Giáo án Bổ túc môn Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 22+23: Bài viết số 2 Nghị Luận văn học - Năm học 2019-2020

doc 6 trang thungat 5310
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bổ túc môn Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 22+23: Bài viết số 2 Nghị Luận văn học - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_bo_tuc_mon_ngu_van_lop_12_tiet_2223_bai_viet_so_2_ng.doc

Nội dung text: Giáo án Bổ túc môn Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 22+23: Bài viết số 2 Nghị Luận văn học - Năm học 2019-2020

  1. Ngày soạn: 30/09/2019 TIẾT 22-23: LÀM VĂN BÀI VIẾT SỐ 2: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC I. MỤC ĐÍCH RA ĐỀ KIỂM TRA 1.Kiến thức - Củng cố kiến thức về văn nghị luận văn học. - Vận dụng kiến thức để viết được bài văn nghị luận văn học. 2. Kĩ năng - Đọc- hiểu văn bản. - Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, các thao tác lập luận trong bài nghị luận văn học như giải thích, phân tích, bác bỏ, so sánh, bình luận - Rèn luyện kĩ năng làm một bài văn nghị luận văn học đạt hiệu quả cao. 3. Thái độ - Hình thành thái độ sống đúng đắn - Nghiêm túc trong quá trình làm bài 4. Năng lực hướng tới - Năng lực thu thập, lựa chọn và xử lý thông tin, dẫn chứng tiêu biểu để tạo lập VBNLVH. - Năng lực xây dựng cấu trúc, dàn ý cho một bài văn nghị luận VH. - Năng lực giải quyết vấn đề đặt ra trong đời sống. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức kiểm tra: Tự luận - Thời gian: 90 phút III. THIẾ T LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
  2. Mức độ cần đạt Tổng Nội dung Vận dụng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao I. - Ngữ liệu: VB - Xác định thể - Bày tỏ quan - Suy nghĩ Đọc thuộc PCNN thơ. điểm của của bản hiểu nghệ thuật. bản thân với thân về - Chỉ ra các chi ý vấn đề rút - Tiêu chí lựa tiết trong văn ra từ văn chọn ngữ bản. kiến của tác bản. liệu: một bài giả đưa ra thơ ngắn trong văn bản. Tổng Số câu 2 1 1 4 Số điểm 1,0 1,0 2,0 4,0 Tỉ lệ 10 % 10 % 20 % 40 % II. Nghị luận - Viết bài Làm văn học văn NLVH văn - Nghị luận một bài thơ Tổng Số câu 1 1 Số điểm 6,0 6,0 Tỉ lệ 60 % 60 % Tổng Số câu 2 1 1 1 5 cộng Số điểm 1,0 1,0 2,0 6,0 10,0 Tỉ lệ 10 % 10 % 20 % 60 % 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ THEO MA TRẬN SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 2 – NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG THPT BÙI DỤC TÀI MÔN: Ngữ văn – Lớp 11 Thời gian làm bài: 90 phút(Không kể thời gian giao đề)
  3. I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc bài thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu: Luôn có một con đường ở trước bạn Con đường dài mà bạn đang đi, hướng tới đích Có một con đường ngắn hơn, cũng ở đó Con đường nhỏ, ngắn và dễ đi hơn Nó không dài, không tốn thời gian và không có một chướng ngại vật nào. Nhưng Con đường nhỏ ấy Nó bỏ qua rất nhiều thứ Nó không cho bạn một tí kinh nghiệm nào Nó không làm cho bạn mạnh mẽ hơn Nó không làm cho bạn tốt hơn Và nó luôn là con đường sai. Nhưng Con người vẫn đi con đường nhỏ ấy Những kẻ trộm đi con đường ấy để trở thành kẻ giàu Những kẻ lừa dối đi con đường ấy để trở nên thành công Chúng dễ dàng đạt được những thứ người khác đạt được một cách khó nhọc Chúng trở nên thành công với những ý nghĩ vô học Liệu chúng có thể tồn tại? (Đường tắt- Đặng Chân Nhân, tập thơ Giờ thứ 38, NXB Hội Nhà văn, 2009) Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên? (0.5) Câu 2. Anh/ Chị hiểu thế nào là: con đường dài và con đường nhỏ trong bài thơ? (0.75) Câu 3. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của tác giả trình bày trong đoạn 3 không? Lí giải? (0.75) Câu 4. Viết đoạn văn ngắn (7-10 dòng) trình bày suy nghĩ về con đường anh/ chị lựa chọn? (2.0} II. LÀM VĂN ĐỀ : Cảm nhận về hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương. HƯỚNG DẪN CHẤM I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 -Thể thơ: tự do 0,5 Câu 2 - Con đường dài: Là con đường mà chúng ta đang đi, là biểu tượng cho hành 0,75 trình gian khó, mỗi người đi cần phải nỗ lực, bằng khả năng thực tế, bằng kinh nghiệm để đạt được mục đích, gặt hái được thành công. - Con đường tắt: Là ẩn dụ cho một hành trình ngắn hơn, không phải khó nhọc
  4. nhưng phải dùng thủ đoạn với những luồn lách, thậm chí gian trá để có thể được hưởng thành quả Câu 3 -Hs có lựa chọn và cách giải thích khác nhau (tuy nhiên đối với những 0,75 suy nghĩ lệch lạc thì không cho điểm) Câu 4 -Đảm bảo hình thức đoạn văn 0,25 -Xác định đúng vấn đề nghi luận 0,25 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng đảm bảo các ý: 1,0 - Nêu và giải thích về con đường (quan điểm, lối sống) mình lựa chọn - Phân tích, bàn luận: + Con đường đi đến mục đích luôn có nhiều khó khăn, thử thách cả thất bại + Đi trên con đương đó con người rèn được bản lĩnh, phẩm chất đạo đức quý báu, đạt được thành công lâu bền, góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn + Phê phán những kẻ ngại khó, ngại khổ, hám lợi bất chính -Không mắc lỗi chính tả , diễn đạt 0,25 -Sáng tạo 0,25 II. PHẦN LÀM VĂN Ý Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận 0,25 b.Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,5 c.Triển khai các luận điểm nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản đảm bảo những yêu cầu sau: 1.Giới thiệu được vấn đề nghị luận. 0,5 - Dẫn dắt vấn đề - Thương vợ của Trần Tế Xương là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về hình tượng người phụ nữ. Bài thơ đã thể hiện thành công hình tượng bà Tú Hình tượng bà Tú nổi lên là một người phụ nữ vất vả lam lũ 1,5 - Hoàn cảnh bà Tú: mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội “mom sông”
  5. Ý Nội dung Điểm + Thời gian “quanh năm”: làm việc liên tục, không trừ ngày nào, hết năm này qua năm khác + Địa điểm “mom sông”: phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định. ⇒ Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi - Sự vất vả, lam lũ được thể hiện trong sự bươn chải khi làm việc: +”Lặn lội”: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng + Hình ảnh “thân cò”: gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn ⇒ gợi tả nỗi đau thân phận và mang tình khái quát + “khi quãng vắng”: thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu ⇒ Sự vất vả gian truân của bà Tú càng được nhấn mạnh thông qua nghệ thuật ẩn dụ + Eo sèo buổi đò đông: gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc + Buổi đò đông: Sự chen lấn, xô đẩy trong hoàn cranh đông đúc cũng chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu - Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hoán dụ, ẩn dụ, sáng tạo từ hình ảnh dân gian nhấn mạnh sự lao động khổ cực của bà Tú. ⇒ Thực cảnh mưu sinh của bà Tú: Không gian, thời gian rợn ngợp, nguy hiểm đồng thời thể hiện lòng xót thương da diết của ông Tú. Hình tượng bà Tú với những nét đẹp và phẩm chất đáng quý, đáng trọng 1,5 - Tuy hoàn cảnh éo le vất vả, nhưng bà Tú vẫn chu đáo với chồng con: “đủ năm con với một chồng”: một mình bà Tú phải nuôi cả gia đình, không thiếu ⇒ Bà Tú là người đảm đang, chu đáo với chồng con. - “Một duyên hai nợ”: ý thức được việc lấy chồng là duyên nợ nên “âu đành phận”, không than vãn “dám quản công”: Đức hy sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, ở bà hội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại. ⇒ Cuộc sống vất vả gian truân nhưng càng làm nổi bật phẩm chất cao đẹp của bà Tú: đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú ⇒ Đó cũng là vẻ đẹp chung cho nhiều phụ nữ trong xã hội phong kiến
  6. Ý Nội dung Điểm 0,25 Nghệ thuật thể hiện thành công hình tượng bà Tú 0,25 - Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm. - Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ của văn học dân gian. - Hình tượng nghệ thuật độc đáo. - Việt hóa thơ Đường - Khẳng định lại những phẩm chất tốt đẹp của bà Tú 0,5 - Trình bày suy nghĩ bản thân. d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, mới mẻ; suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 0,5 nghị luận e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 0,25 tiếng Việt. I+ II Tổng điểm 10,0