là nhân vật được khắc họa góp phần thể hiện nội dung tư tưởng và bút pháp nghệ thuật đặc sắc của tác giả Nguyễn Dữ. - Qua số phận của nhân vật Vũ Nương, tác giả cho ta thấy được bản chất của xã hội phong kiến đương thời: trọng nam khinh nữ, lắm bất công, chiến tranh phi lí làm chia li xa cách con người. - Nhân vật Vũ Nương được khắc họa bởi những đặc sắc nghệ thuật: nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình, không khí huyền ảo, chênh chao giữa hai bờ hư – thực. 4
  5. Kết bài: Bày tỏ thái độ về nhân vật + đánh giá chung lại vấn đề + dấu ấn cá nhân - Khẳng định và ghi nhận vẻ đẹp, phẩm chất truyền thống của Vũ Nương, đây cũng là nét chung của người phụ nữ Việt Nam trong thời kì phong kiến: tư dung tốt đẹp nhưng chịu nhiều bất công ngang trái trong tình yêu. - Bộc lộ niềm thương cảm đối với những số phận oan nghiệt của họ. Đồng thời, lên án chiến tranh phong kiến đã làm chia li hạnh phúc đôi lứa, lên án chế độ xã hội phong kiến nam quyền, bất công. 5